Các chuỗi F&B Trung Quốc “lấn sân” Đông Nam Á, thách thức các “ông lớn” Mỹ

Các thương hiệu đồ ăn và thức uống (F&B) Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh tại Đông Nam Á, mang đến những lựa chọn mới mẻ bên cạnh các chuỗi F&B nổi tiếng của Mỹ.

53134076399-6da0c4bcb8-k-20250317110955.jpg
Một cửa hàng của Mixue tại thủ đô Jakarta, Indonesia. Ảnh: jakartamrt.co.id

Các thương hiệu đồ ăn và thức uống (F&B) Trung Quốc đang ngày càng lớn mạnh tại Đông Nam Á, mang đến những lựa chọn mới mẻ bên cạnh các chuỗi F&B nổi tiếng của Mỹ, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng thương mại và văn hóa của Trung Quốc tại khu vực.

Tại Indonesia, chị Rahma Yuliana thường đưa con gái đi ăn vặt sau giờ học tại cửa hàng Mixue. Các món ở đây có giá cả phải chăng, như ly trà sữa đường đen chỉ 1,1 USD, thấp hơn khoảng 1/3 so với trà sữa Chatime của Đài Loan (Trung Quốc), hay cây kem chỉ 50 xu, rẻ hơn McDonald’s.

Chị Yuliana chia sẻ ngay cả trên TikTok và mạng xã hội khác, người ta hay đùa rằng bất kỳ mặt bằng nào trống rồi cũng sẽ thành cửa hàng Mixue. Chuỗi trà sữa này đã có hơn 2.600 cửa hàng tại Indonesia.

Kinh doanh các món chuyên ngọt như trà sữa và kem, Mixue Bingcheng có nghĩa "Mật Tuyết Băng Thành" trong tiếng Trung. Đây là chuỗi F&B lớn nhất thế giới về số lượng cửa hàng, vượt qua cả Starbucks và McDonald’s.

Theo báo cáo của World Coffee Portal công bố vào đầu năm nay, tính đến tháng 9/2024, Mixue có hơn 45.000 cửa hàng, với hơn 40.000 trong số đó đặt tại Trung Quốc. Cổ phiếu của hãng đã tăng gấp đôi kể từ khi niêm yết tại Hong Kong (Trung Quốc) vào đầu tháng 3/2025.

Phần lớn cửa hàng Mixue hoạt động theo mô hình nhượng quyền, trong đó công ty cung cấp nguyên liệu để pha chế đồ uống.

Quảng cáo

Không chỉ Mixue, nhiều thương hiệu Trung Quốc khác cũng đang tạo dấu ấn mạnh mẽ tại Đông Nam Á, cạnh tranh trực tiếp với các "ông lớn" Mỹ như Starbucks và McDonald's.

Các chuỗi đồ uống Luckin Coffee và Heytea đang tích cực mở rộng. Trong khi những thương hiệu ẩm thực như lẩu Haidilao hay nhà hàng cá dưa chua Fish With You cũng ngày càng được ưa chuộng.

Tại thủ đô Kuala Lumpur của Malaysia, Fish With You đã chứng minh sức hút khi khoản đầu tư 235.000 USD cho một cửa hàng nhanh chóng hoàn vốn chỉ sau 9 tháng, với lượng khách xếp hàng dài mỗi ngày.

Theo Momentum Works (Singapore), tính đến tháng 12/2024, đã có hơn 60 thương hiệu F&B Trung Quốc mở hơn 6.100 cửa hàng tại Đông Nam Á. Ấn Độ và Việt Nam chiếm phần lớn, trong khi Singapore và Malaysia có nhiều thương hiệu hơn nhờ cộng đồng người Hoa đông đảo.

Ông Jianggan Li, CEO của Momentum Works, nhận định các doanh nghiệp Trung Quốc đang tìm kiếm cơ hội tăng trưởng mới tại Đông Nam Á sau khi đối mặt với cạnh tranh khốc liệt tại quê nhà. Thị trường F&B Đông Nam Á, với mức tăng trưởng 4,6% trong năm 2024 và đạt 132,9 tỷ USD, là một "miếng bánh" hấp dẫn.

Ông Li cho hay trong khi các thương hiệu phương Tây thường mất nhiều thời gian để tìm đối tác và xây dựng kế hoạch dài hạn, các công ty Trung Quốc lại hành động nhanh chóng hơn. Họ có lợi thế về tự động hóa, tối ưu hóa vận hành và tiếp thị trực tuyến mạnh mẽ.

Tại Bangkok (Thái Lan), doanh nhân Siya Han đã đầu tư hơn 1,37 triệu USD để mở 12 cửa hàng Mixue và 10 quán ăn khác trong vòng 6 năm.

