Trung Quốc bất ngờ tiếp bước Fed nới lỏng chính sách tiền tệ

Thời điểm PBOC công bố nới lỏng chính sách tiền tệ diễn ra ngay sau khi Fed hãm việc nâng lãi suất lần đầu tiên trong 15 tháng, nhưng cùng lúc đó phát đi thông điệp siết chặt chính sách tiền tệ.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) đã hạ lãi suất thời hạn 1 năm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm trong nỗ lực vực dậy nền kinh tế sau khi kinh tế mất đà tăng trưởng trong những tháng gần đây.

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc hạ lãi suất cho vay thời hạn 1 năm, hay còn lại là kênh cho vay trung hạn 10 điểm cơ bản xuống 2,65%. Động thái này được kỳ vọng sau khi vào ngày thứ Ba, Trung Quốc cũng giảm một loại lãi suất cho vay ngắn hạn với mức độ tương tự. Hai loại lãi suất này thường được điều chỉnh cùng với nhau.

PBOC đồng thời cung cấp 237 tỷ nhân dân tệ tức 33 tỷ USD các khoản vay trung hạn, cao hơn ngưỡng 200 tỷ nhân dân tệ các khoản vay đáo hạn vào tháng 6/2023.

PBOC đã chuyển trạng thái sang nới lỏng tiền tệ sau khi xuất hiện ngày một nhiều dấu hiệu cho thấy kinh tế Trung Quốc chững lại sau khi tăng vọt trong quý 1/2023. Số liệu chính thức dự kiến sẽ được công bố vào ngày thứ Năm, nó cho thấy sản xuất công nghiệp và đầu tư suy giảm trong tháng 5/2023 còn doanh số bán lẻ hạ nhiệt tăng trưởng.

“Thông điệp chính sách rất quan trọng bởi nó cho thấy sự đảo chiều chính sách. Giờ đây các nhà hoạch định chính sách kinh tế sẽ cần phải cố gắng nỗ lực hơn. Trong ngắn hạn, sẽ cần đến sự hỗ trợ tiền tệ và tài khóa”, trưởng bộ phận nghiên cứu kinh tế vĩ mô tại quỹ Pictet Wealth Management – ông Dong Chen phân tích.

Các chỉ số chứng khoán chính tại Trung Quốc và Hồng Kông tăng điểm trong phiên hôm nay, chỉ số Hang Seng của cổ phiếu doanh nghiệp Trung Quốc niêm yết trên sàn Hồng Kông tăng ước tính khoảng 1,5%. Đồng nhân dân tệ trên thị trường Trung Quốc đại lục hạ 0,2%, lợi suất trái phiếu chính phủ Trung Quốc tăng 1 điểm cơ bản lên 2,63%.

Thời điểm PBOC công bố nới lỏng chính sách tiền tệ diễn ra ngay sau khi Fed hãm việc nâng lãi suất lần đầu tiên trong 15 tháng, nhưng cùng lúc đó phát đi thông điệp siết chặt chính sách tiền tệ. Sự chênh lệch giữa lãi suất của Mỹ và Trung Quốc đã tạo ra nhiều yếu tố dịch chuyển dòng vốn và gây ra áp lực lên đồng nhân dân tệ. Đồng nhân dân tệ đã giảm hơn 3% so với đồng USD trong năm nay.

Các chuyên gia kinh tế tin rằng PBOC sẽ vẫn tiếp tục đưa ra các biện pháp cắt giảm lãi suất nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế dù rằng chỉ riêng việc nới lỏng chính sách tiền tệ là không đủ để củng cố niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng. Thị trường bất động sản đang chật vật đồng thời cũng gây ra sức ép lên tăng trưởng kinh tế Trung Quốc.

Quảng cáo

Vào ngày thứ Ba, PBOC hạ lãi suất chính sách ngắn hạn từ 2% xuống 1,9%, động thái điều chỉnh chính sách tiền tệ lần đầu tiên trong 9 tháng gần đây. Động thái này được đưa ra khi mà nền kinh tế mất đi động lực tăng trưởng và các số liệu mới công bố tiếp tục khiến cho nhà đầu tư thất vọng.

Các chuyên gia kinh tế chuyên phụ trách Trung Quốc tại các ngân hàng phố Wall coi động thái này như phát đi tín hiệu về việc sẽ có thêm những chính sách nới lỏng trong thời gian tới.

“Đây là động thái hạ lãi suất đầu tiên tính từ tháng 8/2022, nó xác nhận cho trạng thái của các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang chuyển sang nới lỏng chủ động thay cho cầm chừng trước đó”, chuyên gia kinh tế thuộc Citigroup – ông Xiangrong Yu nhấn mạnh trong tuyên bố của PBOC vào ngày thứ Ba.

Các chuyên gia cũng nhận định trong thời gian tới giới chức hàng đầu Trung Quốc nhiều khả năng sẽ tiếp tục đưa ra các biện pháp nới lỏng, theo nghiên cứu công bố vào ngày thứ Ba sau thông báo của PBOC.

Nói đến các con số kinh tế từ Trung Quốc không đạt kỳ vọng, trong đó có số liệu về tín dụng, các chuyên gia kinh tế khẳng định các biện pháp kích cầu dường như sẽ có khả năng được thực thi.

Tổng giá trị các khoản vay mới tại Trung Quốc trong tháng 5/2023 tăng 11,4% lên 1,36 nghìn tỷ nhân dân tệ tức khoảng 190 tỷ USD, thấp hơn so với kỳ vọng của các chuyên gia kinh tế tham gia khảo sát của Reuters. Đồng thời nó củng cố cho khả năng sẽ có thêm các biện pháp kích cầu khi mà kinh tế đi xuống bởi lợi nhuận các doanh nghiệp sản xuất suy giảm do nhu cầu yếu và xuất khẩu sụt giảm.

Trong nghiên cứu công bố vào ngày thứ Ba, các chuyên gia thuộc Barclays dự báo Trung Quốc sẽ liên tục cắt giảm lãi suất hàng quý cho đến đầu năm 2024. Barclays dự báo lãi suất kênh tín dụng trung hạn dự kiến sẽ giảm 10 điểm cơ bản trong ngày thứ Năm,

“Trong vòng 9 tháng, dựa trên các phân tích kinh tế của chúng tôi, chúng tôi tin PBOC sẽ tiếp tục chu kỳ nới lỏng chính sách tiền tệ với việc hạ lãi suất khoảng 30 điểm cơ bản, tỷ lệ dự trữ bắt buộc giảm 50 điểm cơ bản và lãi suất thế chấp giảm từ 60 đến 80 điểm cơ bản đối với cả các khoản vay mới và khoản vay từ trước đó.

Sự suy yếu trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc có thể gây ra sức ép lên kinh tế nước này trong nhiều năm tới và thậm chí ảnh hưởng đến các nước trong khu vực, các ngân hàng phố Wall cảnh báo, theo nội dung bài báo mới được CNBC đăng tải.

Theo Thời Đại Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh doanh quốc tế

Giá dầu thô, ca cao tăng vọt trong tuần đầu năm mới

Giá dầu thô ghi nhận phiên tăng thứ 5 liên tiếp, lên mức cao nhất trong gần ba tháng. Diễn biến đồng pha, giá nhiều mặt hàng nguyên liệu công nghiệp đồng loạt tăng giá, nổi bật vẫn là ca cao với 11%.

Giá dầu thô giảm hai tháng liên tiếp Bất chấp lệnh trừng phạt, Nga vẫn chuyển hơn 2 tỷ USD dầu thô tới các nước G7+ qua "tuyến đường tắt" duy nhất còn lại

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên