HAGL Agirco làm gì để khắc phục việc chứng khoán bị kiểm soát?

Hoàng Anh Gia Lai Agrico (HAGL Agrico) đưa ra lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát, cho biết, năm 2028 ước tính doanh thu đạt 13.500 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 2.450 tỷ đồng.

screenshot-2024-08-02-at-22.08.31.png
(Ảnh minh hoạ)

Công ty CP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai – HAGL Agrico (mã HNG) đã có công văn giải trình biện pháp và lộ trình khắc phục tình trạng chứng khoán bị kiểm soát.

Nhìn lại kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2024, HNG ghi nhận doanh thu thuần 147 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ. Công ty tiếp tục lỗ sau thuế 370 tỷ đồng, nâng mức lỗ lũy kế tại thời điểm ngày 30/6/2024 lên 8.472 tỷ đồng.

Để có thể giảm lỗ lũy kế, HNG dự kiến trồng mới 1.533 ha chuối, chăm sóc và khai thác 6.328 ha cao su; đầu tư chuồng trại, cánh đồng cỏ và nhập khẩu 5.800 con bò cái. Theo đó, doanh thu thuần ước đạt 694 tỷ đồng và lỗ trước thuế 120 tỷ đồng.

Mặt khác, HNG đã được Chính phủ Lào chấp thuận chủ trương đầu tư dự án sản xuất trồng trọt cây ăn trái kết hợp chăn nuôi bò quy mô lớn tại tỉnh Attapeu và tỉnh Sekong, Lào. Dự án có quy mô diện tích đất 27.384 ha, tổng vốn đầu tư 18.090 tỷ đồng, thời gian hoàn thiện đầu tư dự án từ năm 2024 đến năm 2028. Doanh thu năm 2028 ước tính đạt 13.500 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 2.450 tỷ đồng.

Hiện nay, công ty thực hiện chiến lược sản xuất nông nghiệp quy mô lớn trên nền tảng hữu cơ, quản trị theo phương pháp công nghiệp xuyên suốt chuỗi giá trị, ứng dụng cơ giới hoá, công nghệ sinh học và số hoá theo lộ trình phù hợp. HNG sẽ tập trung vào 4 mục tiêu chính.

Một là, đầu tư quy hoạch tổng thể, đồng bộ hệ thống giao thông – thuỷ lợi – điện; các công trình trên đất; tuyến đê bao chống ngập; tổ chức hoạt động giao nhận vận chuyển, tổng kho.

Quảng cáo

Hai là, trồng trọt chuyên canh chuối, dứa với diện tích lớn, cung cấp trái cây tươi; đầu tư các nhà máy sơ chế, chế biến trái cây; trồng trọt các loại cây ăn trái (xoài, bưởi, sầu riêng…) kết hợp chăn nuôi bò sinh sản bán chăn thả, bê và bò thịt chăn thả, bò thịt vỗ béo tập trung.

Ba là, tổ chức mô hình khu liên hợp sản xuất trồng trọt và chăn nuôi khép kín đảm bảo công tác an toàn sinh học, phòng chống dịch bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

Bốn là, tiếp tục thực hiện chuyển đổi các vườn cao su không hiệu quả sang trồng chuối, dứa và cây ăn trái kết hợp chăn nuôi bò.

"Với chiến lược này, HNG tin tưởng vào sự phát triển bền vững và tạo ra lợi nhuận trong các năm tiếp theo, từ đó từng bước giảm các khoản lỗ luỹ kế trên BCTC trong thời gian ngắn nhất", văn bản nêu.

Trước đó, cổ phiếu HNG bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 12/4/2023, do kết quả kinh doanh 2 năm liên tiếp (2021, 2022) là số âm. Mới đây, HOSE tiếp tục thông báo huỷ niêm yết đối với HNG do thua lỗ 3 năm liên tiếp. Cụ thể, các năm 2021, 2022 và 2023, HAGL Agrico ghi nhận mức lỗ lần lượt: gần 1.120 tỷ đồng, gần 3.580 tỷ đồng, xấp xỉ 1.100 tỷ đồng.

Không chỉ thua lỗ 3 năm liên tiếp, khoản lỗ lũy kế gần 8.472 tỷ đồng tại thời điểm cuối tháng 6 khiến vốn chủ sở hữu của HNG đã giảm về 2.387 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng nợ phải trả ghi nhận hơn 13.162 tỷ đồng, tăng thêm 1.300 tỷ đồng (tương ứng mức tăng hơn 11%) so với đầu năm; chủ yếu là vay nợ hơn 9.100 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản nợ vay 6.082 tỷ đồng từ Công ty CP Nông nghiệp Trường Hải, theo sau là hơn 1.123 tỷ đồng vay nợ từ Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai, còn lại hơn 1.160 tỷ đồng là dư nợ từ ngân hàng.

