Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong hoạt động ngân hàng: Cần thêm những hướng dẫn chi tiết

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng. Với quy định mới này, vai trò tham gia của các tổ chức tín dụng được xác định ra sao? Những rào cản nào cản trở áp dụng cơ chế này trong thực tiễn hoạt động?

Những vấn đề này đã được thảo luận tại buổi trao đổi, chia sẻ về việc triển khai, áp dụng các quy định pháp luật liên quan hoạt động ngân hàng mới ban hành và các vấn đề tổ chức tín dụng (TCTD) cần lưu ý do CLB Pháp chế Ngân hàng, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam tổ chức ngày 23/5 tại TP. Nha Trang, Khánh Hoà.

Theo Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về quy định về cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng đối với việc triển khai sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới thông qua ứng dụng giải pháp công nghệ (gọi là giải pháp công nghệ tài chính), được Chính phủ ban hành ngày 29/4/2025, các giải pháp công nghệ tài chính (Fintech) được tham gia thử nghiệm tại Cơ chế thử nghiệm bao gồm: Chấm điểm tín dụng; Chia sẻ dữ liệu qua giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API); Cho vay ngang hàng.

Mục tiêu của cơ chế thử nghiệm nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hiện đại hóa lĩnh vực ngân hàng, qua đó hiện thực hóa mục tiêu phổ cập tài chính cho người dân và doanh nghiệp theo hướng minh bạch, thuận tiện, an toàn, hiệu quả với chi phí thấp.

Tạo lập môi trường thử nghiệm nhằm đánh giá rủi ro, chi phí, lợi ích của giải pháp Fintech; hỗ trợ xây dựng, phát triển các giải pháp Fintech phù hợp với nhu cầu thị trường, khung khổ pháp lý, quy định quản lý. Hạn chế rủi ro xảy ra đối với khách hàng khi sử dụng các giải pháp Fintech do tổ chức tham gia Cơ chế thử nghiệm cung cấp.

Kết quả triển khai thử nghiệm giải pháp Fintech được sử dụng làm căn cứ thực tiễn để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện khung khổ pháp lý, quy định quản lý liên quan nếu cần thiết.

Liên quan đến quy định mới này, bà Trần Thị Minh Tâm, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng chỉ ra một một số tính năng mới có thể được nghiên cứu và triển khai thông qua cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, tạo điều kiện để mở rộng ứng dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.

dsc05955.jpeg
Bà Trần Thị Minh Tâm, Phó Chủ nhiệm CLB Pháp chế Ngân hàng

Theo đó, với các tổ chức tín dụng và công ty Fintech có thể cung cấp thông tin tín dụng của tổ chức, cá nhân trên cơ sở tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân khách hàng. Các tổ chức tham gia có thể sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng không chỉ từ hệ thống nội bộ, mà còn từ các công ty Fintech và tổ chức tín dụng khác – điều này mở rộng khả năng khai thác dữ liệu đánh giá rủi ro, góp phần nâng cao hiệu quả thẩm định tín dụng.

Cơ chế này cho phép mở rộng tập khách hàng được cấp tín dụng, vượt ra ngoài phạm vi khách hàng truyền thống của các tổ chức tín dụng. Đây là bước tiến đáng kể trong việc tiếp cận các đối tượng chưa có lịch sử tín dụng rõ ràng hoặc chưa từng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Theo bà Tâm, trước đây, Nghị định 13/2023/NĐ-CP bảo vệ dữ liệu cá nhân và các tài liệu giải đáp của Bộ Công an quy định, việc cung cấp, mua bán dữ liệu chấm điểm tín dụng bị nghiêm cấm. Tuy nhiên, trong khuôn khổ cơ chế thử nghiệm có kiểm soát, các đơn vị được phép cung cấp, chia sẻ và chi trả phí cho việc sử dụng kết quả chấm điểm tín dụng – tạo hành lang pháp lý rõ ràng, mở ra cơ hội áp dụng các mô hình đánh giá tín dụng linh hoạt và hiện đại hơn.

