Chuyên gia VinaCapital: Ba chiến lược đầu tư tiềm năng ngành logistics Việt Nam

Theo quan điểm của VinaCapital, các doanh nghiệp hấp dẫn nhất để đầu tư là những doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động trong phân khúc có tính phân mảnh.

Chuyên gia VinaCapital: Ba chiến lược đầu tư tiềm năng ngành logistics Việt Nam

Ông Michael Kokalari, Giám đốc phòng Phân tích kinh tế vĩ mô và Nghiên cứu thị trường, VinaCapital chia sẻ quan điểm trong báo cáo phân tích Cơ hội trong Ngành dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Báo cáo đề cập, ngành dịch vụ logistics của Việt Nam bao gồm các công ty trong và ngoài nước, nhưng các công ty trong nước về cơ bản không tham gia vào hoạt động kinh doanh vận tải biển quốc tế, ngoại trừ việc xử lý và vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ qua biên giới phía bắc của Việt Nam với Trung Quốc (mặc dù hình thức này chỉ chiếm một phần nhỏ hàng hóa ra vào Việt Nam). Thách thức lớn nhất của ngành là nâng cao chất lượng và độ tin cậy của các dịch vụ, nhưng những vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường khác.

Để phân tích các cơ hội đầu tư trong lĩnh vực này, VinaCapital đã phân chia thành: mảng đòi hỏi vốn đầu tư cao; mảng đòi hỏi vốn đầu tư thấp; mảng tập trung và mảng phân tán như có thể thấy ở trên. Lưu ý rằng ngành dịch vụ logistics trong nước bao gồm chủ yếu là các công ty từ siêu nhỏ đến nhỏ.

Các doanh nghiệp trong lĩnh vực logistics của Việt Nam cần đầu tư nhất là những doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động trong phân khúc có tính phân tán cao. Ví dụ, các công ty vận tải chiếm khoảng 2/3 tổng số doanh nghiệp trong ngành, nhưng hơn 80% các công ty vận tải đường bộ ở Việt Nam có quy mô đội xe dưới 5 chiếc và ước tính khoảng 70% số xe tải giao hàng quay về trạm với thùng rỗng. Hơn nữa, đơn vị trung gian được trả hoa hồng ước tính chiếm 30% trên phí dịch vụ mà các công ty vận tải đường bộ kiếm được. Ngay cả trong vận tải kho lạnh, được xem là một trong những phân khúc hứa hẹn nhất của ngành logistics Việt Nam, thị phần đa số thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài với khoảng 70% các công ty trong phân khúc này có ít hơn 10 xe tải.

Theo quan điểm của chuyên gia VinaCapital, cơ hội rất hấp dẫn cho các công ty trong nước xuất phát từ thực tế là các khách hàng nước ngoài sẵn sàng trả giá cao cho các dịch vụ logistics đáng tin cậy và nhu cầu của khách hàng trung lưu đối với các sản phẩm và dịch vụ đòi hỏi logistics chất lượng cao đang tăng nhanh. Ví dụ mua sắm trực tuyến với dịch vụ giao hàng tận nhà, nhu cầu về thực phẩm và thuốc dễ hỏng... Ngoài ra, lợi nhuận đầu tư dài hạn được tạo ra từ các công ty này sẽ tăng lên bởi vì các công ty trong lĩnh vực logistics có đủ quy mô và được quản lý chuyên nghiệp sẽ hưởng lợi chi phí giảm theo thời gian do cơ sở hạ tầng tại Việt Nam và các vấn đề khác sẽ được cải thiện.

