Hạ tầng 5G sẽ giúp nhà mạng đột phá doanh thu

Doanh thu trung bình trên 1 khách hàng (ARPU) của nhà mạng có thể tăng trưởng 30-60% khi cung cấp các dịch vụ mới trên nền tảng 5G.

Theo thống kê đến cuối năm 2022, hơn 230 mạng lưới 5G được thương mại hoá, hỗ trợ hơn 1 tỷ người dùng và nhiều tỷ thiết bị 5G. 5G cũng thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của ngành ICT (công nghệ thông tin và truyền thông). Các nhà mạng cũng cần liên tục đổi mới để mở rộng nhiều giải pháp, ứng dụng để tận dụng kết nối tốc độ cao này.

Hàng loạt nhà mạng hàng đầu ở châu Âu, châu Á - Thái Bình Dương và Trung Đông tích cực phát triển các loại dịch vụ số khác nhau. Một số nhà mạng kết nối với dịch vụ OTT địa phương, mở ra những thị trường có doanh thu tốt. Các sản phẩm mới kết hợp với những dịch vụ số khác như mạng xã hội, giúp nhà mạng trở thành đơn vị cung cấp dịch vụ số trọn gói.

Để quản lý hệ thống dịch vụ, giải pháp Connectivity+ từ Huawei được giới thiệu tại Hội nghị Di động Thế giới (MWC) Barcelona 2023 giúp tối ưu hoá quy trình vận hành và bảo trì (O&M). Ngoài ra, các dịch vụ băng thông rộng cao cấp tại địa phương như 5G FWA và 10G PON được mở rộng nhanh hơn dự kiến, giúp nhà mạng ở khu vực châu Âu và Trung Đông tăng ARPU (doanh thu trung bình trên 1 khách hàng) từ 30-60%.

c2-7570.jpeg

Các dịch vụ mới trên hạ tầng 5G có thể giúp nhà mạng tăng mạnh doanh thu

Các công nghệ đa năng như 5G, AI và điện toán đám mây đang thúc đẩy quá trình số hóa công nghiệp, đồng thời, mang đến những cơ hội mới mang tính chiến lược. Khách hàng doanh nghiệp cần được cung cấp danh mục sản phẩm nhiều hơn, trong khi các nhà mạng phải củng cố giải pháp quản lý hạ tầng. Năm 2022, một nhà mạng tại Trung Quốc kết hợp với các dịch vụ đám mây, AI, bảo mật và các dịch vụ nền tảng để mở rộng sang các thị trường mới, ghi nhận doanh thu tăng trưởng hơn 20% nhờ số hóa ngành công nghiệp.

5.5G là giải pháp “kết nối xanh”

Quảng cáo

Trong tương lai, từ giải trí cá nhân, công việc hay sản xuất công nghiệp đều được kết nối thông minh. Khi đó, tốc độ mạng hiện hữu phát triển lên tốc độ 10 Gbps phổ biến của 5G, nhiều tỷ kết nối và cảm biến được tích hợp gây sức ép về tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường. Để duy trì sự phát triển bền vững, ngành ICT phải chuyển trọng tâm từ tiêu thụ năng lượng sang sử dụng năng lượng hiệu quả. Sự phát triển từ 5G lên 5.5G sẽ là chìa khóa để đáp ứng yêu cầu này. Mạng 10 Gbps cùng công nghệ mạng không dây đổi mới (IWT), công nghệ quang học và công nghệ IP là giải pháp tối ưu.

Năm 2022, Tổ chức viễn thông quốc tế (ITU-T) phát hành NCIe, chỉ số tiêu chuẩn để đo cường độ phát thải carbon của mạng lưới. Các nhà mạng hàng đầu ở Trung Quốc và châu Âu, những nơi mạng 5G phát triển bùng nổ nhất thế giới, xác minh các chỉ số hiệu quả năng lượng đa chiều mới trên các mạng lưới trực tiếp và cải thiện hiệu suất năng lượng từ 20-50%.

c4-4562.png Thế giới thông minh dựa trên kết nối gây áp lực cho việc tiêu thụ năng lượng

Ngoài ra, kỷ nguyên của AI cũng bắt đầu bùng nổ, mang đến những lợi ích và cơ hội mới cho các nhà vận hành. Tuy nhiên, để đáp ứng sự tăng tốc của lĩnh vực AI đòi hỏi cơ sở hạ tầng ICT phải được cải thiện, bởi khi băng thông nhanh hơn và máy móc ngày một mạnh hơn sẽ dẫn đến sự gia tăng năng lượng tiêu thụ. Ngành ICT dường như phải đối mặt với sự lựa chọn khó khăn, tiếp tục phát triển và hướng đến mục tiêu xanh

Về kỹ thuật, Huawei vừa giới thiệu giải pháp Green 1-2-3 với kịch bản thiết bị tải điện nhẹ, công nghệ tắt thiết bị đa chiều có thể được đưa vào sử dụng, cho phép cắt thiết bị thông minh hơn thông qua nhiều phương diện như tần suất, thời gian, kênh và năng lượng.

