Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2015

Số liệu do Cục Quản lý Ngoại hối Trung Quốc công bố ngày 7/9 cho thấy dự trữ ngoại hối của nước này đã tăng hai tháng liên tiếp lên mức cao nhất kể từ tháng 12/2015.

vna-potal-tong-thong-my-lo-ngai-dong-usd-manh-stand-20220308082745.jpeg
Tính đến cuối tháng 8/2024, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3.288 tỷ USD, tăng 31,843 tỷ USD so với cuối tháng 7/2024. Ảnh minh hoạ: AFP/TTXVN

 

Cụ thể, tính đến cuối tháng 8/2024, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc là 3.288 tỷ USD, tăng 31,843 tỷ USD so với cuối tháng 7/2024.

Quảng cáo

Đây là hai tháng liên tiếp dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng đáng kể. Trong tháng 7/2024, dự trữ ngoại hối tăng thêm 34,014 tỷ USD.

Cục Quản lý Ngoại hối cho biết trong tháng Tám năm nay, do ảnh hưởng của các yếu tố như dữ liệu kinh tế vĩ mô và kỳ vọng về chính sách tiền tệ từ các nền kinh tế lớn, chỉ số đồng USD giảm và giá tài sản tài chính toàn cầu nhìn chung tăng. Quy mô dự trữ ngoại hối tăng lên trong tháng đó là do tác động tổng hợp của các yếu tố như chuyển đổi tỷ giá hối đoái và thay đổi giá tài sản. Nền kinh tế Trung Quốc đang vận hành ổn định và xu hướng phát triển tích cực lâu dài sẽ không thay đổi, từ đó hỗ trợ quy mô dự trữ ngoại hối cơ bản ổn định.

Tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng giá mạnh trong tháng 8/2024. Tỷ giá hối đoái giao ngay của đồng nhân dân tệ so với đồng USD tăng trở lại từ 7,2261 NDT lên 7,0881 NDT, tăng 1,9% trong tháng. Trong khi đồng USD lại giảm 2,2% so với rổ các đồng tiền chủ chốt gồm euro, bảng Anh, yen Nhật, đô la Canada, franc Thụy Sỹ và krona Thụy Điển.

Ông Quản Đào, nhà kinh tế trưởng tại BOCI Securities, cho biết dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tiếp tục tăng đáng kể trong tháng Tám, chủ yếu phản ánh sự sụt giảm của chỉ số đồng USD, giá tài sản tài chính toàn cầu nhìn chung tăng và các yếu tố như diễn biến tỷ giá hối đoái và thay đổi giá tài sản có tác động định giá tích cực trong bối cảnh kỳ vọng về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm lãi ngày càng tăng.

Theo ông Quản Đào, việc Fed cắt giảm lãi suất vào tháng Chín về cơ bản đã được quyết định. Nhưng không thể loại trừ rằng kỳ vọng của thị trường sẽ tiếp tục chuyển đổi giữa các kịch bản “hạ cánh mềm”, “hạ cánh cứng” và “không hạ cánh” đối với nền kinh tế Mỹ. Ngoài ra, vẫn chưa thể xác định được mức độ cắt giảm lãi suất của Fed và những biến động trên thị trường tài chính quốc tế là không thể tránh khỏi. Do đó những thông tin này có thể sẽ tiếp tục làm xáo trộn quy mô dự trữ ngoại hối của Trung Quốc.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Thị trường giao dịch cầm chừng, khối ngoại dừng lại chuỗi 21 phiên bán ròng trên HOSE

Xu hướng của thị trường chưa được thể hiện rõ ràng sau phiên đáo hạn phái sinh. Các cổ phiếu lớn chủ yếu đối kháng nhau khiến cho VN-Index liên tục dao động quanh mốc tham chiếu.

Thị trường gỡ được 23 điểm trong 2 phiên Vinhomes chi 11.000 tỷ đồng cho thương vụ mua cổ phiếu “khủng” nhất thị trường

Chứng khoán châu Á đi lên nhờ hiệu ứng bitcoin

Chiều ngày 22/11, hầu hết các cổ phiếu châu Á đều lên giá, theo đà phục hồi của thị trường Phố Wall và tác động tích cực từ hiện tượng tiền điện tử Bitcoin ngấp nghé ngưỡng 100.000 USD/BTC.

Chứng khoán châu Á ở thế giằng co khi chính sách lãi suất của Fed khó đoán định Các thị trường châu Á tràn ngập sắc xanh, VN-Index vẫn đi dò đáy

Ba chỉ số chứng khoán Mỹ đều tăng điểm trong phiên giao dịch đầy biến động

Chốt phiên 21/11, chỉ số Dow Jones tăng 461,88 điểm, lên 43.870,35 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 31,6 điểm, lên 5.948,71 điểm và chỉ số Nasdaq Composite tăng 6,28 điểm, lên 18.972,42 điểm.

Chứng khoán Mỹ chốt phiên giảm điểm sau phát biểu của Chủ tịch Fed Chứng khoán Mỹ giảm mạnh sau bình luận của giới chức Fed về lãi suất