3 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu lao động tăng gấp 15 lần cùng kỳ

Trong 3 tháng đầu năm 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.923 người, đạt 34,48% và gấp hơn 15 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh họa,
Ảnh minh họa,

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) vừa công bố số liệu lao động đi làm việc ở nước ngoài quý 1/2023.

Theo đó, tổng số lao động đi làm việc ở nước ngoài trong tháng 3/2023 là 9.494 người (3.420 lao động nữ), gấp hơn 8 lần so với cùng kỳ năm ngoái (tháng 3/2022 là 1.096 lao động, trong đó có 319 lao động nữ).

Số lao động này gồm các thị trường: Nhật Bản 5.223 lao động (2.392 lao động nữ), Đài Loan 3.435 lao động (930 lao động nữ), Trung Quốc 278 lao động nam, Hồng Kông 137 lao động nam, Hàn Quốc 48 lao động nam, Hungari 124 lao động (61 lao động nữ), Rumani 25 lao động và các thị trường khác.

Lũy kế 3 tháng đầu năm, 2023, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 37.923 lao động (12.872 lao động nữ), đạt 34,48% kế hoạch năm 2023 và gấp hơn 15 lần (15,45 lần) so với cùng kỳ năm ngoái (3 tháng đầu năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 2.455 lao động).

Trong đó, thị trường Nhật Bản đứng đầu khi tiếp nhận 17.696 lao động (6.972 lao động nữ), Đài Loan 18.044 lao động (5.648 lao động nữ), Trung Quốc 517 lao động nam, Singapore 364 lao động nam, Hàn Quốc 278 lao động nam, Hungari 204 lao động (101 lao động nữ), Rumani 223 lao động, và các thị trường khác.

Trước đó, năm 2022, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 142.779 lao động (48.835 nữ), đạt 158,64 % kế hoạch được giao (90.000 lao động). Trong năm 2023, mục tiêu mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đặt ra là đưa 110.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, tập trung vào các thị trường có thu nhập cao, ổn định.

Theo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước, đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.

Hằng năm lượng kiều hối từ xuất khẩu lao động tương đối lớn. Năm 2021 - năm thứ hai diễn ra đại dịch COVID-19, 18 tỷ USD kiều hối đã đổ vào Việt Nam, chiếm khoảng 4,9% GDP. Khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường, dòng tiền gửi về tăng trưởng gần 5% vào năm 2022 và dự kiến tăng trưởng từ 3,6 - 4,5% vào năm 2023.

Hiện nay, hầu hết các nước đều đã thay đổi chính sách thích ứng với dịch COVID-19 để đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, sản xuất kinh doanh, do đó, nhu cầu tiếp nhận lao động sẽ gia tăng. Đây là sẽ thời cơ thuận lợi để tăng cường đưa lao động đi làm việc ở các thị trường nước ngoài.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, năm 2023, mục tiêu hướng đến là tiếp tục giữ vững các thị trường tiếp nhận lao động truyền thống và mở rộng để tăng dần số lượng lao động Việt Nam đi làm việc tại một số quốc gia châu Âu trong các ngành nghề mới với công việc ổn định, thu nhập cao.

Song song với việc mở thêm các thị trường mới thì việc nâng cao chất lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng sẽ được chú trọng.

Trong đó, tập trung đẩy mạnh công tác gắn kết giữa doanh nghiệp dịch vụ với các trường, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong việc chuẩn bị, tạo nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài, tăng cường chất lượng, hiệu quả công tác tuyển chọn và đào tạo người lao động về ngoại ngữ, tay nghề và ý thức tổ chức kỷ luật, nhằm đáp ứng yêu cầu của bên nước ngoài tiếp nhận lao động, tạo vị thế của người lao động ở nước ngoài.

Đồng thời, nâng cao ý thức tổ chức kỷ luật của người lao động, cũng như phòng tránh tình trạng người lao động bị lạm dụng, cưỡng bức khi đi làm việc ở nước ngoài.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh họa

Bất động sản công nghiệp miền Bắc tăng sức hút với các nhà đầu tư lớn

Sự tăng trưởng nhờ vào nền kinh tế vĩ mô, các chính sách liên quan, nhu cầu trong nước và những tiến bộ công nghệ đã giúp Hà Nội và 5 tỉnh trọng điểm miền Bắc tiếp tục giữ vị trí top 10 trung tâm thu hút dòng vốn FDI nhiều nhất Việt Nam, với lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt 16,7 tỷ USD trong năm 2023.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu

Sau khi thống nhất đầu tư tuyến đường nối cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu mới đây dự án đang được hoàn tất các bước chuẩn bị để khởi công. Trong đó, với đoạn qua TP. Bà Rịa sẽ ban hành giá đất cụ thể để tiến hành đền bù ngay trong tháng 4/2024.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Việt Nam xuất siêu hơn 8 tỷ USD trong quý I/2024

Quý I/2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu tăng 17%; nhập khẩu tăng 13,9%. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 8,08 tỷ USD.

Ảnh minh họa

Đồng Nai ưu tiên thu hút các dự án xanh, phát triển bền vững

Đồng Nai là một trong những trung tâm phát triển công nghiệp mạnh của khu vực và đất nước. Phát triển mạnh sản xuất công nghiệp giúp Đồng Nai đạt được những thành quả lớn trên lĩnh vực kinh tế. Song, mặt trái của quá trình phát triển này đưa đến tình trạng ô nhiễm môi trường và phát triển thiếu bền vững.

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Chat với BizLIVE