Gần 80% công ty Nhật Bản ở châu Âu bị ảnh hưởng bởi xung đột tại Ukraine

Một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 77% các công ty Nhật Bản ở châu Âu thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Một cuộc khảo sát cho thấy khoảng 77% các công ty Nhật Bản ở châu Âu thấy hoạt động của họ bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột Nga-Ukraine, chủ yếu do giá năng lượng và lương thực tăng cao cũng như sự gián đoạn trong lĩnh vực kho vận (logistics).

Kết quả trên được đưa ra trong báo cáo về cuộc khảo sát trực tuyến đối với 1.445 công ty do Tổ chức Ngoại thương Nhật Bản (JETRO) thực hiện từ ngày 1-26/9. Số phản hồi hợp lệ từ các công ty là 799.

Theo đó, các nhà chế tạo cảm thấy tác động nặng nề hơn, với 83,7% trong lĩnh vực này cho biết, hoạt động kinh doanh của họ bị ảnh hưởng do chiến tranh ở Ukraine.

Trong số 605 công ty trả lời câu hỏi nhiều đáp án về các yếu tố tiêu cực, 65,1% lựa chọn giá năng lượng tăng, 55,9% chọn giá nguyên vật liệu cao hơn như các sản phẩm nhựa và cao su, trong khi 54,0% nêu ra sự gián đoạn và tắc nghẽn trong hoạt động logistics.

Quảng cáo

Cuộc khủng hoảng Ukraine đã khiến hoạt động xuất khẩu ngũ cốc từ quốc gia Đông Âu này chịu nhiều gián đoạn, dẫn đến giá lương thực tăng vọt. JETRO cho biết, các công ty trong ngành thực phẩm cũng như lĩnh vực trang trại và chế biến thủy sản bị ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng.

Ngành công nghiệp ô tô cũng chịu không ít tác động khi buộc phải thu hẹp quy mô hoặc tạm dừng hoạt động ở Nga, đồng thời chứng kiến giá năng lượng, nguyên liệu thô và phụ tùng leo thang.

Trong số 501 công ty đưa ra câu trả lời cho câu hỏi về các biện pháp đối phó, 50,5% cho hay họ đã chuyển chi phí gia tăng sang cho khách hàng. Khoảng 27,5% đã đa dạng hóa chuỗi cung ứng, trong khi 25,1% đã tìm kiếm khách hàng mới. Trong lĩnh vực sản xuất, 29,4% cho biết, họ đã tăng lượng hàng dự trữ.

Về những lo ngại khác xung quanh cuộc khủng hoảng ở Ukraine, các công ty đã viện dẫn triển vọng không chắc chắn về thời điểm cuộc xung đột kết thúc và khi nào hoạt động kinh doanh ở Nga có thể được nối lại.

Bà Akiko Ueda, một quan chức của JETRO cho hay cuộc khảo sát cho thấy mức độ ảnh hưởng nghiêm trọng của cuộc xung đột tại Ukraine đối với hoạt động kinh doanh.

Theo bà Ueda, việc gần 80% các công ty cho biết họ cảm nhận được ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc xung đột tại Ukraine cho thấy thực tế rằng họ không thể tránh được thiệt hại, ngay cả khi họ xúc tiến các nỗ lực như chuyển bớt gánh nặng giá cho khách hàng. Quan chức JETRO nói thêm rằng, giải pháp cho cuộc xung đột là “mấu chốt” để cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025