VIS Rating: 33% trái phiếu đáo hạn trong tháng 11 có nguy cơ chậm trả gốc

Theo ghi nhận của VIS Rating, trong tháng 10/2024, không có trái phiếu chậm trả phát sinh mới nhưng sang tháng 11, khả năng có 14 trong tổng số 42 trái phiếu đáo hạn có nguy cơ chậm trả nợ gốc.

VIS Rating: 33% trái phiếu đáo hạn trong tháng 11 có nguy cơ chậm trả gốc

Báo cáo thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 10/2024 của Công ty CP xếp hạng tín nhiệm đầu tư Việt Nam (VIS Rating) cho thấy, lượng trái phiếu doanh nghiệp phát hành mới trong tháng 10/2024 đạt 28.100 tỷ đồng, thấp hơn so với mức 56.200 tỷ đồng trong tháng 9/2024.

Các ngân hàng thương mại đã phát hành tổng cộng 15.800 tỷ đồng trong tháng 10, tiếp tục chiếm phần lớn trong các đợt phát hành mới.

Trong số các trái phiếu do các ngân hàng phát hành, 20% là trái phiếu thứ cấp đủ điều kiện tính vào vốn cấp 2, được phát hành bởi Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Tiên Phong, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam và Ngân hàng TMCP Bắc Á. Các trái phiếu vốn cấp 2 này có kỳ hạn từ 7 đến 15 năm và lãi suất từ 6,5% đến 7,9% trong năm đầu tiên. Các trái phiếu khác là trái phiếu không có tài sản đảm bảo với kỳ hạn 3 năm và lãi suất cố định từ 5% đến 6%.

Bên cạnh đó, 1 tổ chức phát hành thuộc nhóm ngành cơ sở hạ tầng và 1 tổ chức phát hành thuộc nhóm ngân hàng phát hành ra công chúng với tổng giá trị là 1.800 tỷ đồng. Từ đầu năm đến nay, 11,5% tổng lượng trái phiếu phát hành mới đến từ các đợt phát hành ra công chúng.

Nguồn: VIS Rating

Trong tháng 10, số tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm ở mức “dưới trung bình” hoặc yếu hơn chiếm tỷ trọng 11%, đã cải thiện hơn so với tháng trước (24%). Tổ chức phát hành có hồ sơ tín nhiệm yếu thuộc nhóm phi tài chính. Các tổ chức này có hệ số đòn bẩy và khả năng trả nợ ở mức "cực kỳ yếu", phản ánh hoạt động kinh doanh của các đơn vị này không tạo ra đủ thu nhập và dòng tiền để trả nợ gốc và lãi vay.

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, lượng phát hành trái phiếu mới đạt 366.000 tỷ đồng, cao hơn tổng mức phát hành năm 2023. Trong đó, 11,5% tổng lượng trái phiếu phát hành mới đến từ các đợt phát hành ra công chúng, còn lại là trái phiếu riêng lẻ.

Quảng cáo

Cũng theo ghi nhận của VIS Rating, trong tháng 10/2024, không có trái phiếu chậm trả phát sinh mới. Lũy kế 10 tháng, tổng giá trái phiếu chậm trả phát sinh mới là 16.600 tỷ đồng, thấp hơn cùng kỳ năm trước là 137.600 tỷ đồng. Tỷ lệ chậm trả lũy kế vào cuối tháng 10/2024 ổn định so với tháng trước, ở mức 14,9%. Nhóm năng lượng có tỷ lệ chậm trả lũy kế cao nhất ở mức 45%, trong khi nhóm bất động sản nhà ở chiếm 60% tổng lượng trái phiếu chậm trả.

Sang tháng 11, VIS Rating đánh giá sẽ có 14 trong tổng số 42 trái phiếu đáo hạn trong tháng có rủi ro cao không trả được nợ gốc đúng hạn. Hầu hết những trái phiếu này đã chậm trả lãi trái phiếu trước đó.

Con số trái phiếu đáo hạn trong tháng 11/2024 có nguy cơ chậm trả gốc như vậy tương đương với 33%, cao hơn so với tỷ lệ 10,5% trái phiếu chậm trả nợ gốc trong 10 tháng năm 2024.

Nguồn: VIS Rating

Trong vòng 12 tháng tới, VIS Rating ước tính có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở, chiếm gần một nửa tổng giá trị trái phiếu đáo hạn. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc.

Về tình hình xử lý trái phiếu doanh nghiệp chậm trả, trong tháng 10, có 13 tổ chức phát hành chậm trả thuộc các lĩnh vực bất động sản nhà ở, năng lượng và du lịch, nghỉ dưỡng đã hoàn trả tổng cộng 269 tỷ đồng tiền gốc cho các trái chủ.

Trong đó, 50% tổng dư nợ được hoàn trả trong tháng đến từ Công ty CP Phong Điện Yang Trung. Công ty thuộc nhóm ngành năng lượng này đã chậm trả lãi trái phiếu trong năm 2022 và 2023.

Tỷ lệ thu hồi chậm trả của các trái phiếu chậm trả đã cải thiện từ mức 0,1% lên 21,5% vào cuối tháng 10/2024.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tài chính

Chờ dữ liệu lạm phát của Mỹ, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 11/12, trước khi Mỹ công bố số liệu lạm phát, yếu tố có thể đóng vai trò quan trọng trong quyết định lãi suất của Fed vào tuần tới.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dẫn dắt đà tăng tại châu Á Chứng khoán châu Á biến động trái chiều giữa những bất ổn chính trị-kinh tế

Giá vàng thế giới lên cao nhất 2 tuần

Giá vàng thế giới tiếp tục tăng mạnh, lên mức cao nhất trong 2 tuần do lo ngại về căng thẳng gia tăng ở Trung Đông đang thúc đẩy nhu cầu trú ẩn an toàn và kỳ vọng cắt giảm lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tại cuộc họp chính sách tháng 12 tới.

Giá vàng thế giới bất ngờ "tăng tốc" Giá vàng trong nước đồng loạt tăng theo thế giới

Thị trường lại loay hoay về xu hướng dù đã có phiên bùng nổ

Trong ngày T+3 của phiên giao dịch bùng nổ, thị trường chỉ có những vận động lình xình và giằng co trong toàn bộ thời gian. Nhóm cổ phiếu Thép dù có thông tin hỗ trợ từ dự án Dung Quất 2 của HPG cũng chưa khuấy động được tâm lý nhà đầu tư.

Thị trường không có xáo trộn nguồn cung của phiên bùng nổ Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương