Tìm lời giải cho bài toán sóng 5G bứt phá ở Việt Nam

Tại Việt Nam, vài năm qua, "5G - xu hướng nổi bật" là từ khoá hot được các doanh nghiệp viễn thông quảng bá rầm rộ nhằm làm mới hình ảnh của mình. Tuy vậy, nhiều nguyên nhân trong đó có dịch bệnh, kinh tế bất ổn… khiến 5G không được các nhà mạng đầu tư nh

Hệ thống 5G ở Việt Nam phát triển chậm nhiều năm qua
Hệ thống 5G ở Việt Nam phát triển chậm nhiều năm qua

4G bắt đầu vào quỹ đạo suy giảm

Câu chuyện về phát triển hạ tầng mạng 5G tại Việt Nam được đưa ra tại diễn đàn “Chuyển đổi số: Nhanh hơn, Thông minh hơn, Xanh hơn” do Báo Đầu tư tổ chức ngày 21/3.

Đây là năm thứ 2 diễn đàn về chuyển đổi số được tổ chức, tạo cơ hội cho đại diện cơ quan quản lý nhà nước, nhà hoạch định chính sách, chuyên gia từ các hiệp hội quốc tế cùng doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam và quốc tế, gặp gỡ trao đổi.

Báo cáo tại diễn đàn của Ericsson cho biết, trong năm 2022, 30% dân số thế giới được phủ sóng 5G và dự kiến đến năm 2028 con số này là 85%. Sự phát triển thuê bao 4G đạt mức ngưỡng cao nhất vào cuối năm 2022 và bắt đầu suy giảm trong giai đoạn tới để chuyển dần sang thuê bao 5G. Số lượng thuê bao 2G/3G tiếp tục suy giảm. Điều này cho thấy năm 2023 là thời điểm cho sự chuyển sang phát triển mạng 5G.

Theo báo cáo, các nước có tốc độ phát triển 5G nhanh nhất trong năm 2022 đều bỏ ra một nguồn kinh phí lớn nhằm mở rộng vùng phủ sóng. Một số nước có mức đầu tư cho triển khai 5G rất lớn như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Tây Ban Nha…. Tuy nhiên, chưa có nước nào đạt được vùng phủ sóng 5G tuyệt đối cho toàn bộ dân số.

Mở điều kiện tiên quyết để xây dựng hệ thống 5G

Hiện tại, 5G tại Việt Nam vẫn còn trong quá trình thử nghiệm mạng lưới và dịch vụ của các doanh nghiệp (Viettel, VNPT, Mobifone) ở hơn 40 tỉnh thành phố. Các thử nghiệm được thực hiện với các băng tần số khác nhau từ thấp đến trung và cả băng tần mmWave, mô hình SA/NSA, thử nghiệm kỹ thuật, thương mại dịch vụ 5G.

Dù thời gian thử nghiệm đã được vài năm nhưng hiện tại sóng 5G tại Việt Nam mới chỉ xuất hiện giới hạn ở một số khu vực nhỏ ở trung tâm thành phố lớn như: Hà Nội, TP.HCM… Đáng chú ý, trong năm 2023, các nhà mạng cũng chưa có kế hoạch đầu tư mở rộng 5G đại trà.

a1-6656202303212318353944460-243.jpeg
Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.
Quảng cáo

Tham dự diễn đàn, ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, hiện nay, Bộ Thông tin và Truyền thông bắt đầu cho các nhà mạng đấu giá băng tần. Đây là điều kiện tiên quyết để nhà mạng xây dựng hệ thống 5G.

Trước đó, doanh nghiệp cũng phải xây dựng phương án đầu tư, bài toán kinh doanh chi tiết. Tại Việt Nam, việc triển khai 2G, 3G, 4G đi đúng lộ trình, rất đồng tốc, tạo lợi ích cho người tiêu dùng, nhà cung cấp dịch vụ, kể cả các đối tác.

"Với câu chuyện 5G, chúng tôi tập trung vào 2 đối tượng là B2B và B2Z với 2 điểm mạnh của 5G là tốc độ cao và độ trễ thấp, để phục vụ nhà máy thông minh, thành phố thông minh… Trước mắt, chúng tôi phối hợp với các doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ đáp ứng nhu cầu cho nhóm khách hàng này. Trong năm 2023, đầu tư 5G sẽ chỉ ở mức độ và quy mô vừa phải nhằm dần dần tiếp cận thị trường”, ông Hy cho biết.

