Xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ tăng gần 24% trong 4 tháng đầu năm

4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, đồ nội thất bằng gỗ là một trong những nhóm hàng xuất khẩu quan trọng, góp phần thúc đẩy ngành gỗ tăng trưởng khả quan. Nhu cầu tại các thị

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Việt Nam đang có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh

Cục Xuất nhập khẩu (XNK) – Bộ Công Thương cho biết, tháng 4/2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 1,3 tỷ USD, tăng 0,2% so với tháng trước và tăng 19,4% so với tháng 4/2023. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 893 triệu USD, tăng 0,7% so với tháng trước đó và tăng 14,1% so với tháng 4/2023.

Lũy kế đến hết tháng 4/2024, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ ước đạt 4,8 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sản phẩm gỗ ước đạt 3,3 tỷ USD, tăng 25,8% so với cùng kỳ năm 2023.

Trong cơ cấu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ xuất khẩu trong quý I/2024, đồ nội thất bằng gỗ luôn là mặt hàng xuất khẩu chính chiếm tỷ trọng cao. Tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này chiếm 61% tổng trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ. Đồ nội thất bằng gỗ xuất khẩu chủ yếu tới khu vực châu Mỹ, chiếm 79,8% tổng trị giá xuất khẩu; tiếp theo là thị trường châu Á, châu Âu, châu Đại Dương và châu Phi.

“Ngành chế biến gỗ, đặc biệt là nhóm hàng đồ nội thất bằng gỗ đang là một trong những ngành hàng có trị giá xuất khẩu lớn trong giỏ hàng hóa của cả nước. Việt Nam cũng có lợi thế về nguồn lao động lành nghề trong lĩnh vực chế biến gỗ, đồ nội thất bằng gỗ, đồ gỗ mỹ nghệ. Cùng với việc mở rộng diện tích rừng trồng và thúc đẩy sử dụng các nguồn cung gỗ hợp pháp, Việt Nam đang có chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ chuỗi cung ứng này. Do đó, tiềm năng xuất khẩu rất khả quan trong thời gian tới”, đại diện Cục XNK cho biết.

Tiếp theo là xuất khẩu mặt hàng dăm gỗ chiếm 17,2% tổng trị giá xuất khẩu trong quý I/2024, giảm 1,5 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm 2023. Dăm gỗ xuất khẩu chính tới khu vực châu Á, với tỷ trọng chiếm 99,9% tổng trị giá xuất khẩu. Ngoài ra, trong quý I/2024 còn một số sản phẩm gỗ khác cũng được xuất khẩu như gỗ, ván và ván sàn; gỗ viên nén; cửa gỗ; đồ gỗ mỹ nghệ…

Quảng cáo

Cần lưu ý các rào cản thương mại

Trong 3 tháng đầu năm nay, Mỹ tiếp tục là thị trường trọng điểm của ngành gỗ Việt Nam, khảo sát cho thấy, các sản phẩm nội thất như kệ để giày, khung giường, tủ quần áo bàn làm việc gấp gọn, kệ nhà bếp, kệ phòng tắm, sản phẩm quà tặng cá nhân hoá… đang bán rất tốt tại thị trường này.

Trong năm 2023, trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ đạt 19,8 tỷ USD, giảm 21,7% so với năm 2022. Mặc dù kinh tế Hoa Kỳ chịu ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế toàn cầu, tiêu dùng suy giảm, song các nhà mua hàng ở Hoa Kỳ vẫn xác định Việt Nam là thị trường cung ứng quan trọng, nhất là khi họ muốn đa dạng chuỗi cung ứng và đặc biệt coi trọng vai trò, vị trí của Việt Nam trong khu vực.

Theo đó, tỷ trọng nhập khẩu đồ nội thất bằng của Hoa Kỳ từ Việt Nam luôn ở mức cao. Ba tháng đầu năm 2024, trị giá xuất khẩu gỗ và sản phẩm của Việt Nam sang Hoa Kỳ chiếm 53,43% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ, đạt hơn 1,891 tỷ USD, tăng hơn 36,3% so với cùng kỳ năm 2023. Việt Nam tiếp tục duy trì là nguồn cung lớn nhất, với thị phần chiếm 40,77% tổng trị giá nhập khẩu đồ nội thất bằng gỗ của Hoa Kỳ.

Bà Nguyễn Thanh Yến My, Quản lý tài khoản cấp cao Amazon Global Selling Việt Nam cho biết, Việt Nam có rất nhiều nhà máy sản xuất đồ gỗ, nội thất, hàng thủ công mỹ nghệ có kinh nghiệm gia công. Nguồn nguyên vật liệu đa dạng và chất lượng cao, lao động có tay nghề khéo léo. Bên cạnh đó, hàng hoá từ Việt Nam dễ dàng nhập khẩu vào các thị trường rộng lớn nhờ ký kết nhiều FTA.

Năm 2024, người tiêu dùng Mỹ đối với các sản phẩm đồ gỗ nội ngoại thất đã có nhiều thay đổi. Bên cạnh đó là những thay đổi trong chi tiêu của người dân nước này trước những biến động của thế giới và khi phải đối mặt với những bất ổn về tài chính và nguy cơ suy thoái kinh tế, họ ngày càng có xu hướng giảm thay mới đồ nội thất và những sửa chữa với mức giảm 2,8% dự kiến cho đến quý thứ hai của năm 2024.

Ông Jimmy Wang, Quản lý cấp cao về tìm kiếm nhà cung ứng Wayfair cho biết một con số thống kê đáng lưu ý cách đây nhiều năm cho thấy, mặc dù là một trong những nước xuất khẩu đồ gỗ vào Mỹ lớn nhất thế giới nhưng chỉ có 7% doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận trực tiếp đối với người tiêu dùng nước này.

Do vậy, việc theo kịp các xu hướng mới nhất tại thị trường Mỹ là điều cần thiết để đáp ứng nhu cầu ngày càng phát triển của hướng chi tiêu của người dân Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải có những sản phẩm để chứng minh mình là người phù hợp để lựa chọn, không chỉ bằng chất lượng, những yếu tố lắp ráp dễ dàng, thân thiện môi trường hay chi phí hợp lý, mà còn cần nhấn mạnh vào việc tiết kiệm chi phí, hiệu quả sử dụng và sự hài lòng của khách hàng.

Bên cạnh đó, Cục XNK nhắc nhở các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ sang Hoa Kỳ có thể sẽ đối mặt với nhiều rào cản mới, cụ thể, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đang sửa đổi pháp luật về phòng vệ thương mại, sẽ có một số điều chỉnh liên quan đến công tác điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp, bao gồm cách xác định mức trợ cấp mới cũng như đưa ra khái niệm về tình huống đặc biệt trong điều tra chống bán phá giá. Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần hết sức lưu ý.

Theo Tạp chí Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia