Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

1. Liên hợp quốc (LHQ) ngày 9/1 công bố báo cáo cho thấy tăng trưởng kinh tế toàn cầu dự kiến duy trì ở mức 2,8% trong năm 2025, không đổi so với năm 2024. Con số này thấp hơn mức trung bình 3,2% trong giai đoạn 2010-2019 phản ánh những khó khăn của cơ cấu kinh tế thế giới như đầu tư yếu, năng suất giảm, nợ công tăng cao và áp lực về nhân khẩu học.

2. Liên minh châu Âu ủng hộ mạnh mẽ hệ thống thương mại đa phương và vai trò trung tâm của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong việc điều hành thương mại toàn cầu. Đây là lời khẳng định của Ủy viên châu Âu phụ trách Thương mại và An ninh kinh tế, ông Maroš Šefčovič, trong cuộc gặp vào ngày 7/1 với Tổng giám đốc WTO, bà Ngozi Okonjo-Iweala.

080206-wto-luong-lua-mi-van-chuyen-qua-kenh-dao-suez-giam-gan-40-.jpg
Tàu chở hàng di chuyển qua Kênh đào Suez ngày 13/1/2024. Ảnh: THX/TTXVN

3. Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm qua giữa lúc bất ổn chính trị xảy ra ở hai quốc gia này. Số vụ doanh nghiệp phá sản ở Đức trong quý IV/2024 lên tới 4.215, mức cao nhất kể từ năm 2009. Trong khi đó, khoảng 66.420 doanh nghiệp Pháp rơi vào tình trạng vỡ nợ trong năm 2024, một con số chưa từng thấy ngay cả khi trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.

4. Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) ngày 10/1 công bố phân tích cho hay lạm phát của Anh cao nhất Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với lãi suất cao và chi phí năng lượng tiếp tục tăng. Lạm phát của Anh tăng 3,5% trong tháng 11/2024, cao gần gấp ba lần lạm phát tại Pháp.

Quảng cáo

5. Ngân hàng Goldman Sachs ngày 6/1 cho biết không còn dự đoán giá vàng đạt mức 3.000 USD/ounce vào cuối năm 2025, mà lùi thời điểm đến giữa năm 2026 do kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn. Giá vàng đã tăng mạnh trong năm 2024 nhờ tác động của các đợt hạ lãi suất ở Mỹ, nhu cầu trú ẩn an toàn và hoạt động mua vào liên tục của các ngân hàng trung ương.

6. Dự trữ khí đốt của châu Âu đang giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua do ảnh hưởng của thời tiết lạnh giá kéo dài. Theo số liệu mới nhất của Hiệp hội các nhà điều hành cơ sở hạ tầng khí đốt châu Âu (GIE), dự trữ khí đốt tại châu Âu hiện chỉ đạt 70% công suất, giảm mạnh so với mức 86% cùng kỳ năm 2024.

075129-gazprom-tiep-tuc-van-chuyen-hon-42-trieu-m3-khi-dot-qua-ukraine.jpg
Hệ thống đường ống dẫn khí đốt của Tập đoàn dầu khí Gazprom thuộc Nga. Ảnh: ITAR-TASS/TTXVN

7. Lượng gạo dự trữ của Ấn Độ tính đến ngày 1/1/2025 đạt mức cao kỷ lục 60,9 triệu tấn, cao gấp 8 lần mục tiêu 7,6 triệu tấn của chính phủ. Lượng gạo dự trữ cao kỷ lục trong khi việc thu mua lúa vẫn đang diễn ra ở một số bang sẽ khiến Ấn Độ gặp khó khăn việc tìm kiếm hoặc xây dựng kho lưu trữ mới.

8. Hãng hàng không giá rẻ Jeju Air (Hàn Quốc) ngày 8/1 thông báo sẽ cắt giảm gần 1.900 chuyến bay trong quý I/2025 nhằm tăng cường mức độ an toàn sau vụ tai nạn máy bay nghiêm trọng xảy ra vào ngày 29/12/2024. Theo Bộ Giao thông Vận tải Hàn Quốc, Jeju Air là hãng hàng không ghi nhận số lượng chuyến bay bị trễ lịch trình nhiều nhất do vấn đề bảo trì trong nửa đầu năm 2024.

9. Triển lãm Điện tử Tiêu dùng (CES) 2025 diễn ra từ ngày 7-10/1 tại Las Vegas Mỹ) trình làng nhiều công nghệ mới đáng chú ý dành cho người cao tuổi, từ chú chó robot đáng yêu xoa dịu bệnh nhân sa sút trí tuệ đến thiết bị gắn trong bồn cầu để xét nghiệm nước tiểu. Tổ chức phi lợi nhuận hướng đến người về hưu của Mỹ AARP dự đoán thị trường công nghệ phục vụ người từ 50 tuổi trở lên dự kiến đạt 120 tỷ USD vào năm 2030.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

BoJ sắp hoàn tất đợt bán cổ phiếu ngân hàng

Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) sắp hoàn tất việc bán số cổ phiếu trị giá hàng triệu USD mà họ mua từ các ngân hàng gặp khó khăn trong cuộc khủng hoảng tài chính cách đây hai thập kỷ.

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản BoJ: Giá trị tài sản tài chính của các hộ gia đình Nhật Bản sụt giảm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất

Lạm phát tại Anh có thể đã chạm mức cao nhất của 10 tháng vào tháng 1/2025, tiếp tục xu hướng gia tăng áp lực giá cả, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) thận trọng hơn trong việc giảm lãi suất.

Từng bị chê là "đại bàng không cánh", Trung Quốc âm thầm tạo nên đối thủ xứng tầm thách thức Boeing, Airbus? BoE sẽ giới hạn mức nắm giữ đồng bảng kỹ thuật số của người dân

Trung Quốc phát hành 8,2 tỷ USD trái phiếu tại Hồng Kông để ổn định đồng Nhân dân tệ trong bối cảnh căng thẳng thương mại

Đây là động thái mới nhất của Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PBOC) hỗ trợ vị thế của Hồng Kông như một trung tâm toàn cầu cho hoạt động kinh doanh đồng Nhân dân tệ ở nước ngoài.

Đồng NDT tăng lên mức cao nhất trong gần 16 tháng Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025

Tổng thống Mỹ đề nghị áp dụng thuế quan "có đi có lại" với các đối tác thương mại

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký bản ghi nhớ đề nghị áp dụng thuế quan "công bằng và có đi có lại" đối với tất cả các đối tác thương mại lớn của Mỹ.

Mỹ chính thức áp thuế 25% đối với thép và nhôm nhập khẩu Mỹ áp thuế 25% nhôm, thép ảnh hưởng như thế nào đến cổ phiếu HPG, HSG, NKG?