Quảng cáo

Bên cạnh những điểm mới, bà Tâm cũng đã chỉ ra một số bất cập, trong đó, chưa có quy định về cơ chế tài chính, dự phòng và xử lý rủi ro trong hoạt động thử nghiệm. Cụ thể, Khoản 1 Điều 147 Luật Các TCTD chỉ có quy định về dự phòng rủi ro hoạt động, chưa có quy định việc TCTD được trích lập dự phòng rủi ro đối với việc tham gia cơ chế thử nghiệm. Vậy, trường hợp này có được coi là rủi ro hoạt động không? cơ quan nào có thẩm quyền quy định, mức trích, cơ chế trích lập và sử dụng?...

“Khoản tài chính phát sinh không thu hồi được vốn hoặc khoản tổn thất khác trong việc triển khai cơ chế thử nghiệm (nếu có) có bị xác định là Khoản tổn thất và áp dụng cơ chế Xử lý tổn thất theo Điều 12 Nghị định 93/2017/NĐ-CP (Điều 9 Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 93 về Chế độ tài chính của TCTD) hay không?”, bà Thị Minh Tâm đặt vấn đề.

Đề cập tới yêu cầu chứng minh điều kiện về giải pháp kỹ thuật và nghiệp vụ bà Tâm cho rằng, quy định pháp lý hiện hành chưa có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng cho việc triển khai, áp dụng. Theo bà Tâm có thể chứng minh về nghiệp vụ nhưng khó chứng minh giải pháp kỹ thuật.

Liên quan đến cho vay ngang hàng, đại diện CLB Pháp chế Ngân hàng cho rằng, thủ tục, điều kiện cho vay áp dụng cho TCTD tham gia với vai trò khách hàng cũng cần phải có những quy định, hướng dẫn cụ thể .

Bên cạnh đó, trong quá trình hợp tác, chia sẻ, thu thập dữ liệu và các khoản chi phí phát sinh từ việc triển khai giải pháp thử nghiệm, cần xác định rõ các khoản thu, chi phải bảo đảm tính pháp lý, hợp lệ. Ví dụ, các hoạt động như chấm điểm tín dụng hay chia sẻ dữ liệu thông qua giao diện lập trình ứng dụng mở (API) sẽ không bị coi là hành vi mua bán dữ liệu cá nhân – vốn bị cấm – nếu được thực hiện đúng quy định. Theo dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân đang được trình Quốc hội xem xét, đây là một số vấn đề quan trọng đặt ra cần được tiếp tục làm rõ và hoàn thiện trong khuôn khổ pháp lý sắp tới.

img_2128.jpeg
Quang cảnh hội nghị

Bà Trần Thị Minh Tâm đề xuất NHNN có các quy định về dự phòng rủi ro hoạt động; các ngân hàng cần nghiên cứu, xem xét, kiến nghị Chính phủ có quy định về dự phòng rủi ro đối với cơ chế thử nghiệm có kiểm soát; xây dựng đề án/phối hợp với công ty Fintech xây dựng đề án mô tả giải pháp để làm rõ, giải quyết các vướng mắc.

Liên quan đến vấn đề thời gian thử nghiệm, theo quy định tại Nghị định hiện hành, thời gian thử nghiệm chỉ là 2 năm. Bà Tâm cho rằng, đây là khoảng thời gian quá ngắn để triển khai một giải pháp công nghệ.

“Như chúng ta đã biết, quy trình triển khai một giải pháp công nghệ bao gồm nhiều bước. Trước tiên là xây dựng ý tưởng và hoàn thiện giải pháp, sau đó cần phát triển hệ thống kỹ thuật, tiếp đến là kiểm thử nội bộ trong phạm vi hẹp; cuối cùng mới có thể triển khai ra thị trường. Với lộ trình như vậy, 2 năm là chưa đủ để đánh giá đầy đủ hiệu quả và rủi ro của giải pháp. Do đó, chúng tôi cho rằng cần xem xét điều chỉnh lại thời gian thử nghiệm cho phù hợp hơn với thực tiễn triển khai”, bà Tâm nhấn mạnh.

