Masan tăng tốc trả nợ, tiền mặt giảm hơn 6.000 tỷ đồng

Trong quý đầu năm 2025, lượng tiền mặt và tương đương tiền của Masan đã giảm 6.053 tỷ đồng, xuống 13.173 tỷ đồng, tương đương giảm 31,5% so với đầu năm.

Masan tăng tốc trả nợ, tiền mặt giảm hơn 6.000 tỷ đồng

Báo cáo tài chính quý I/2025 của Công ty CP Tập đoàn Masan (Masan Group, mã MSN) cho thấy, tại ngày 31/3/2025, tổng tài sản của Masan ở mức 143.152 tỷ đồng, giảm 4.436 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do lượng tiền mặt và tương đương tiền giảm mạnh 6.053 tỷ đồng, tương ứng giảm 31,5% so với đầu kỳ, xuống 13.173 tỷ đồng; hàng tồn kho cũng giảm gần 1.000 tỷ, xuống 9.798 tỷ.

Đến cuối quý I, nợ phải trả của công ty ở mức 99.824 tỷ đồng, giảm hơn 7.000 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó, nợ vay và nợ trái phiếu chiếm 61,4%, tương đương hơn 61.300 tỷ đồng, giảm 4.236 tỷ đồng (giảm 3,4%) so với đầu năm. Hệ số nợ vay trên vốn chủ sở hữu ở mức 1,25 lần.

Trong quý I, Masan huy động thêm 13.465 tỷ đồng từ đi vay và phát hành trái phiếu nhưng đồng thời cũng chi gần 18.700 tỷ đồng để trả nợ gốc vay, trái phiếu, tăng 4.845 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tại ngày 31/3/2025 công ty có 24.206 tỷ đồng nợ vay, trái phiếu và nợ thuê tài chính ngắn hạn, trong đó có 8.631 tỷ đồng phải trả trong 12 tháng tới. Trong khi đó, nợ vay, trái phiếu và nợ thuê tài chính dài hạn là hơn 37.107 tỷ đồng, giảm hơn 1.700 tỷ đồng so với con số ghi nhận hồi đầu năm.

Tỷ lệ nợ ròng/EBITDA của Masan tại thời điểm cuối quý I/2025 duy trì ở mức 2,9x, tương đương quý IV/2024 nhờ dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cải thiện và giảm nợ vay.

Về tình hình kinh doanh, quý I/2025 Masan ghi nhận doanh thu thuần đạt 18.897 tỷ đồng, tăng nhẹ 0,2% so với cùng kỳ. Giá vốn giảm 6,4% xuống hơn 12.700 tỷ đồng, giúp lãi gộp tăng 17,9% lên 6.194 tỷ đồng, biên lãi gộp đạt 32,8%, cải thiện đáng kể so với mức 27,9% của cùng kỳ năm 2024.

Quảng cáo

Trong cơ cấu doanh thu của Masan thị trường trong nước đóng góp 18.599 tỷ đồng, tương đương 98,4%, tăng 18,1% so với cùng kỳ; trong khi doanh thu từ thị trường nước ngoài chỉ chiếm 297 tỷ đồng, giảm tới 95,4% so với cùng kỳ.

Doanh thu tài chính nhích nhẹ lên 577 tỷ đồng. Trong khi tổng các chi phí được kiểm soát tương đương cùng kỳ, ở mức hơn 6.400 tỷ đồng.
Kết quả công ty báo lãi sau thuế quý I đạt 983 tỷ đồng, gấp hơn 2 lần cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế sau phân bổ cho cổ đông thiểu số đạt 394 tỷ đồng, gấp gần 4 lần cùng kỳ.

Năm 2025, Masan đặt mục tiêu đạt doanh thu thuần trong khoảng từ 80.000 tỷ đồng đến 85.500 tỷ đồng, tăng trưởng từ 7% đến 14% so với năm 2024; lợi nhuận sau thuế trước phân bổ cổ đông thiểu số (NPAT Pre-MI) dự kiến từ 4.875 tỷ đồng đến 6.500 tỷ đồng, tăng trưởng từ 14% đến 52% so với mức 4.272 tỷ đồng trong năm 2024. Như vậy, sau quý đầu năm, Masan đã thực hiện được 23,6% mục tiêu doanh thu và 20,2% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm tính theo kế hoạch cơ sở.

Tính theo mảng kinh doanh, trong quý I, Masan Consumer (MCH) mang về 7.489 tỷ đồng doanh thu cho Masan, tăng 13,8% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế đạt 1.614 tỷ đồng, giảm 3,3% so với cùng kỳ do thu nhập tài chính thuần giảm sau khi MCH thực hiện các đợt chia cổ tức trong năm 2024.

WinCommerce (WCM) ghi nhận doanh thu đạt 8.785 tỷ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 58 tỷ đồng, cải thiện đáng kể so với mức âm 74 tỷ đồng của cùng kỳ nhờ tăng trưởng của nhóm cửa hàng được mở trước năm 2024 và đang hoạt động, công tác mở rộng quy mô mạng lưới và lượt khách mua sắm tăng. Đây cũng là quý thứ ba liên tiếp WCM có lãi.

Với Masan MEATLife (MML), doanh thu quý I đạt 2.070 tỷ đồng, tăng 20,4% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế đạt 116 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 47 tỷ đồng. Kết quả tăng trưởng của quý này có được là nhờ giá heo hơi thuận lợi, giá trị heo thịt tăng và tối ưu hóa cơ cấu mảng thịt chế biến.

Tương tự, doanh thu của Phúc Long Heritage (PLH) cũng tăng 9,7% so với cùng kỳ lên 424 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 43 tỷ đồng, tăng 98,7% so với cùng kỳ nhờ mở mới cửa hàng.

Riêng Masan High-Tech Materials (MHT) dù ghi nhận doanh thu tăng 12% so với cùng kỳ, đạt 1.393 tỷ đồng song lợi nhuận sau thuế vẫn âm 222 tỷ đồng. Tuy nhiên, mức lỗ này đã giảm khoảng 480 tỷ đồng so với mức lỗ của cùng kỳ nhờ thoái vốn tại H.C. Starck (HCS) và giá khoáng sản tăng mạnh do căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Nhóm ngành nào tăng trưởng lợi nhuận cao nhất nhìn từ kế hoạch kinh doanh năm 2025?

Theo Chứng khoán Agribank, bức tranh kế hoạch lợi nhuận toàn thị trường năm 2025 của các doanh nghiệp nhìn chung tích cực nhưng phân hóa rõ nét giữa các nhóm ngành. Trong đó, lợi nhuận của nhóm bất động sản, bán lẻ, dịch vụ,… dự kiến phục hồi mạnh, trong

Trái chiều lợi nhuận quý I doanh nghiệp bất động sản: Vinhomes, Nam Long, Khang Điền tăng tốc, Novaland, Đất Xanh đi lùi Lợi nhuận ròng của 1.000 doanh nghiệp niêm yết ghi nhận quý tăng thứ 6 liên tiếp

Bay cùng Vietjet, hết mình với đại nhạc hội Kpop hoành tráng nhất mùa hè 2025

Tháng 6 này, đại nhạc hội Kpop K-Star Spark in Vietnam được mong chờ nhất mùa hè 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội với sự đồng hành của Vietjet trong vai trò nhà bảo trợ vận chuyển hàng không của chương trình.

Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet Mang G-Dragon trở lại Việt Nam sau 12 năm, cổ phiếu VPB tăng trần rực rỡ

Bách hóa Xanh lãi 22 tỷ đồng trong quý I/2025

Bách hóa Xanh đang đẩy mạnh việc mở rộng ra khu vực miền Trung và có khả năng sớm hoàn thành kế hoạch mở mới 400 cửa hàng trong năm nay, tuy nhiên mục tiêu có lãi 500 tỷ đồng vẫn là một thách thức lớn.

Bách Hóa Xanh kỳ vọng lãi hơn 500 tỷ đồng năm 2025, hướng tới doanh thu 10 tỷ USD trước năm 2030 Ông Nguyễn Đức Tài khẳng định không rút lui đột ngột khỏi HĐQT, MWG vẫn tăng trưởng dù thị trường đi ngang

Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu

Công ty Cổ phần Đầu tư và Du lịch Vạn Hương - chủ đầu tư dự án Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng (Hải Phòng) vừa hoàn tất phát hành lô trái phiếu trị giá hơn 1.914 tỷ đồng với lãi suất 11%/năm.

“Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Tài chính xanh – Xu hướng toàn cầu và cơ hội cho Việt Nam

Trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang trở thành thách thức sống còn đối với nhân loại, tài chính xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong việc tái cấu trúc các dòng vốn đầu tư.

WEF 2023: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự đối thoại về tài chính xanh HDBank đạt 13.017 tỷ lợi nhuận, đẩy mạnh tài chính xanh và chuyển đổi số toàn diện Thúc đẩy tài chính xanh

EVNGENCO3 đảm bảo sản xuất điện ổn định trong 4 tháng đầu năm

Trong 4 tháng đầu năm 2025, EVNGENCO3 ghi nhận sản lượng điện lũy kế 9,571 tỷ kWh và doanh thu 14.533 tỷ đồng, hoàn thành gần 30% kế hoạch năm. Tổng Công ty tiếp tục duy trì vận hành liên tục và an toàn tại các nhà máy. Đồng thời, chuẩn bị cho Đại hội

Công ty EPS thuộc EVNGENCO3 ký gia hạn hợp đồng dịch vụ quản lý vận hành với Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 Doanh thu sản xuất điện của EVNGENCO3 đạt hơn 5.800 tỷ đồng trong 2 tháng đầu năm 2025

Bay thẳng từ Hà Nội đến Tây An, Thành Đô cùng Vietjet, tận hưởng Trung Quốc đắm say

Đón mùa du lịch hè sôi động, Vietjet chính thức mở bán đường bay mới từ thủ đô Hà Nội đến Thành Đô và Tây An của Trung Quốc, với chuyến bay đầu tiên cất cánh ngày 1/7/2025, giá vé hấp dẫn chỉ từ 0 đồng (*) tại www.vietjetair.com và ứng dụng Vietjet Air.

Cuộc đua tăng vốn của các “ông lớn” hàng không ACV, Vietnam Airlines, Vietjet Bay khắp thế giới, làm mới chất hè với ưu đãi vé hấp dẫn cùng Vietjet