Giá dầu giảm khoảng 2% sau khi OPEC hạ dự báo nhu cầu thế giới

Giá dầu giảm 2% trong phiên 14/10, khi OPEC một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2024 và 2025, trong khi nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm tháng thứ năm liên tiếp.

110948-gia-dau-tho-the-gioi-tang-hon-3-do-cang-thang-leo-thang-o-trung-dong.jpg
Một nhà máy lọc dầu ở Texas, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN 

 

Các kế hoạch kích thích kinh tế của Trung Quốc chưa tác động nhiều tới tâm lý của giới đầu tư, trong khi thị trường vẫn theo dõi sát sao khả năng Israel thực hiện hành động quân sự nhắm vào cơ sở hạ tầng dầu mỏ của Iran.

Khép lại phiên này, giá dầu Brent Biển Bắc giảm 1,58 USD, tương đương 2%, xuống 77,46 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1,73 USD (tương đương 2,29%) xuống 73,83 USD/thùng. Trước đó, giá dầu Brent đã tăng 99 xu Mỹ trong tuần trước, trong khi WTI tăng 1,18 USD.

Quảng cáo

Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) ngày 14/10 đã hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu trong năm 2024 và 2025, đánh dấu lần điều chỉnh giảm thứ ba liên tiếp của nhóm này.

Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, là nguyên nhân lớn nhất cho quyết định nói trên. OPEC đã giảm dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu của Trung Quốc từ 650.000 thùng/ngày xuống còn 580.000 thùng/ngày.

Số liệu cho thấy, nhập khẩu dầu thô của Trung Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-9 năm nay đã giảm gần 3% so với cùng kỳ năm ngoái, xuống 10,99 triệu thùng/ngày. Nhu cầu dầu của Trung Quốc giảm do xe điện (EV) ngày càng được sử dụng nhiều, cũng như tăng trưởng kinh tế chậm lại sau đại dịch COVID-19. Tình trạng này đã kìm hãm mức tiêu thụ và giá dầu toàn cầu.

Những thông tin từ Trung Quốc đã lấn át những lo ngại của thị trường về khả năng phản ứng đáp trả của Israel đối với cuộc tấn công bằng tên lửa ngày 1/10 có thể làm gián đoạn hoạt động sản xuất dầu.

Cũng trong phiên này, đồng USD đã đạt mức cao nhất trong chín tuần. “Đồng bạc xanh” mạnh hơn có thể làm giảm nhu cầu dầu từ những người mua nắm giữ các đồng tiền khác.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giằng co giữa các yếu tố căng thẳng địa chính trị và nguồn cung

Phiên 19/11, giá dầu ít biến động, khi dấu hiệu leo thang căng thẳng Nga-Ukraine làm dấy lên nguy cơ gián đoạn nguồn cung, nhưng việc mỏ Johan Sverdrup nối lại sản xuất đã hạn chế đà tăng của dầu.

Giá dầu thế giới phục hồi từ mức thấp nhất trong gần hai tuần Giá dầu thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch biến động

Áp lực kép từ cung-cầu khiến giá dầu thế giới tiếp tục giảm

Theo nhà phân tích cấp cao Phil Flynn của công ty dịch vụ tài chính Price Futures Group, chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục ảnh hưởng đến thị trường.

Chờ kết quả bầu cử Mỹ, giá dầu thế giới tăng khoảng 1% Giá dầu thế giới giảm do đồng USD mạnh lên