EU lùi thời hạn áp thuế trả đũa Mỹ

Liên minh châu Âu (EU) đã lùi thời hạn áp thuế trả đũa đối với hàng hóa Mỹ sau khi Mỹ áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu hồi đầu tháng.

Các biện pháp đối phó, bao gồm tăng thuế đối với rượu whisky Mỹ, dự kiến có hiệu lực từ ngày 1/4 theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, theo thông báo của Ủy ban châu Âu (EC) ngày 20/3, toàn bộ biện pháp sẽ có hiệu lực cùng lúc vào giữa tháng Tư, tùy thuộc vào quá trình đàm phán.

Ngoài rượu whisky, giai đoạn đầu tiên áp dụng thuế 50% đối với thuyền máy và mô tô từ Mỹ. Giai đoạn thứ hai, dự kiến có hiệu lực ngày 13/4, bao gồm thuế đối với bia, gia cầm, thịt bò và các sản phẩm nông nghiệp như đậu tương, cà chua và mâm xôi. Hiện cả hai giai đoạn, ảnh hưởng đến khoảng 28 tỷ USD hàng hóa xuất khẩu của Mỹ, sẽ có hiệu lực vào ngày 13/4.

Phát ngôn viên EC, ông Olof Gill, cho biết việc hoãn giai đoạn một nhằm tạo thêm thời gian đàm phán với chính quyền Mỹ. Ông Gill khẳng định việc điều chỉnh thời gian này không làm giảm tác động của phản ứng của EU.

Quảng cáo

Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ công bố nhiều loại thuế mới đối với hàng hóa nhập khẩu từ khắp nơi trên thế giới vào ngày 2/4. Ông cũng cho biết sẽ công bố thuế mới, cao hơn đối với các mặt hàng như gỗ, ô tô và đồng.

Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Hội đồng Rượu chưng cất Mỹ Chris Swonger đánh giá đây là một diễn biến tích cực và mang lại hy vọng cho các nhà chưng cất rượu Mỹ về việc tránh được thuế 50% đối với rượu whisky. Ông Trump đã đe dọa áp thuế 200% đối với rượu vang và đồ uống có cồn của châu Âu sau khi EU công bố các biện pháp đối phó.

Các nhà phân tích của công ty dịch vụ tài chính TD Cowen cho rằng việc EU phải chịu thuế cao hơn là điều không thể tránh khỏi, vấn đề chỉ là mức độ cao đến đâu. Thuế trả đũa sẽ không chỉ nhắm vào các quốc gia áp thuế cao hơn đối với hàng xuất khẩu của Mỹ so với mức thuế Mỹ áp dụng đối với hàng hóa của các quốc gia đó.

Ông Trump cho biết chính quyền của ông cũng sẽ xem xét các biện pháp khác, chẳng hạn như thuế giá trị gia tăng, mà ông cho là "có tính trừng phạt hơn nhiều so với thuế quan", cũng như thuế dịch vụ kỹ thuật số. Nhiều quốc gia thành viên trong số 27 quốc gia của EU đang áp dụng một hoặc cả hai loại thuế này.

Ủy viên thương mại EU Maros Sefcovic cho rằng việc trì hoãn áp thuế có thể là một phần chiến lược để EU thể hiện thiện chí trong quá trình cân nhắc thuế quan. Ông cũng cho biết vào ngày 2/4, EC sẽ đánh giá các hành động của Mỹ để "điều chỉnh phản hồi cho phù hợp".

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán Mỹ phục hồi mạnh mẽ

Chứng khoán Phố Wall đã bật tăng trở lại trong phiên ngày 22/4, khi các bình luận lạc quan từ quan chức Mỹ về tiến trình đàm phán thương mại với Trung Quốc đã xoa dịu tâm lý thị trường.

Khối ngoại tiếp đà mua ròng gần 200 tỷ đồng phiên đầu tuần, ngược chiều "xả" mạnh một mã chứng khoán Ông Trump chỉ trích Fed, thị trường chứng khoán Mỹ lao dốc

Chứng khoán châu Á diễn biến ngược chiều trước rủi ro chính sách tại Mỹ

Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 22/4, khi những bất đồng giữa Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) gây xáo trộn trên các sàn giao dịch toàn cầu.

Thị trường chứng khoán châu Á sụt giảm sau cảnh báo từ Nvidia Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Ủy ban châu Âu khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble

Ủy ban châu Âu (EC) vừa chính thức khởi động điều tra Coca-Cola và Procter & Gamble nhằm làm rõ cáo buộc rằng hai “ông lớn” này đã có hành vi cản trở thương mại xuyên biên giới trong EU.

Đối tác cung cấp bao bì cho Unilever, Coca-Cola, Pepsi, Vinamilk sắp rời sàn chứng khoán sau khi về tay đại gia Thái Lan Phân tích nguyên nhân giá socola trên toàn cầu chuẩn bị lập kỷ lục mới

Trung Quốc sẽ đáp trả các nước "nhượng bộ" Mỹ về thuế quan

Trung Quốc tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả với các nước “nhượng bộ” Mỹ về thuế quan, gây bất lợi cho nước này, trong bối cảnh nhiều nước đang gấp rút tìm kiếm các điều khoản có lợi từ Nhà Trắng.

Nóng: Trung Quốc tuyên bố không nhượng bộ, áp thuế 125% với hàng hoá của Mỹ EU dọa áp thuế trả đũa hàng trăm sản phẩm Mỹ nếu đàm phán thất bại

Mỹ siết chặt xuất khẩu chip sang Trung Quốc: Lợi bất cập hại?

Hai “ông lớn” ngành bán dẫn là Nvidia và Advanced Micro Devices (AMD) dự kiến chịu tổn thất tài chính lớn do các yêu cầu cấp phép mới của Mỹ đối với chất bán dẫn xuất khẩu sang Trung Quốc.

Cú sụt giảm chưa từng có trong lịch sử Mỹ: 279 tỷ USD vốn hoá Nvidia bị thổi bay trong 1 ngày, cổ phiếu bán dẫn toàn cầu nhuốm đỏ Những “ông lớn” sẽ bị ảnh hưởng ra sao khi Mỹ áp thuế bán dẫn?