Còn tại Hà Nội (Việt Nam), sinh viên Nguyễn Thu Hoài ban đầu e ngại Mixue vì là thương hiệu Trung Quốc. Nhưng sau đó, cô đã trở thành khách quen nhờ giá cả hợp lý và chất lượng tốt.

Sự mở rộng của các thương hiệu F&B Trung Quốc cho thấy hàng hóa nước này không còn bị coi là rẻ tiền mà đang dần khẳng định giá trị. Giáo sư Gordon Mathews từ Đại học Trung Văn Hong Kong so sánh điều này với làn sóng McDonald's trước đây, khi một nhân viên tại cửa hàng đầu tiên ở Quảng Châu từng nói với ông: "Tôi muốn đến Mỹ".

Ông Mathews nhận định Trung Quốc đang gặp nhiều thách thức trong việc xây dựng quyền lực mềm, nhưng họ đang cho thấy sự hiệu quả trong việc quảng bá sản phẩm của mình.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa bất ổn thương mại

Trong phiên giao dịch thưa thớt ngày 18/4, các thị trường châu Á biến động trái chiều, khi giới đầu tư đang theo dõi sát sao các cuộc đàm phán thuế quan giữa nhiều quốc gia với Mỹ.

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau quyết định thuế quan của Mỹ Chứng khoán châu Á khởi sắc khi Tổng thống Mỹ cân nhắc miễn thuế ô tô

Giá gạo tại Nhật Bản tăng vọt thúc đẩy lạm phát leo thang

Giá gạo tại Nhật Bản trong tháng 3/2025 đã tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái, giữa bối cảnh lạm phát cơ bản tại nền kinh tế lớn thứ tư thế giới đang gia tăng.

Nhập khẩu gạo tư nhân Nhật Bản lập kỷ lục, chính phủ áp thuế bảo vệ sản lượng Nhật Bản đặt mục tiêu tăng gấp 8 lần xuất khẩu gạo vào năm 2030

Lợi nhuận quý I/2025 của Netflix đạt 2,9 tỷ USD

“Gã khổng lồ” truyền phát trực tuyến (streaming) Netflix vừa công bố lợi nhuận quý I/2025 đạt 2,9 tỷ USD phần lớn nhờ vào việc tăng giá các gói thuê bao gần đây.

Trung - Mỹ đại chiến truyền hình tại Đông Nam Á: Khi Netflix phải đối đầu Baidu và Tencent để chiếm sóng người xem Netflix và các đối thủ khởi động cuộc chiến pháp lý tại Xứ sở Lá phong

Ngân hàng lớn nhất Nhật Bản cấp vốn hỗ trợ 40.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa

Từ tháng 5/2025, một trong những ngân hàng lớn nhất Nhật Bản là Mizuho sẽ triển khai một cơ chế mới để cung cấp vốn kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên toàn quốc.

Nhật Bản trước áp lực tranh luận về thuế quan với Mỹ "Ông lớn" viễn thông Nhật Bản đầu tư 1,5 tỷ USD vào trung tâm dữ liệu tại Ấn Độ

Cổ phiếu Khu Công nghiệp có lực đỡ, thị trường thêm hy vọng tạo đáy 2

Tạo đáy chậm hơn thị trường, nhóm cổ phiếu Khu Công nghiệp cũng đã ghi nhận sự đảo chiều ở nhiều mã. VN-Index cũng đồng thời tăng điểm trở lại sau 2 phiên giảm nhờ có lực kéo trở lại ở nhóm Bluechips.

Thị trường vẫn đang đi tìm đáy 2 Cổ phiếu dưới mệnh giá, Chứng khoán TCI vẫn muốn tăng vốn gấp 2,6 lần

Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát Trần Đình Long cho biết tỷ suất lợi nhuận của mảng nông nghiệp trong năm 2024 đã lên mức cao nhất, cao hơn cả các doanh nghiệp lâu năm trong ngành và là mức tỷ suất lợi nhuận mơ ước ở thị trường Việt Nam.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động

“Hòa Phát mạnh dạn xây dựng kế hoạch lợi nhuận 15.000 tỷ đồng, để hoàn thành 3 quý còn lại của năm cần đạt hơn 4.000 tỷ đồng lợi nhuận mỗi quý. Đây là con số rất cao, vừa là thách thức vừa là cơ hội. Tuy nhiên, Hoà Phát sẽ không có điều chỉnh kế hoạch", Chủ tịch Hòa Phát Khẳng định.

Hòa Phát trước thềm ĐHĐCĐ: "Thoát hiểm” đòn thuế ở EU, đón tin vui từ thị trường trong nước Số lượng cổ đông của Hòa Phát cao kỷ lục, 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ sức chứa