Về cơ chế sau thử nghiệm, đại diện CLB Pháp chế Ngân hàng phân tích, sau khi kết thúc thời gian thử nghiệm, câu hỏi đặt ra là liệu giải pháp có được chính thức triển khai hay không. Theo quy định tại Nghị định, nếu pháp luật liên quan đã được hoàn thiện, thì giải pháp có thể triển khai chính thức. Tuy nhiên, hiện chưa rõ thời điểm nào được xem là "pháp luật đã hoàn thiện", tạo ra sự không chắc chắn cho các đơn vị triển khai giải pháp.

“Nghị định cũng cho phép tiếp tục triển khai nếu giải pháp không bị đánh giá là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, với các giải pháp chưa có quy định pháp lý cụ thể, việc xác định tính hợp pháp sau khi thử nghiệm là rất mơ hồ…. Điều này khiến các tổ chức, đặc biệt là tổ chức tín dụng, không cảm thấy yên tâm hay được khuyến khích tham gia thử nghiệm do thiếu động lực và sự bảo đảm pháp lý sau thử nghiệm”, bà Tâm bày tỏ .

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Ngân hàng

Eximbank sắp phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị phê duyệt phương án phát hành trái phiếu riêng lẻ lần thứ nhất trong năm 2025, với tổng giá trị phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng.

Tổng Giám đốc Eximbank: Đang làm việc với nhiều đối tác ngoại tiềm năng Eximbank bổ nhiệm cùng lúc hai Phó Tổng Giám đốc

Làn sóng thay đổi nhân sự cấp cao tại các ngân hàng nửa đầu 2025

Sau mùa Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, nhiều ngân hàng đồng loạt công bố các quyết định bổ nhiệm và miễn nhiệm nhân sự cấp cao, phản ánh xu hướng tái cấu trúc đội ngũ lãnh đạo trong bối cảnh ngành ngân hàng bước vào giai đoạn chuyển đổi chiến lược.

Sacombank tiếp tục thay đổi loạt nhân sự cấp cao Thanh tra Sacombank Đà Nẵng: Sai phạm cho vay, giám sát vốn vay lỏng lẻo

Nợ xấu đang “xấu” như thế nào?

Mức độ gia tăng nợ xấu được dự báo sẽ ở mức vừa phải và trong tầm kiểm soát, nhờ các ngân hàng đã chủ động trích lập dự phòng bổ sung một cách thận trọng cho các khoản nợ tiềm ẩn rủi ro.

Chủ tịch BIDV: Cần sớm hoàn thiện khung pháp lý về xử lý nợ xấu Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cần tập trung thu hồi nợ vay, xử lý nợ xấu kéo dài Dự báo tỷ lệ nợ xấu sẽ giảm mạnh hơn trong quý II/2025

Bỏ thuế khoán, thay đổi tất yếu nhưng nhiều thách thức

Việc bỏ thuế khoán và chuyển sang kê khai doanh thu thực tế giúp siết kỷ cương thuế, nhưng cũng khiến nhiều hộ kinh doanh lo ngại, dẫn tới tâm lý né tránh, chuộng tiền mặt và ngại mở rộng hoạt động.

Đức cân nhắc cơ chế miễn thuế ô tô ”có đi có lại” với Mỹ Doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất nhì Việt Nam bị áp thuế cao bất thường tới 35,29% từ Mỹ Ấn Độ áp thuế hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, EU

Bất ổn kinh tế và căng thẳng địa chính trị có thể đẩy giá vàng lên 3.600 USD/ounce

Theo báo cáo triển vọng giữa năm 2025 của Wells Fargo, kim loại quý sẽ hưởng lợi từ các xung đột địa chính trị đang diễn ra và tình trạng bất ổn kinh tế kéo dài, với giá vàng được dự báo sẽ đạt mức cao kỷ lục mới vào năm 2026.