Báo cáo tài chính quý II/2024 mới công bố cho thấy, HAGL Agrico lỗ sau thuế gần 323 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lỗ 135 tỷ đồng. Khoản lỗ quý II/2024 nối dài chuỗi 14 quý lỗ liên tiếp của doanh nghiệp này. Lỗ sau thuế của công ty mẹ 323 tỷ đồng. Lũy kế 6 tháng đầu năm, HAGL Agrico ghi nhận doanh thu thuần đạt 147 tỷ đồng, giảm 47% so với cùng kỳ 2023; khoản lỗ sau thuế ghi nhận 370 tỷ đồng.

Năm 2024, HAGL Agrico lên kế hoạch doanh thu thuần 694 tỷ đồng, tăng 14,5% so với mức thực hiện năm 2023. Doanh nghiệp dự kiến lỗ sau thuế cả năm là 120 tỷ đồng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Hòa Phát cung cấp thép dự ứng lực cho dự án cao tốc hơn 14.000 tỷ đồng

Dự án cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh kết nối hai tỉnh Lạng Sơn và Cao Bằng được thực hiện theo hình thức đối tác công tư (PPP), có tổng chiều dài 121 km. Trong đó, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 14.300 tỷ đồng.

Thừa nhận kế hoạch năm 2025 tham vọng, Chủ tịch Hòa Phát nói sẽ không điều chỉnh dù thị trường có nhiều biến động Vẫn còn nhiều dự định với "át chủ bài" thép, Hòa Phát có mở rộng mảng bất động sản và nông nghiệp?

Quý I/2025, Vingroup báo doanh thu tăng 287%, lên hơn 84.000 tỷ đồng

Tổng doanh thu thuần hợp nhất trong quý I/2025 của Vingroup đạt 84.053 tỷ đồng, tăng trưởng 287% so với cùng kỳ năm 2024 nhờ ghi nhận tăng trưởng tích cực từ các lĩnh vực sản xuất công nghiệp và phát triển và kinh doanh bất động sản.

Ông Phạm Nhật Vượng: “VinFast sẵn sàng cạnh tranh, giá nào chơi giá đó” Quý I, VinFast bàn giao hơn 36.000 ô tô điện trên toàn cầu, gấp gần 4 lần cùng kỳ

ĐHĐCĐ FECON: Lợi nhuận năm 2025 chủ yếu từ mảng bất động sản, tâm điểm là dự án Square City

Theo lãnh đạo FECON, trong cấu trúc lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng đặt ra cho năm 2025, dự kiến khoảng 55 tỷ đồng sẽ đến từ mảng thi công, 145 tỷ đồng từ mảng đầu tư bất động sản.

FECON bổ nhiệm Tổng Giám đốc mới Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành

Tận hưởng “chuyến du hành xanh” mỗi ngày tại Vinhomes Wonder City

Tại đô thị của những trải nghiệm thời thượng Vinhomes Wonder City (Đan Phượng, Hà Nội), mỗi ngày của cư dân đều như một “chuyến du hành xanh” kỳ thú. Nơi đây, màu xanh hiện hữu từ vườn riêng sau nhà đến tổ hợp công viên, mặt nước rộng lớn, đi cùng các tiệ

ĐHĐCĐ Vinhomes: Kế hoạch lãi kỷ lục, Vinhomes Cần Giờ là động lực tăng trưởng doanh số trong 3 năm tới Chủ dự án Vinhomes Global Gate lãi trước thuế hơn 18.600 tỷ đồng trong quý I/2025

Imexpharm công bố kế hoạch tăng trưởng mạnh mẽ 2025

Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, Imexpharm thông qua mục tiêu tổng doanh thu 2.981 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 493,5 tỷ đồng, lần lượt tăng 18,6% và 22,1% so với năm 2024, hướng đến trở thành một công ty dược hàng đầu châu Á.

R&D chiều sâu giúp Imexpharm mở rộng chuỗi cung ứng dược toàn cầu

ĐHCĐ Nam Long: Đã có đối tác đang đàm phán một phần dự án Izumi, mục tiêu lợi nhuận năm tăng 35%

Nam Long đang sở hữu hơn 681 ha quỹ đất sạch tại các khu vực kinh tế trọng điểm như TP. Hồ Chí Minh, Long An, Đồng Nai, Cần Thơ và một số địa phương mới. Công ty cũng khẳng định chiến lược vẫn sẽ đẩy mạnh các thương vụ M&A.

Nam Long lên kế hoạch lãi ròng năm 2025 vượt 700 tỷ đồng, tăng 35% Nam Long lãi sau thuế 110 tỷ đồng nhờ bàn giao các dự án trọng điểm