Thị trường chứng khoán đã tạo đáy hay chưa?

Nếu thấy rằng thanh khoản có thể thấp ở cuối kênh dao động của VN-Index và không có thông tin mang tính chất tiêu cực, đáng lo ngại thì về mặt logic, nhà đầu tư có thể giải ngân một phần ở vùng giá chạm đáy kênh dưới, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tíc

dao-hong-duong-01.jpg
Ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tích Ngành và cổ phiếu, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS)

Thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh trong những phiên vừa qua, đây cũng là thời điểm Tết Nguyên đán đang tới gần. Thống kê cho thấy, trong nhiều năm qua chu kỳ giao dịch trước và sau Tết, thanh khoản thị trường thường thấp so với những tháng khác trong năm, đặc biệt quý II và quý III.

Trước câu hỏi, liệu thị trường đã tạo đáy chưa và việc kêu gọi nhà đầu tư đua lệnh có quá nguy hiểm hay không, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tích Ngành và cổ phiếu, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết, nếu nhìn về yếu tố vĩ mô và cơ bản, chúng ta không phải đối mặt với nhiều lo ngại.

Trên thực tế, số liệu vĩ mô trong nước còn tương đối tích cực, cả về tăng trưởng, CPI và đầu tư. Với hơn 55 mã cổ phiếu mới công bố/hé lộ kết quả kinh doanh, chúng ta thấy được bức tranh chung, đặc biệt nhóm vốn hóa lớn, có xu hướng tăng trưởng so với cùng kỳ. Từ lâu, VN-Index đã dao động trong khoảng 1.300 đến 1.220 điểm, với đáy sau cao hơn một chút so với đáy trước.

“Nếu thấy rằng thanh khoản có thể thấp ở cuối kênh dao động của VN-Index và không có thông tin mang tính chất tiêu cực, đáng lo ngại thì về mặt logic, nhà đầu tư có thể giải ngân một phần ở vùng giá chạm đáy kênh dưới. Hiện tại, biến động VN-Index có tăng nhẹ, nhưng vẫn đang sát đáy kênh dưới, chưa thể chạm lên vùng giữa kênh”, ông Dương nói.

Bình luận cụ thể hơn về kết quả kinh doanh được 55 doanh nghiệp công bố trong đó có 33 doanh nghiệp có vốn hoá đáng kể, ông Dương cho biết, những mã với vốn hóa rất hơn như BID, ACV, GVR, HDB, TPB, LPB, NAB hoặc nhóm dầu khí PVD, PVT hay nhóm midcap như DBC ... đều ghi nhận kết quả tích cực.

Trong danh sách này, có ba điểm đáng chú ý. Thứ nhất, với vốn hóa 3 sàn khoảng 7,1 triệu tỷ đồng tại ngày 17/1, đối với các doanh nghiệp đã công bố kết quả kinh doanh thì xu hướng tăng trưởng lợi nhuận là tích cực.

Tính riêng các mã có vốn hóa trên 1.000 tỷ đồng, hiện đã có 33 mã công bố kết quả kinh doanh với tổng vốn hóa khoảng 1,4 triệu tỷ, chiếm 20% vốn hóa 3 sàn. Xét về số lượng doanh nghiệp thì ít, nhưng vốn hóa lại không hề nhỏ. Tổng mức lợi nhuận sau thuế năm 2024 của 33 doanh nghiệp này ước tính 104.641 tỷ đồng, tăng trưởng 9,1%.

Thứ hai, ngành Ngân hàng tiếp tục dẫn đầu, với tổng vốn hóa 578.139 tỷ đồng, chiếm 8,1% vốn hóa 3 sàn. Các ngân hàng đã công bố ước tính kết quả kinh doanh quý IV có tổng lợi nhuận sau thuế 67.120 tỷ đồng, tăng 27,3% so với cùng kỳ. Kết quả này lớn hơn rất nhiều so với mức trung bình 9,1% của 33 mã ở trên.

Quảng cáo

Cuối cùng, phần lớn cổ phiếu vốn hóa lớn (hơn 10.000 tỷ đồng) có tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. 13 mã vốn hóa lớn trên có tổng lợi nhuận sau thuế năm 2024 đạt 84.035 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ.

“Đây làm mức tăng trưởng rất tích cực, có thể tạo biến động cho VN-Index trong khoảng thời gian ngắn hạn sắp tới. Tôi tin rằng việc có khoảng 20 – 30% vốn hóa thị trường ghi nhận kết quả kinh doanh tốt là tín hiệu mở đầu rất tươi sáng cho nhà đầu tư”, ông Dương nói.

Cũng theo ông Dương, sau Tết Âm lịch, VN-Index sẽ được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu có tăng trưởng lợi nhuận cao và định giá hấp dẫn. “Chúng tôi đánh giá rằng trong những ngành nghề dẫn dắt sẽ không thể thiếu nhóm ngân hàng. Dự phóng lợi nhuận của chúng tôi cho nhóm ngân hàng vẫn duy trì như đầu năm, ở mức khoảng 15% cho năm 2024 và hơn 17% cho năm 2025”, chuyên gia VPBankS đưa ra dự báo.

Những ngành có mức độ tương đối chắc chắn về khả năng lợi nhuận tăng tích cực bao gồm thép, bán lẻ, thực phẩm đồ uống, chứng khoán … Đối với BĐS dân cư, chuyên gia VPBankS kỳ vọng mức tăng trưởng năm 2024 sẽ thấp so với cùng kỳ năm ngoái. Phần kỳ vọng tăng trưởng mạnh sẽ được đặt vào năm 2025 và những năm tiếp theo.

Khi phân tích đủ 19 ngành nghề cấp 2, P/B toàn thị trường đang dao động từ 1,5 – 1,6 lần. Năm 2024, hóa chất sở hữu mức ROE có thể tăng trưởng so với 2023. Ngành tài nguyên cơ bản, trong đó HPG chiếm tỷ trọng lớn, cũng được chúng tôi đánh giá tích cực.

Ngành xây dựng đang có biến động tích cực, đặc biệt ROE, ROA đang có xu hướng tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái Tuy nhiên, với ngành này, nhà đầu tư cần chọn lọc cổ phiếu, bởi sự phục hồi hoạt động kinh doanh vẫn chưa đảm bảo tính bền vững, phụ thuộc nhiều vào các khoản hoàn nhập, thu nhập khác.

Ngành thực phẩm đồ uống được chúng tôi đánh giá tích cực. ROE vẫn ổn định, ghi nhận tăng trưởng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Hàng cá nhân và tiêu dùng; y tế cũng được đánh giá tích cực.

Bán lẻ được đánh giá rất tích cực. Du lịch giải trí phục hồi tích cực, với ROE 2023 âm, nhưng năm nay phục hồi mạnh, chuyển từ mức âm sang dương với tỷ lệ tăng trưởng tương đối cao. Dịch vụ tài chính và ngân hàng được đánh giá tương đối tích cực.

Cần lưu ý P/B ngành Ngân hàng đang dao động khoảng 1,5 lần, tương đối hấp dẫn và hợp lý. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng ROE hai con số trong năm 2024 thì mức định giá P/B sẽ phản ánh kết quả kinh doanh đó.

“Chúng tôi dự báo một số ngành nghề sẽ dẫn dắt sự phục hồi của VN-Index, trong đó phải kể đến ngân hàng, tài nguyên cơ bản, thực phẩm đồ uống, bán lẻ, hàng cá nhân và gia dụng, hóa chất…”, ông Dương kết luận.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thị trường chứng khoán đã tạo đáy hay chưa?

Nếu thấy rằng thanh khoản có thể thấp ở cuối kênh dao động của VN-Index và không có thông tin mang tính chất tiêu cực, đáng lo ngại thì về mặt logic, nhà đầu tư có thể giải ngân một phần ở vùng giá chạm đáy kênh dưới, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tíc

Thị trường hồi phục phiên thứ 4 liên tiếp, xu hướng tăng dài hạn đã rất gần VPBankS báo lợi nhuận quý IV/2024 tăng gần 60%, dư nợ margin lập kỷ lục

Thu hẹp dư nợ cuối năm 2024, Chứng khoán Mirae Asset gặp thách thức về dư địa phát triển

Dư nợ cho vay của CTCP Chứng khoán Mirae Asset Vietnam (MAS) đã giảm nhẹ sau 3 quý mở rộng liên tiếp. Tuy nhiên, so với quy mô vốn chủ sở hữu, MAS vẫn đang ở ngưỡng giới hạn cho vay trong 2 quý gần đây.

Chứng khoán Mirae Asset mở hạn mức tín dụng 100 triệu USD tại Mizuho Bank Chứng khoán Vietcap sẽ mời đại diện FTSE tham dự hội thảo tổ chức vào tháng 2/2025

Quy mô dư nợ của Chứng khoán SSI cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động

Dư nợ cho vay của CTCP Chứng khoán SSI đã bật lên mạnh mẽ sau một quý đi lùi. Quy mô cho vay không chỉ vượt mục tiêu đề ra mà còn vươn lên mức cao thứ 2 trong lịch sử hoạt động của doanh nghiệp.

SSI và bài toán của “người khổng lồ” chứng khoán Việt Nam Từ chứng khoán đến nông nghiệp: Đế chế kinh doanh của ông chủ SSI

Thị trường chứng khoán vào giai đoạn "đếm ngược" đón nghỉ Tết

Thị trường chứng khoán bước vào tuần giao dịch cuối cùng của năm Giáp Thìn. Dù vậy, vẫn có khá nhiều sự kiện đáng chú ý trong tuần và các chuyên gia cũng đưa ra một số quan điểm dành cho nhà đầu tư chứng khoán.

Chứng khoán SHS: "Thị trường cần một nhịp giảm 15-20% để tăng trưởng ổn định trở lại" Chứng khoán VPS vừa có quý lãi kỷ lục

Chứng khoán SHS: "Thị trường cần một nhịp giảm 15-20% để tăng trưởng ổn định trở lại"

CTCP Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội (SHS) kỳ vọng thị trường chứng khoán Việt nam có thể tăng trưởng năm thứ 3 liên tiếp. Tuy nhiên cũng lưu ý rằng thị trường cần một nhịp giảm 15-20% để lấy lại sự tăng trưởng ổn định.

Cặp đôi SHB và SHS chưa bước vào chu kỳ tăng giá mới SHB chuẩn bị phát hành cổ phiếu trả cổ tức trong quý I/2025