Giá dầu châu Á trở lại xu hướng giảm

Chiều 14/10, giá dầu tại thị trường châu Á để mất gần như toàn bộ đà tăng trong tuần trước, giữa những lo ngại về nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu của Trung Quốc.

210414-gia-dau-tang-vot-sau-cang-tha-ng-gia-tang-ta-i-trung-dong.jpg
Công nhân làm việc tại nhà máy lọc dầu ở Wasit, Iraq. Ảnh: THX/TTXVN

Vào lúc 13 giờ 49 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 1 USD xuống còn 78,04 USD/thùng, còn giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 1 USD (1,3%) xuống 74,56 USD/thùng. Tuần trước, giá dầu Brent đã tăng 99 xu Mỹ, trong khi dầu WTI tăng 1,18 USD.

Quảng cáo

Theo số liệu chính thức, sức ép giảm phát tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, đã gia tăng trong tháng Chín và các nhà đầu tư băn khoăn về quy mô của gói kích thích nhằm hồi phục nền kinh tế lớn thứ hai thế giới được công bố hôm 12/10.

Nhà kinh tế Zhiwei Zhang tại công ty quản lý tài sản Pinpoint Asset Management, cho rằng Trung Quốc đang phải đối mặt với sức ép giảm phát dai dẳng do nhu cầu trong nước yếu. Còn nhà phân tích Priyanka Sachdeva tại công ty dịch vụ tài chính Phillip Nova, nhận định số liệu về Chỉ số giá tiêu dùng từ Trung Quốc cho thấy xu hướng giảm phát kéo dài và mức tiêu thụ nội địa yếu hơn.

Các thông tin trên làm dấy lên lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của Trung Quốc, nước tiêu thụ dầu mỏ hàng đầu thế giới, sẽ giảm.

Theo báo cáo Triển vọng Năng lượng Ngắn hạn được Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) công bố tuần trước, tăng trưởng nhu cầu dầu mỏ của thế giới trong năm tới sẽ không đạt như dự báo trước đây, do hoạt động kinh tế tại Trung Quốc và Bắc Mỹ giảm tốc.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Hàng hóa - Nguyên liệu

Giá dầu giảm khoảng 2% sau khi OPEC hạ dự báo nhu cầu thế giới

Giá dầu giảm 2% trong phiên 14/10, khi OPEC một lần nữa hạ dự báo tăng trưởng nhu cầu dầu toàn cầu cho năm 2024 và 2025, trong khi nhập khẩu dầu của Trung Quốc giảm tháng thứ năm liên tiếp.

Giá dầu thế giới tăng mạnh do ảnh hưởng của bão ở Mỹ và căng thẳng Trung Đông Giá dầu châu Á giảm hơn 1 USD trong phiên 14/10

Tồn kho đã cạn, nguồn cung vụ Thu Đông thấp, giá gạo thơm vụ Đông Xuân 2025 có giảm?

Tồn kho cạn, doanh nghiệp không bị áp lực ra hàng bằng mọi giá. Mối quan tâm của hầu hết doanh nghiệp ngành gạo từ nay đến vụ Đông Xuân 2025 là giá gạo thơm các loại sẽ được giữ vững, hay giảm.

“Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV

Dự trữ dầu thô của Mỹ bất ngờ tăng mạnh kéo giá dầu đi xuống

Giá dầu thô Brent kỳ hạn chốt phiên ở mức 76,58 USD/thùng, giảm 60 xu Mỹ, tương đương 0,8%; giá dầu ngọt nhẹ WTI kỳ hạn của Mỹ giảm 33 xu Mỹ, hay 0,5%, xuống 73,24 USD/thùng.

Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD mỗi thùng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông Điểm nóng Trung Đông không đủ để giá dầu vượt mốc 80 USD/thùng

Philippines dự kiến giảm lượng gạo nhập khẩu trong quý IV

Nguồn tin thương mại cho biết, Philippines sẽ nhập khẩu 4 triệu tấn trong năm nay. Tính đến ngày 26/9, Philippines nhập khẩu khoảng 3,196 triệu tấn. Như vậy, từ nay đến cuối năm 2024, nước này mua thêm 800 nghìn tấn gạo là đủ chỉ tiêu thay vì 1,3 triệu tấn như dự kiến trước đó.

Giá gạo trong nước đang cao hơn giá nhập khẩu của thương nhân Philippines “Giằng co” giá gạo xuất khẩu giữa doanh nghiệp Việt Nam và thương nhân Philippines

Giá dầu Brent vượt mốc 80 USD mỗi thùng do lo ngại về xung đột ở Trung Đông

Nguyên nhân thúc đẩy đà tăng mạnh của giá dầu là do nhà đầu tư lo ngại nguy cơ xung đột lan rộng toàn khu vực Trung Đông và giảm bớt vị thế bán khống kỷ lục mà họ đã tích lũy trong tháng trước.

Căng thẳng Trung Đông leo thang có đẩy giá dầu và xăng tăng? Giá dầu Nga vượt mức trần của phương Tây