Quảng cáo

VinaCapital cũng kỳ vọng vào mức lợi nhuận đầu tư hấp dẫn đối với các công ty logistics được hưởng lợi từ việc gia tăng sản xuất công nghệ cao tại Việt Nam và từ sự tăng trưởng liên tục của tầng lớp trung lưu ở Việt Nam. Sự phát triển của ngành sản xuất công nghệ cao kéo theo nhu cầu gia tăng đối với các dịch vụ logitstics có giá trị cao như kho ngoại quan để tập trung hàng hóa có giá trị tương đối cao (so với hàng may mặc và giày dép) trước khi các sản phẩm đó được xuất khẩu. Ngoài ra, máy móc được nhập khẩu để sản xuất hàng điện tử tiêu dùng thường có giá trị cao, vì vậy các hoạt động thông quan và giao nhận hàng hóa đòi hỏi kỹ thuật xử lý cao và có độ chính xác hơn so với thiết bị hàng dệt may và sợi để sản xuất hàng may mặc.

Chuyên gia nhận thấy có ba chiến lược đầu tư tiềm năng gồm 1) đầu tư vào các công ty logistics hàng đầu để phát triển thành một nền tảng tích hợp có thể cung cấp cho khách hàng lợi thế về mặt chi phí, 2) xác định các tài sản cụ thể cần vốn để nâng cấp hoặc có thể được tái sử dụng và thúc đẩy tăng trưởng bằng cách tăng sự hiệu quả trong vận hành, 3) mua bán và sáp nhập. Việc áp dụng các kinh nghiệm thực tiễn quốc tế tốt nhất - chẳng hạn như số hóa - cùng với việc tăng vốn là rất quan trọng đối với các chiến lược này. Trong đó, việc bơm vốn là cần thiết nếu chiến lược của nhà đầu tư là tăng năng lực của công ty bằng cách bổ sung xe tải cho một công ty vận tải đường bộ hoặc đầu tư thêm cần cẩu/thiết bị hạng nặng cho doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở kho cảng.

Phân khúc hấp dẫn

Báo cáo nêu, một nhánh hấp dẫn trong ngành logistics của Việt Nam là dịch vụ thủ tục hải quan, trong đó đơn vị trung gian có năng lực tốt có thể đẩy nhanh việc thông quan hàng hóa trong và ngoài nước bằng cách đảm bảo tuân thủ các quy định phức tạp được yêu cầu. Theo Hiệp hội Doanh nghiệp Logistics Việt Nam (VLBA), hầu hết hơn 800 công ty giao nhận hàng hóa của Việt Nam đều cung cấp dịch vụ thông quan, nhưng chuyên gia tin rằng các công ty có thể kết hợp dịch vụ thông quan như là một phần của tiêu chí doanh nghiệp vận tải cốt lõi có khả năng đáp ứng các nhu cầu vận chuyển/logistics cho các công ty sản xuất công nghệ cao để thu được phí dịch vụ cao hơn.

Hơn nữa, dịch vụ logistics chất lượng cao là điều cần thiết để xử lý các mặt hàng điện tử tiêu dùng có giá trị cao, nhưng chi phí logistics chỉ chiếm hơn 1% so với giá của các mặt hàng đó (so với khoảng 30% cho các sản phẩm nông nghiệp như gạo). Yêu cầu cao về chất lượng dịch vụ cộng với chi phí logistics còn khiêm tốn trong tổng chi phí của các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng sẽ cho phép các công ty dịch vụ logistics thu phí dịch vụ cao hơn, nếu đáp ứng được nhu cầu của những khách hàng khó tính này với việc cung cấp dịch vụ logistics bên thứ ba (3PL).

Phần lớn dịch vụ logistics được thực hiện bởi các công ty trong nước có thể được gọi là logistics tự cung cấp (1PL) hoặc cung cấp dịch vụ logistics bên thứ hai (2PL), về cơ bản tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển trực tiếp sản phẩm từ nơi này sang nơi khác. Nhưng ngành logistics toàn cầu đang hướng tới mô hình 3PL. Trong đó, nhà cung cấp dịch vụ logistics (LSP) sẽ cung cấp không chỉ dịch vụ vận chuyển, kho bãi mà còn cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng bổ sung như quản lý hàng tồn kho, lấy hàng, đóng gói và theo dõi RFID. Các công ty lớn trong ngành logistics của Việt Nam chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước (SOE), vì vậy mặc dù các công ty đó có thể có nguồn tài chính để bắt đầu cung cấp dịch vụ 3PL nhưng thường không có sự linh hoạt và/hoặc khả năng quản lý.

