Trình độ và kỹ năng cao hơn, vì sao lao động xuất khẩu khó hòa nhập khi hồi hương?

Mức lương thấp hơn trên thị trường lao động Việt Nam với cùng công việc có tính chất tương tự ở nước ngoài là một trong những thách thức khiến người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về khó hòa nhập.

Thông tin được chia sẻ tại Hội thảo Đánh giá kết quả nghiên cứu quốc gia của Việt Nam về tái hòa nhập việc làm cho lao động di cư về nước trong khu vực ASEAN do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức.

NGƯỜI LAO ĐỘNG TRỞ VỀ NƯỚC VỚI TRÌNH ĐỘ VÀ KỸ NĂNG CAO HƠN

Tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Bá Hoan cho biết, thời gian qua, công tác đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã có bước phát triển mạnh mẽ cả về chất và lượng, thị trường lao động được mở rộng, đặc biệt là các thị trường có mức thu nhập và điều kiện lao động tốt như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc)…

Bên cạnh đó, nhiều thị trường mới đã được mở ra như Australia, New Zealand, Cộng hòa liên bang Đức, Cộng hòa Czech, Slovakia, Romania... số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng ổn định, từ năm 2014 đã vượt qua con số 100.000 người/năm. Đặc biệt, giai đoạn 2013 - 2021, Việt Nam đã đưa được gần 1 triệu lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan chia sẻ, lao động đi làm việc ở nước ngoài có thu nhập cao hơn so với cùng công việc trong nước, đóng góp đáng kể vào nguồn ngoại tệ của đất nước, tăng tích lũy và cải thiện đời sống người lao động và gia đình.

Dẫn chứng trong Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc làm cho lao động di cư về nước nêu rõ: Theo Báo cáo tóm tắt hàng quý mới nhất của Dự án Triangle trong ASEAN công bố năm 2022, có hơn 560.000 người lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài. Nhật Bản là quốc gia tiếp nhận lao động Việt Nam nhập cư nhiều nhất trong giai đoạn 2018 - 2021.

Nhìn chung, tiền lương của người di cư và các trợ cấp khác kiếm được ở nước ngoài cao hơn đáng kể so với mức lương trung bình trong nước.

Hồ sơ Di cư Việt Nam năm 2016 của Tổ chức Di cư Quốc tế cho thấy, người lao động đến Đài Loan có thể mong đợi kiếm được khoảng gấp 4 lần mức lương trung bình mà họ kiếm được ở Việt Nam, lao động di cư sang Nhật Bản có thể kiếm được gấp 7 - 8 lần.

Sự gia tăng đáng kể thu nhập này cho phép người lao động di cư gửi những khoản tiền lớn về nhà cho gia đình của họ. Ngay trong năm thứ hai của đại dịch COVID-19, 18 tỷ USD kiều hối đã đổ vào Việt Nam năm 2021, chiếm khoảng 4,9% GDP. Khi hoạt động kinh tế trở lại bình thường, dòng tiền gửi về dự kiến sẽ tăng 4,4% vào năm 2022 và 3,6 - 4,5% vào năm 2023.

Báo cáo quốc gia của Việt Nam về việc làm cho lao động di cư về nước cũng chỉ ra rằng, xét về kỹ năng của người lao động sau khi hồi hương, phần lớn người lao động được công nhận là đã quay trở lại Việt Nam với trình độ cao hơn về kỹ năng và tính chuyên nghiệp cũng như trình độ ngoại ngữ.

Quảng cáo

Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan nhấn mạnh người lao động đi làm việc ở nước ngoài trở về nước cần được huy động và sử dụng có hiệu quả vì mục tiêu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

8dc160db148fced1979e-8518.jpg

Thứ trưởng Nguyễn Bá Hoan. Ảnh: molisa

CÒN RÀO CẢN KHI LAO ĐỘNG XUẤT KHẨU HỒI HƯƠNG

Tuy nhiên, theo bà Katherine Loh - Tư vấn quốc tế chia sẻ tại hội thảo, hiện nay người lao động di cư vẫn gặp nhiều khó khăn khi tái hòa nhập vào thị trường lao động sau khi về nước. Đặc biệt trong trường hợp người di cư quay trở lại vào năm 2020 và 2021, đại dịch COVID-19 đã tác động đến hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế, thị trường lao động và xã hội.

Một trong số những thách thức phổ biến nhất và người sử dụng lao động, người lao động di cư, đặc biệt là lao động trẻ luôn gặp khó khăn đó là việc chấp nhận mức lương thấp hơn được đưa ra trên thị trường lao động Việt Nam, những công việc được coi là có nhiệm vụ và vai trò tương tự hoặc tương đương họ đã thực hiện ở nước ngoài, ngay cả đối với cùng một công ty mẹ.

Một vấn đề khác mà người lao động di cư quay trở về gặp phải là sự không phù hợp về kỹ năng giữa những gì họ có và những gì doanh nghiệp cần, dẫn đến khó khăn cho cả người lao động và người sử dụng lao động.

Cụ thể, đối với người lao động là trong việc tìm kiếm việc làm phù hợp trong nước, còn đối với với người sử dụng lao động là khi cần tuyển người vào các vị trí tuyển dụng khẩn cấp.

Ở một khía cạnh nào đó, kỹ năng kỹ thuật của người lao động có thể cao nhưng không cần thiết đối với nhu cầu lao động của doanh nghiệp tuyển dụng, buộc người lao động phải chấp nhận một vị trí có kỹ năng thấp khiến họ không thể áp dụng các kỹ năng và kiến thức của họ, do đó, không sử dụng được đầy đủ tiềm năng của họ.

Mặt khác, chất lượng kỹ năng của người lao động có thể quá thấp, đặc biệt về kỹ năng ngôn ngữ hoặc kỹ năng quản lý, khiến họ không phù hợp để được tuyển làm phiên dịch hoặc làm ở cấp quản lý mà họ mong muốn.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp tiếp nhận cho rằng người lao động di cư có thể chưa quen với môi trường làm việc của Việt Nam sau khi từ Nhật Bản hoặc Hàn Quốc trở về, dẫn đến dễ nản lòng, không hài lòng về công việc hoặc chưa chuẩn bị đầy đủ về tinh thần và tâm lý cho các vấn đề thu nhập và cuộc sống ổn định.

Theo Lao động và Công đoàn Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia