Phố Wall chao đảo trước nguy cơ Mỹ áp thuế 50% lên EU

Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận một tuần giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đề xuất áp thuế 50% lên hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU.

122058-chung-khoan-my-khoi-sac-chi-so-s-p-500-dat-muc-ky-luc.jpg
Giao dịch viên tại Sàn giao dịch chứng khoán New York, Mỹ. Ảnh: AFP/ TTXVN

Thị trường chứng khoán Mỹ ghi nhận một tuần giảm điểm sau khi Tổng thống Donald Trump đề xuất áp thuế 50% lên hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu (EU), dẫn tới khả năng gia tăng căng thẳng thương mại toàn cầu và khiến thị trường thêm bất ổn.

Tính chung cả tuần, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 2,47%, chỉ số tổng hợp S&P 500 giảm 2,61% và chỉ số công nghệ Nasdaq giảm 2,48%.

Trước đó, khép lại phiên giao dịch cuối tuần 23/5, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm 256,02 điểm, hay 0,61%, xuống 41.603,07 điểm. Chỉ số S&P 500 mất 39,19 điểm, hay 0,67%, xuống 5.802,82 điểm, và chỉ số công nghệ Nasdaq Composite giảm 188,53 điểm, hay 1%, xuống 18.737,21 điểm.

Cổ phiếu công nghệ, dịch vụ truyền thông và hàng tiêu dùng không thiết yếu là những nhóm ngành giảm mạnh nhất trong số 11 lĩnh vực của chỉ số S&P 500. Ngược lại, cổ phiếu những ngành dịch vụ tiện ích, hàng tiêu dùng thiết yếu và năng lượng lại tăng điểm.

Phiên này, cổ phiếu của tập đoàn công nghệ Apple (Mỹ) chạm mức thấp nhất trong hai tuần và đóng cửa giảm 3%, sau khi ông Trump cảnh báo nhà sản xuất iPhone này có thể phải đối mặt với mức thuế 25% đối với điện thoại bán cho khách hàng Mỹ nhưng không được sản xuất trong nước.

Trước đó, Cơ quan Hải quan Trung Quốc công bố số liệu cho thấy xuất khẩu điện thoại thông minh từ Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 4/2025 đã giảm khoảng 70% so với cùng kỳ năm 2024, trong bối cảnh xảy ra tranh chấp thuế quan giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Quảng cáo

Các lô hàng điện thoại iPhone của Apple và điện thoại thông minh khác từ Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ đạt tổng cộng 688,5 triệu USD vào tháng 4/2025, đánh dấu mức thấp nhất kể từ năm 2011.

Ông James St. Aubin, Giám đốc đầu tư của công ty quản lý tài sản Ocean Park Asset Management ở Santa Monica, California, cho biết với các động thái nói trên, ông Trump đã làm nóng lại cuộc chiến thuế quan với Liên minh châu Âu (EU). Theo ông, thị trường từng hy vọng rằng những điều tồi tệ nhất về vấn đề thuế quan đã qua, nhưng thực tế vẫn còn những “tàn lửa âm ỉ".

Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent cho biết Tổng thống Trump cho rằng các đề nghị thương mại của EU không đủ chất lượng. Ông cũng hy vọng rằng nguy cơ áp thuế mới sẽ thúc đẩy EU hành động trong các cuộc đàm phán.

Chỉ số biến động CBOE (VIX), thước đo "nỗi sợ hãi" của Phố Wall, đạt mức cao nhất trong hơn hai tuần và đóng cửa tăng 10%.

Trước đó trong tuần này, vấn đề nợ công của Mỹ và những bất ổn xung quanh đề xuất cắt giảm thuế của Tổng thống Trump là yếu tố chính chi phối thị trường, khiến Phố Wall đồng loạt giảm điểm mạnh trong hai phiên 20-21/5. Các chuyên gia phân tích độc lập cho rằng dự luật cắt giảm thuế trên có thể làm tăng thêm từ 3.000 tỷ USD đến 5.000 tỷ USD vào gánh nợ quốc gia, hiện đã ở mức 36.200 tỷ USD.

Phó Tổng Giám đốc điều hành thứ nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Gita Gopinath, mới đây đã cảnh báo thâm hụt tài khóa của Mỹ hiện quá cao và nước này cần sớm giải quyết gánh nặng nợ công ngày càng gia tăng.

Bà Gopinath nhấn mạnh rằng tình hình tài khóa của Mỹ đang đặt ra nhiều rủi ro đối với tăng trưởng dài hạn. Theo bà Gopinath, mặc dù có một số tín hiệu tích cực như việc Mỹ và Trung Quốc tạm thời hạ nhiệt căng thẳng thương mại và ký kết thỏa thuận kinh tế với Anh, song Mỹ vẫn đang đối mặt với mức độ bất ổn chính sách thương mại "rất cao".

Hồi tháng 4/2025, IMF đã hạ dự báo tăng trưởng của Mỹ do ảnh hưởng từ chính sách thuế quan và cho rằng nếu căng thẳng thương mại tiếp tục kéo dài, đà phục hồi kinh tế có thể bị suy yếu thêm. Theo bà Gopinath, việc thuế suất trung bình được điều chỉnh giảm là tín hiệu tích cực, tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều yếu tố bất định và cần theo dõi diễn biến chính sách trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng đang hướng sự chú ý vào diễn biến của lợi suất trái phiếu Chính phủ Mỹ. Lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm của Mỹ đã tiệm cận mức 4,6%, khiến thị trường chứng khoán Mỹ giảm mạnh do lo ngại trở lại về khả năng bán tháo tài sản Mỹ, tương tự như đợt xảy ra vào đầu mùa Xuân năm nay trước khi ông Trump rút lại một số mức thuế quan nặng nề nhất của mình.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Chứng khoán Phố Wall tăng điểm sau các thông tin kinh tế của Mỹ

Thị trường chứng khoán Phố Wall kết thúc phiên 12/6 tăng nhẹ trong bối cảnh lo ngại về thuế quan cùng với dữ liệu lạm phát nhẹ của Mỹ và kết quả tích cực từ phiên đấu giá trái phiếu Chính phủ Mỹ.

Chờ tín hiệu mới, chứng khoán châu Á trầm lắng Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Thỏa thuận khung Mỹ-Trung mở đường cho giải quyết căng thẳng thương mại

Sau 2 ngày đàm phán cấp cao tại Anh, Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận khung then chốt, mở ra triển vọng mới trong việc giải quyết các bất đồng thương mại giữa hai nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung lần thứ hai sắp diễn ra tại London Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Các nhà đầu tư đang chờ đợi số liệu lạm phát quan trọng của Mỹ sẽ được công bố trong tuần này, yếu tố có thể ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).

Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm

Đàm phán Mỹ-Trung tiến triển, chứng khoán châu Á tăng điểm

Chứng khoán châu Á sáng 10/6 tiếp tục tăng điểm, nhờ tâm lý lạc quan của nhà đầu tư trước khả năng Mỹ và Trung Quốc đạt được tiến triển trong vòng đàm phán thương mại đang diễn ra tại London (Anh).

Chứng khoán châu Á tăng điểm sau thông tin từ Mỹ Chứng khoán toàn cầu thận trọng theo dõi sát đàm phán Mỹ-Trung

Giá dầu tại châu Á giảm do số liệu kinh tế Trung Quốc

Giá dầu giảm nhẹ tại châu Á trong phiên chiều 9/6 do số liệu kinh tế yếu của Trung Quốc. Nhưng “vàng đen” vẫn giữ được phần lớn mức tăng giá của tuần trước, trước thềm đàm phán thương mại Mỹ-Trung.

Giá dầu châu Á giảm trước tín hiệu xấu của các nền kinh tế lớn Giá dầu thế giới "về bờ" khi lo ngại đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran gia tăng