Dòng vốn đổ vào các quỹ trái phiếu lên tới 600 tỷ USD

Trong năm nay, các nhà đầu tư đã rót một lượng vốn kỷ lục, lên tới 600 tỷ USD, vào các quỹ trái phiếu toàn cầu nhằm tận dụng lợi suất ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ.

vna-potal-tong-thong-my-lo-ngai-dong-usd-manh-stand-20220308082745.jpeg
Dòng vốn đổ vào các quỹ trái phiếu lên tới 600 tỷ USD. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Trong năm nay, các nhà đầu tư đã rót một lượng vốn kỷ lục, lên tới 600 tỷ USD, vào các quỹ trái phiếu toàn cầu nhằm tận dụng lợi suất ở mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, khi 2025 được dự báo là một năm thiếu chắc chắn.

Đà giảm của lạm phát đã tạo điều kiện cho các ngân hàng trung ương giảm lãi suất. Điều này đã thúc đẩy các nhà đầu tư tìm kiếm lợi nhuận bằng cách rót vốn vào trái phiếu.

Bà Vasiliki Pachatouridi, chuyên gia tại tập đoàn quản lý đầu tư BlackRock, cho biết, dòng tiền đang quay trở lại với các tài sản thu nhập cố định. Bà cũng nhấn mạnh rằng, mức lợi suất hiện tại là điều chưa từng thấy trong gần 20 năm qua.

Theo số liệu từ công ty cung cấp dữ liệu tài chính EPFR, tính đến giữa tháng 12/2024, dòng vốn chảy vào các quỹ trái phiếu tại các thị trường phát triển và mới nổi đã đạt 617 tỷ USD, vượt qua mức 500 tỷ USD của năm 2021, đưa 2024 trở thành một năm có dòng vốn vào trái phiếu kỷ lục.

Quảng cáo

Trong khi đó, thị trường chứng khoán cũng thu hút 670 tỷ USD, khi các chỉ số chứng khoán tại Mỹ và châu Âu liên tục lập đỉnh mới. Các quỹ thị trường tiền tệ, với lợi suất cao và rủi ro thấp, lại là kênh thu hút dòng tiền lớn nhất, với hơn 1.000 tỷ USD.

Trái phiếu doanh nghiệp, với lợi suất cao hơn so với trái phiếu chính phủ, đặc biệt được các nhà đầu tư ưa chuộng. Lợi suất của loại trái phiếu này đã tăng lên, khi các doanh nghiệp tỏ ra có khả năng chống chịu tốt trước việc các ngân hàng trung ương tăng lãi suất.

Ông Willem Sels, Giám đốc đầu tư toàn cầu tại ngân hàng tư nhân HSBC, cho biết, nhiều công ty đã "khóa" nguồn vốn trong dài hạn trước khi lãi suất tăng lên vài năm trước. Điều này giúp họ giảm thiểu tác động của việc chi phí vay tăng lên. Đồng thời, các công ty này cũng kiếm được nhiều lợi nhuận hơn từ lượng tiền mặt mà họ nắm giữ.

Các nhà đầu tư đang thể hiện sự ưa chuộng rõ rệt đối với các quỹ ETF. Theo dữ liệu từ Morningstar Direct, các quỹ này đang trên đà đạt kỷ lục với 350 tỷ USD dòng vốn chảy vào tính đến cuối tháng 11.

Giáo sư Tài chính Martin Oehmke tại trường London School of Economics giải thích, các quỹ ETF giúp nhà đầu tư tiếp cận với nhiều loại tài sản, trong đó có trái phiếu, vốn trước đây khó giao dịch hơn. Ông cho biết thêm, trái phiếu doanh nghiệp thường kém thanh khoản, nhưng ETF giúp nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường này với tính thanh khoản cao hơn. Hai "ông lớn" BlackRock và Vanguard đã hưởng lợi lớn từ xu hướng này.

Một số yếu tố có thể khiến dòng vốn vào trái phiếu chậm lại trong năm 2025. Việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chủ trương cắt giảm thuế và bãi bỏ quy định đã khiến thị trường chứng khoán Mỹ tăng vọt, thu hút dòng vốn vào cổ phiếu và hạn chế sức hấp dẫn của trái phiếu.

Dữ liệu từ EPFR và TD Securities cho thấy, trong bốn tuần sau chiến thắng ngày 5/11 của ông Trump, 117 tỷ USD đã chảy vào các quỹ cổ phiếu Mỹ, gấp hơn bốn lần so với 27 tỷ USD vào trái phiếu toàn cầu.

Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng nghi ngờ về khả năng trái phiếu doanh nghiệp có thể tiếp tục tăng trưởng mạnh sau khi đã có một năm khởi sắc.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Thế kẹt của kinh tế châu Âu

Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp kích thích tài chính và tiền tệ. Nhiều người hy vọng rằng những nỗ lực mới đây của Trung Quốc trong việc tăng chi tiêu công có thể phục hồi tăng trưởng.

Thị trường chứng khoán châu Âu và Mỹ giảm điểm trong phiên 23/10 14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Số liệu lạm phát sẽ tác động tới quyết định lãi suất của Fed

Cuộc họp sắp tới của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào ngày 17-18/12 tới đang thu hút rất nhiều sự chú ý khi thị trường đang kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất lần thứ ba trong năm nay.

Fed cảnh báo về những thách thức đối với khối doanh nghiệp nhỏ Fed dự kiến giảm dần lãi suất nếu lạm phát tiếp tục hạ nhiệt

Ngân hàng Thế giới bổ sung vốn kỷ lục lên đến 100 tỷ USD cho phát triển toàn cầu

Số tiền khổng lồ sẽ được dùng để hỗ trợ 78 quốc gia có thu nhập thấp, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng và ứng phó với Biến đổi Khí hậu.

WB: Lượng kiều hối toàn cầu tăng chậm đáng kể trong năm 2022 Nguyên nhân khiến WB cảnh báo về một thập kỷ mất mát của kinh tế thế giới