Kết luận lại, chuyên gia VinaCapital cho rằng, Việt Nam là một trong những quốc gia có dịch vụ logistics phát triển nhanh nhất thế giới và dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong nhiều năm tới nhờ sự phát triển trong lĩnh vực sản xuất (đặc biệt là sản xuất công nghệ cao) và bởi sự gia tăng liên tục về số lượng tầng lớp trung lưu của quốc gia - thúc đẩy tăng trưởng cao trong kinh doanh thương mại điện tử, cũng như nhu cầu về thực phẩm dễ hỏng và các sản phẩm khác. Lĩnh vực này còn phân tán và đang chưa được khai thác hiệu quả nhưng khi kết hợp với tiềm năng tăng trưởng cao thì vẫn có thể tạo ra lợi nhuận đầu tư hấp dẫn. Theo quan điểm của VinaCapital, các doanh nghiệp hấp dẫn nhất để đầu tư là những doanh nghiệp cần nhiều vốn hoạt động trong phân khúc có tính phân mảnh.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

DNSE tiếp tục kiến tạo “Đường đua của những giấc mơ” DNSE Aquaman Vietnam 2024

DNSE Aquaman Vietnam 2024, giải đấu tiên phong mang tính biểu tượng của những người yêu thích hai môn phối hợp bơi – chạy sẽ trở lại vào tháng 12 tại Vũng Tàu. Với sự đầu tư kỹ lưỡng và nhiều trải nghiệm mới mẻ, giải đấu hứa hẹn mang đến một “Đường đua của những giấc mơ” khác biệt, đậm chất riêng.

Làm chủ thị trường chứng khoán phái sinh với cuộc thi trực tuyến của DNSE Chuỗi 3 phiên giảm khiến thị trường thất thoát hơn 20 điểm

EraBlue lãi 6 tháng liên tiếp, sếp Thế Giới Di Động nói chờ tín hiệu vui từ báo cáo tài chính quý III/2024

Lý giải việc báo cáo tài chính quý II/2024 của Đầu tư Thế Giới Di Động chưa ghi nhận khoản lãi của EraBlue, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết báo cáo bên thị trường Indonesia đẩy về Việt Nam bị trễ một nhịp nên kết quả sẽ phản ánh vào báo cáo tài chính quý III/2024.

Lợi nhuận trên đà phục hồi, bao giờ MWG trở lại mức lãi kỷ lục? Đóng cửa hàng loạt để tìm điểm hoà vốn và có lãi, MWG “copy” mô hình thành công của Bách Hoá Xanh cho An Khang?

Làm thế nào để 30.000 doanh nghiệp vừa cùng "lớn"?

Để gia tăng số lượng "đàn sếu" của nền kinh tế và kéo theo lực lượng doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ đi lên, lãnh đạo Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị Chính phủ tập trung hơn nữa các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa.

Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần vướng ở đâu, tháo gỡ ở đó Thống đốc Nguyễn Thị Hồng: Ngành Ngân hàng dành các gói tín dụng trị giá 405.000 tỷ đồng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp bị tác động bởi cơn bão số 3

Giá vé máy bay Tết Nguyên đán tăng

Còn khoảng 4 tháng sẽ đến Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá vé máy bay các chặng từ miền Nam ra Bắc và miền Trung đều tăng. Mới đây, Cục Hàng không chỉ đạo các hãng sắp xếp cân đối nguồn lực vận tải, phối hợp đảm bảo nguồn cung tải phù hợp phục vụ giai đoạn

Các hãng hàng không mở bán lượng lớn vé máy bay Tết Nguyên đán 2025 Cứ 4 máy bay cất cánh lại có 1 chiếc bị "delay", tỷ lệ cất cánh đúng giờ chỉ đạt 74%

Phát Đạt chốt thời gian phát hành cổ phiếu hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD

Phát Đạt dự kiến thực hiện chuyển đổi để hoán đổi khoản nợ 30 triệu USD vào ngày 15/11/2024, ngày chuyển đổi có thể gia hạn đến 23/3/2025 hoặc gia hạn chậm nhất đến ngày 23/4/2025.