Trong khi đó, khi tải điện mạnh, các thiết bị có thể được đưa vào trạng thái ngưng hoạt động dài hạn. Ví dụ các vật liệu và quy trình mới có thể được sử dụng để giải quyết vấn đề về hạ và ngưng tụ nhiệt độ khi tắt nguồn phần cứng AAU. Điều này cho phép module nguồn vẫn duy trì trạng thái chờ độc lập, mức tiêu thụ năng lượng của AAU trong quá trình tải trọng cực kỳ nhẹ có thể giảm từ 300 W xuống dưới 10 W.

Các trạm thông tin đa chiều như thời tiết, giá điện, tình trạng pin và khối lượng dịch vụ có thể được thu thập, đồng thời, các thuật toán thiết lập lịch trình thông minh có thể tối đa hóa hiệu quả phát điện và khả năng cung cấp điện dựa trên tải, trong khi vẫn có thể giảm thiểu chi phí điện năng tổng thể.

Trong các tình huống có lưu lượng truy cập thấp, mục tiêu cơ bản được đặt ra trong việc đảm bảo tối ưu hoá năng lượng, trong khi vẫn đảm bảo được trải nghiệm người dùng hiệu quả khi có lưu lượng truy cập cao. Các phương pháp điều chỉnh dựa trên trải nghiệm đang được nâng cấp thành các phương pháp dựa trên dữ liệu, cho phép cho ra các chính sách tiết kiệm năng lượng trong vài phút và lập tức phân phối các chính sách tăng cường hiệu suất trong một phần nghìn giây.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Công nghệ

Ứng cử viên mua lại TikTok tiết lộ kế hoạch cải tổ ứng dụng

Tầm nhìn của tỷ phú Mỹ Frank McCourt đối với TikTok bao gồm việc cải tổ mô hình quảng cáo của công ty để người dùng có quyền kiểm soát các quảng cáo và loại nội dung mà họ muốn xem.

Goolge, TikTok, Facebook… nộp thuế hơn 6.200 tỷ đồng Kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Facebook, TikTok, Zalo, YouTube...

LG ra mắt thế hệ điều hòa 2025 với công nghệ AI Air độc quyền

Điểm đột phá của dải sản phẩm điều hòa mới từ LG là thiết kế cánh quạt kép - một nâng cấp đáng kể so với các dòng điều hòa hiện tại chỉ trang bị một cánh quạt đơn phía trước. Đồng thời, thế hệ điều hòa mới cũng được trang bị công nghệ AI và cảm biến thông minh giúp tiết kiệm điện năng.

LG muốn đầu tư thêm 4 tỷ USD vào Việt Nam

Google thành lập công ty tại Việt Nam: Chuyên gia chỉ rõ cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp nội

Việc Google chính thức thành lập công ty tại Việt Nam không chỉ là một bước đi chiến lược quan trọng của gã khổng lồ công nghệ này, mà còn mở ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế và xã hội Việt Nam.

Epic Games cáo buộc Google và Samsung có hành vi phản cạnh tranh Đế chế Google trị giá 2.000 tỷ USD đứng trước nguy cơ chia tách, ban lãnh đạo công ty 'choáng váng'

Việt Nam hợp tác với NVIDIA thành lập Trung tâm R&D Trí tuệ nhân tạo và Trung tâm Dữ liệu AI

Chiều tối ngày 5/12/2024, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng giám đốc Nvidia Jensen Huang, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Bộ KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng - đại diện Chính phủ Việt Nam và ông Jay Puri - Phó Chủ tịch Điều hành Phụ trách Hoạt động Toàn cầu NVIDIA, đã ký thoả thuận hợp tác giữa Việt Nam và NVIDIA thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Trí tuệ nhân tạo (AI) (được gọi là VRDC) và Trung tâm Dữ liệu AI.

Nvidia sắp thế chân Intel trong Dow Jones Vốn hóa thị trường của "ông lớn" chip Nvidia tăng lên hơn 3.600 tỷ USD