Lý giải về câu chuyện sóng 5G không bứt phá ở Việt Nam vài năm qua, ông Nguyễn Phong Nhã, Phó Cục trưởng Cục Viễn thông (Bộ Thông tin và Truyền thông) cho rằng, thời gian thử nghiệm 2 năm qua cho thấy từ phía người sử dụng, trải nghiệm về tốc độ băng rộng di động không quá ấn tượng. Việc này do tốc độ 4G hiện nay tương đối đáp ứng nhu cầu xem phim, truyền hình, ảnh… Do vậy, với tốc độ vài trăm Mb/s hay cả Gb/s mà 5G mang lại chưa phải là yêu cầu của thị trường.

Tiếp theo, các ứng dụng về mật độ cao hay độ trễ thấp chưa có thử nghiệm mang lại kết quả ấn tượng, chưa thấy nhu cầu từ phía người sử dụng một cách rõ rệt, đây là thực tế ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới khi triển khai 5G.

WiMax, công nghệ mới từng được thử nghiệm rất sôi động nhưng cũng dừng ngay sau một năm do không có khả năng cạnh tranh với 3G và 4G lúc đó.

Theo ông Nhã, trước đây công nghệ 2G, 3G, 4G hầu như không đòi hỏi việc thử nghiệm trước khi triển khai nhưng câu chuyện 5G của các nhà mạng lần này không đơn giản như vậy.

Các nhà mạng phải kiểm tra về tổ chức mạng lưới, đi theo mô hình NSA - dựa trên mạng 4G hiện hữu hay SA là triển khai mạng 5G hoàn toàn độc lập. Đây là vấn đề lớn cần được đưa ra quyết định có sự ảnh hưởng rất lớn tới việc đầu tư của nhà mạng. Vấn đề này quyết định việc nhà mạng sẽ triển khai ngay một mạng rộng khắp nhiều tỉnh, thành phố hay triển khai tại các khu vực có nhu cầu.

Trong khi đó, thử nghiệm private 5G để cung cấp dịch vụ chuyên biệt cho khu công nghiệp, nhà máy, cảng biển với những yêu cầu khác biệt về tốc độ, mật độ thiết bị, độ trễ, dùng chung tần số giữa các doanh nghiệp, slicing network, vận hành mạng lưới… được các nhà mạng Việt Nam tích cực triển khai, coi là hướng kinh doanh “sáng nước” trước mắt.

Với cơ quan quản lý nhà nước, ông Nhã khẳng định, các chính sách để 5G phát triển dần được hoàn thiện. Chính sách đấu giá băng tần số được xây dựng thông qua Luật Tần số sửa đổi, nghị định hướng dẫn. Các quy chuẩn về 5G như quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị trạm gốc, thiết bị đầu cuối thông tin di động 5G, phần truy nhập vô tuyến, quy chuẩn về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet trên mạng viễn thông di động mặt đất 5G.

"Mục tiêu về 5G của nhà nước cũng được định hình như sớm phủ sóng đến các khu công nghiệp công nghệ cao, khu vực có yêu cầu cao… tiết kiệm chi phí đầu tư của doanh nghiệp, của xã hội, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác mạng đồng thời khuyến khích, thúc đẩy tạo điều kiện cho doanh nghiệp làm chủ công nghệ 5G thông qua việc sử dụng thiết bị “Make in Vietnam”", ông Nhã cho biết.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Meta sắp đối mặt với án phạt chống độc quyền đầu tiên từ EU

Theo nguồn tin riêng, Meta Platforms sắp phải đối mặt với khoản phạt đầu tiên từ Liên minh châu Âu (EU) vì buộc người dùng sử dụng dịch vụ quảng cáo Marketplace cùng với mạng xã hội Facebook.

Tương lai của những "quái vật" như Meta, Microsoft sẽ ra sao khi đã phát triển tới mức 'quá khổ'? Meta có nguy cơ bị phạt hàng tỷ USD vì vi phạm đạo luật kỹ thuật số EU

Xuất khẩu nhóm hàng nông sản tăng cao, một mặt hàng duy nhất tăng đến 3 con số

Nửa đầu tháng 7, xuất khẩu nhóm hàng nông sản mang về 898 triệu USD, tăng 21% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, hạt tiêu là mặt hàng có mức tăng về giá xuất khẩu cao nhất, tăng 55% so với cùng năm trước, từ 3.686 USD/tấn lên 5.727 USD/tấn. Đây cũng là mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng 3 con số.