Chờ tin về đàm phán thương mại Mỹ - Trung, giá vàng thế giới tăng nhẹ Giá vàng SJC tăng trở lại Giá vàng giảm nhẹ khi thị trường theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung

Lãi, phí dự thu của ngân hàng tăng mạnh trở lại

Báo cáo cũng cho thấy lãi và phí dự thu của các ngân hàng niêm yết tăng mạnh trở lại trong quý I, lên hơn 163.000 tỷ đồng, tương ứng tăng 20% so với quý trước, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng tài sản sinh lãi (2,7%).

Các ngân hàng trung ương vẫn tiếp tục mua vàng Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất Khối ngoại tiếp đà bán ròng hàng trăm tỷ trong phiên đầu tuần, một cổ phiếu ngân hàng bị "xả" mạnh

Lãnh đạo cấp cao Techcombank và hệ sinh thái sang Hoa Kỳ và châu Âu tìm kiếm nhân tài quốc tế người Việt

Lần đầu tiên sau 3 năm triển khai, chiến dịch Overseas Talent Roadshow 2025 mở rộng quy mô tổ chức khi cả 3 doanh nghiệp trong hệ sinh thái Techcombank – One Mount – Masterise cùng tới Los Angeles, Hoa Kỳ nhằm tìm kiếm nhân tài quốc tế người Việt.

Techcombank lập kỷ lục mới sau khi ông Hồ Hùng Anh nói về mục tiêu vốn hoá 20 tỷ USD Techcombank chuẩn bị phát hành ESOP với giá 10.000 đồng/cổ phiếu

Phát hiện sai lệch kế toán nghiêm trọng, AEON Financial Service tuyên bố hủy thương vụ mua lại PTF

Tập đoàn tài chính AEON Financial Service (Nhật Bản) vừa phát đi thông cáo cho biết, giao dịch mua lại Công ty Tài chính Bưu điện và Viễn thông (PTF) tại Việt Nam – nay đã trở thành công ty con của AEON – sẽ bị tuyên bố vô hiệu sau khi phía AEON phát hiện những sai lệch nghiêm trọng trong báo cáo kế toán được cung cấp trước thời điểm ký kết.

SeABank bán 100% vốn góp tại Công ty Tài chính PTF cho AEON Financial Service của Nhật, thu về 4,3 nghìn tỷ đồng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận việc chuyển nhượng 100% vốn Công ty Tài chính PTF của SeABank cho AEON Financial Service

Nam A Bank được tăng vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng

Nam A Bank được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận tăng vốn điều lệ thêm hơn 4.281 tỷ đồng, đưa tổng vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng. Việc tăng vốn được thực hiện qua hai kênh phát hành cho cổ đông hiện hữu và phát hành cổ phiếu ESOP.

9 tháng, Nam A Bank báo lợi nhuận 3.323 tỷ đồng, tăng trưởng 62,4% VietinBank, ACB, Eximbank, Nam A Bank, VIB, NCB chuẩn bị họp đại hội cổ đông thường niên Nam A Bank dự kiến chia cổ tức 25%, tăng vốn điều lệ lên 18.000 tỷ đồng

Top 10 ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất

Qua thống kê, các ngân hàng như Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, MB, Techcombank ACB… là những ngân hàng có vốn điều lệ và tổng tài sản lớn nhất khi tính đến hết quý I/2025.

Cho vay đặc biệt không tài sản đảm bảo: Giải pháp cấp cứu hệ thống, không phải đặc quyền ngân hàng Sóng Ngân hàng chưa trở lại, vẫn có mã tăng giá hơn 50%