Kinh tế Trung Quốc đón nhận nhiều diễn biến mới tạo đà cho kích cầu kinh tế?

Doanh số bán lẻ, chỉ báo quan trọng của niềm tin người tiêu dùng, tăng 12,7%, thấp hơn so với kỳ vọng 13,6% của các chuyên gia, đồng thời nó chững lại đáng kể so với con số 18,4% vào tháng 4/2023.

Kinh tế Trung Quốc tháng 5/2023 suy giảm mạnh, tăng trưởng sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ thấp hơn so với kỳ vọng, điều này tạo ra kỳ vọng Bắc Kinh sẽ cần phải hành động mạnh tay hơn để khôi phục đà tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, theo Reuters.

Quá trình phục hồi của kinh tế Trung Quốc tăng tốc vào đầu năm nay đã mất đà trong quý 2/2023, thực tế này khiến cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã phải hạ một số lãi suất chủ chốt trong tuần này. Đây là động thái điều chỉnh lãi suất của Trung Quốc lần đầu tiên trong gần 1 năm và dự kiến sẽ còn thêm nhiều đợt hạ lãi suất khác.

“Sự phục hồi của kinh tế Trung Quốc thời kỳ hậu đại dịch COVID-19 dường như đã mất đà, sự suy giảm về kinh tế là rõ ràng, giờ đây chúng ta đang chứng kiến những rủi ro suy giảm với GDP của chúng ta. Ước tính GDP sẽ tăng trưởng lần lượt 5,5% và 4,2% trong năm 2023 và 2024”, chuyên gia phân tích tại Nomura nhấn manh trong nghiên cứu sau khi số liệu gần nhất gây thất vọng.

Cơ quan Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố sản lượng công nghiệp tháng 5/2023 tăng trưởng 3,5% so với cùng kỳ năm trước, chậm hơn đáng kể so với con số tăng trưởng 5,6% của tháng 4/2023 và thấp hơn chút so với tốc độ 3,6% theo các chuyên gia Reuters. Nhiều doanh nghiệp sản xuất Trung Quốc chật vật với việc nhu cầu tiêu dùng tại nội địa và nước ngoài suy yếu.

Doanh số bán lẻ, chỉ báo quan trọng của niềm tin người tiêu dùng, tăng 12,7%, thấp hơn so với kỳ vọng 13,6% của các chuyên gia, đồng thời nó chững lại đáng kể so với con số 18,4% vào tháng 4/2023.

Chủ tịch quỹ Pinpoint Asset Management, ông Zhiwei Zhang, nhận xét: “Tất cả những dữ liệu cho đến nay gửi đi tín hiệu nhất quán về việc động lực của nền kinh tế đang yếu đi”.

Quảng cáo

Tính đến hiện tại, các dữ liệu từ sản xuất nhà máy cho đến thương mại hay tăng trưởng tín dụng, doanh số bán nhà đều cho thấy nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới suy yếu. Sản lượng thép thô tháng 5/2023 tiếp tục suy giảm so với cùng kỳ tháng và cùng kỳ năm, trong khi đó, sản lượng than đá cũng giảm.

Việc dữ liệu xấu đi không khỏi khiến cho nhà đầu tư giảm kỳ vọng vào khả năng kinh tế sẽ sớm hồi phục bởi xét đến so sánh với năm ngoái ở mức thấp khi mà nhiều thành phố đang chịu sự phong tỏa chặt chẽ bởi các biện pháp kiểm soát COVID-19.

Cũng theo các chuyên gia phân tích, các dữ liệu mới nhất củng cố cho quan điểm rằng sẽ cần thêm các biện pháp kích cầu khi mà Trung Quốc đương đầu với rủi ro giảm phát, nợ các chính quyền địa phương tăng cao, thất nghiệp cao trong nhóm người trẻ tuổi và nhu cầu toàn cầu suy yếu.

Chuyên gia kinh tế trưởng tại Jones Lang LaSalle, ông Bruce Pang, nhận xét: “Dữ liệu tiêu dùng nội địa không đầy đủ và nhu cầu tiêu dùng bên ngoài đi xuống có thể gây gián đoạn đà phục hồi của kinh tế Trung Quốc trong những tháng tới, chính vì vậy Trung Quốc sẽ mất nhiều thời gian mới phục hồi”.

Việc đưa ra biện pháp kích cầu với chính sách nới lỏng trên quy mô lớn có thể coi như bước đầu, ông Pang nói. Tuy nhiên ông Pang cũng khẳng định sẽ phải cần từ 2 đến 3 năm để vực dậy nền kinh tế vốn đang tăng trưởng chững lại.

Sau số liệu kinh tế Trung Quốc kém lạc quan, JP Morgan đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc cả năm 2023 xuống còn 5,5% từ mức 5,9%. Chính phủ Trung Quốc đã đặt mục tiêu tăng trưởng ước tính khoảng 5% trong năm nay, và như vậy không đạt mục tiêu của năm 2022.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) vào ngày thứ Năm đã hạ lãi suất kênh cho vay trung hạn thời hạn 1 năm, đây là lần nới lỏng chính sách đầu tiên trong 10 tháng. Nó dọn đường cho việc cắt giảm lãi suất cho vay chuẩn vào tuần sau.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Thị trường bất động sản Trung Quốc suy yếu khiến giá đồng và sắt lao dốc

Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, giá nhà mới tại 70 thành phố đã giảm 4,9% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 7/2024, sau khi giảm 4,5% trong tháng trước đó.

Goldman Sachs nhận định gì về ngành bất động sản Trung Quốc trong những năm tới? Lối thoát nào cho thị trường bất động sản Trung Quốc?