Cắt giảm thuế nhập khẩu gạo có hiệu lực khiến thương nhân Philippines tăng nhận hàng

Ferrari chấp nhận thanh toán bằng tiền kỹ thuật số tại châu Âu

Tập đoàn chế tạo ô tô hạng sang Ferrari của Italy ngày 24/7 cho biết các đại lý tại châu Âu của hãng sẽ bắt đầu chấp nhận tiền kỹ thuật số, sau động thái tương tự ở Mỹ.

Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số FTX đứng trước nguy cơ phá sản Sàn giao dịch tiền kỹ thuật số lớn nhất thế giới vẫn giữ kín thông tin tài chính

Tỷ phú Elon Musk thăm dò ý kiến cho kế hoạch đầu tư 5 tỷ USD vào xAI

Ông Musk cho biết xAI sẽ "giúp thúc đẩy công nghệ tự lái hoàn toàn và xây dựng trung tâm dữ liệu mới của Tesla," đồng thời đề cập đến cơ hội tích hợp chatbot Grok của xAI với phần mềm của Tesla.

Doanh thu, lợi nhuận quý 1 của Tesla đồng loạt giảm nhưng cổ phiếu tăng vọt 11% sau câu nói của Elon Musk Mỹ áp thuế 100% lên xe điện Trung Quốc, CEO Elon Musk của Tesla lên tiếng: "Tôi không ủng hộ áp thuế, các ưu đãi cũng không"

Trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi hoàn toàn thị trường lao động thế giới

Các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo doanh nghiệp trên toàn cầu đang đồng loạt đưa ra cảnh báo sự phát triển mạnh mẽ của AI có thể tác động sâu sắc đến thị trường lao động.

Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào? Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip

Sự cố máy tính toàn cầu: Khoảng 8,5 triệu thiết bị của Microsoft chịu ảnh hưởng

Microsoft cho biết, sự cố gián đoạn hệ thống máy tính toàn cầu do lỗi bản cập nhật phần mềm của công ty an ninh mạng CrowdStrike đã ảnh hưởng đến gần 8,5 triệu thiết bị của tập đoàn công nghệ này.

Đặt cược tất cả vào AI, 2024 sẽ là một năm "được ăn cả, ngã về không" của Microsoft Microsoft bắt đầu thực hiện sứ mệnh 'năm AI 2024': biến Edge thành trình duyệt AI

Cuộc chiến thuế quan EU-Trung Quốc: 12 nhà sản xuất ô tô Trung Quốc lên tiếng

Phòng Thương mại Xuất nhập khẩu Máy móc và Sản phẩm Điện tử Trung Quốc (CCCME) khẳng định thuế quan mà EU áp dụng với xe điện Trung Quốc là vi phạm các quy tắc thương mại toàn cầu.

Anh: Áp thuế xe điện Trung Quốc có thể làm tăng rào cản thương mại Những quan ngại về các tác động sau khi châu Âu áp thuế xe điện Trung Quốc

Sự cố máy tính toàn cầu Microsoft gây tê liệt hoạt động ở nhiều lĩnh vực

Một sự cố công nghệ toàn cầu của Microsoft đã khiến các chuyến bay bị hoãn, nhiều ngân hàng ngừng hoạt động và các phương tiện truyền thông ngắt sóng trong ngày 19/7.

Chiến lược bán lẻ của Apple đã đánh bại Microsoft và Google như thế nào? Microsoft bị tố "cậy quyền", liên tục làm phiền để người dùng Edge chuyển sang Bing

Ford sẽ đầu tư 3 tỷ USD vào Canada để sản xuất xe bán tải "Super Duty"

Hãng sản xuất ô tô Ford của Mỹ vừa công bố sẽ đầu tư 3 tỷ USD để đẩy mạnh sản xuất xe bán tải "Super Duty" tại một nhà máy ở Canada, nơi trước đây họ đã hoãn kế hoạch sản xuất xe điện (EV).

Bất ngờ khoản cổ tức "khủng" từ Honda, Toyota và Ford mang về cho VEAM mỗi năm hàng nghìn tỷ đồng lợi nhuận Doanh số bán ô tô tháng 5 tăng nhẹ, top 3 thuộc về Toyota, Hyundai và Ford

'Gã khổng lồ' viễn thông Nhật tăng cường sử dụng công nghệ AI

Softbank và Avatar Inn sẽ hợp tác để cung cấp “Dịch vụ khách hàng” sử dụng robot trang bị trí tuệ nhân tạo (AI) cho các ngành đang thiếu hụt lao động.

Trí tuệ nhân tạo đã giúp Nvidia vươn lên thành doanh nghiệp nghìn tỷ USD như thế nào? Công ty bán dẫn Hàn Quốc đầu tư 75 tỷ USD vào trí tuệ nhân tạo và chip