Tiến độ ba dự án trọng điểm của Bất động sản Phát Đạt ra sao? Con gái Chủ tịch và lãnh đạo cấp cao Phát Đạt đồng loạt muốn bán ra hàng triệu cổ phiếu PDR

Gen Z “đổ xô” tham gia chương trình Back to School của Saymee

Chương trình "Back to School 2024: Mua SIM mê say - Trúng ngay laptop" do Saymee - Nhà mạng GenZ tổ chức đang bước vào giai đoạn cao trào. Hàng ngàn người chơi tham gia và có không ít giải thưởng đã tìm thấy chủ nhân đích thực. Danh sách những khách hàng

MobiFone Esports Unitour gây sốt cộng đồng sinh viên TP. Hồ Chí Minh chính thức cập bến 12 trường đại học Lấy khách hàng làm ưu tiên, MobiFone miền Nam không ngừng nỗ lực để khẳng định vị thế dẫn đầu

Chủ tịch FPT Trương Gia Bình bất ngờ lên sóng Đài truyền hình Nhật Bản nói về ngành “hot” nhất thế giới

Trong phóng sự, ông Trương Gia Bình - Chủ tịch HĐQT FPT đã có những chia sẻ về định hướng phát triển ngành bán dẫn của FPT cũng như tiềm năng của Việt Nam trong lĩnh vực này.

FPT lên kế hoạch thành lập nhà máy AI tại Nhật Bản LPBank muốn mua 5% cổ phần FPT, số tiền dự chi gần 10 nghìn tỷ đồng

Siêu dự án 12 tỷ USD ngoài khơi của Việt Nam tăng tốc, “đại gia” dầu khí được dự báo lãi có thể vượt xa kế hoạch

Chứng khoán VCBS cho rằng cho rằng thông tin lô B chính thức triển khai sẽ giúp doanh nghiệp có sự cải thiện về doanh thu và lợi nhuận kể từ năm 2025 khi dự án này dần triển khai các công việc chính.

MWG, PVS, MBB, SBT, HPG được khối ngoại săn đón nhất tháng 4 PVS "góp lửa" cho sóng Dầu khí

Hoàng Anh Gia Lai tiếp tục chậm trả lãi trái phiếu, luỹ kế gốc lãi lên hơn 4.500 tỷ đồng

Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) đã chậm thanh toán lãi trái phiếu HAGLBOND16.26 số tiền gần 137 tỷ đồng tại kỳ ngày 30/9/2024. Như vậy, cả gốc và lãi trái phiếu hiện lên hơn 4.500 tỷ đồng.

HAGL Agirco làm gì để khắc phục việc chứng khoán bị kiểm soát? Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo

Trung tâm Thông tin du lịch “bắt tay” Nestlé, cùng khai phá nguyên liệu vàng, vang danh ẩm thực Việt

Tiếp nối thành công của chương trình hợp tác năm 2023, mới đây, Trung tâm Thông tin du lịch - Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam và nhãn hàng MAGGI thuộc Công ty TNHH Nestlé Việt Nam đã công bố chương trình hợp tác năm 2024, trong khuôn khổ đề án “Biến Tấu Vạn Nguyên Liệu, Nấu Triệu Món Việt”, với nhiều điểm nhấn mới mẻ hấp dẫn.

Lần thứ 5 liên tiếp Nestlé VN được vinh danh “Doanh nghiệp tiêu biểu vì Người lao động” Nestlé Việt Nam hỗ trợ gần 10.000 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn