Giá vé máy bay Tết Nguyên đán tăng

Còn khoảng 4 tháng sẽ đến Tết nguyên đán Ất Tỵ 2025, giá vé máy bay các chặng từ miền Nam ra Bắc và miền Trung đều tăng. Mới đây, Cục Hàng không chỉ đạo các hãng sắp xếp cân đối nguồn lực vận tải, phối hợp đảm bảo nguồn cung tải phù hợp phục vụ giai đoạn

screenshot-2024-10-03-at-15.33.47.png
Các hãng hàng không đã mở bán lượng lớn vé máy bay Tết Ất Tỵ 2025 (Ảnh minh hoạ)

Cục Hàng không Việt Nam mới đây đã chỉ đạo các hãng hàng không lên phương án chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm 2024 và sẵn sàng cho dịp cao điểm Tết Nguyên đán 2025.

Cụ thể, Cục Hàng không chỉ đạo các hãng sắp xếp, cân đối nguồn lực vận tải, phối hợp với các đơn vị phục vụ mặt đất để bảo đảm nguồn cung tải phù hợp; triển khai mở bán sớm các vé máy bay phục vụ giai đoạn Tết để hành khách có thể lựa chọn, xây dựng kế hoạch di chuyển phù hợp.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh quá trình nhận tàu bay thuê/mua mới và đưa vào khai thác trở lại các tàu bay đã hoàn thành sửa chữa, bảo dưỡng động cơ từ nhà sản xuất… Theo báo cáo của các hãng hàng không, trong thời gian tới, các hãng dự kiến sẽ tiếp tục nhận thêm và có kế hoạch thuê các tàu bay bổ sung đội tàu bay hiện có.

Vietnam Airlines dự kiến nhận thêm 3 tàu bay (2 tàu bay A320 và 1 tàu bay B787-10); Vietjet Air dự kiến nhận 8 tàu bay A321 và 2 tàu bay E190 (tàu E190 phục vụ khai thác chặng Hà Nội - Côn Đảo đang tạm dừng sau khi Bamboo Airways trả tàu bay, tái cơ cấu). Hai hãng hàng không Bamboo Airways và Vietravel Airlines cũng đang có kế hoạch tăng số tàu bay khai thác để phù hợp với năng lực và nhu cầu phát triển thị trường)…

Theo khảo sát thời điểm hiện tại, chỉ cách Tết nguyên đán Ất Tỵ khoảng 4 tháng, Vietnam Airlines, Vietjet đều đã mở bán vé máy bay Tết, giá vé máy bay các chặng từ Nam ra Bắc và miền Trung đều tăng.

Đường bay vàng TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội khứ hồi giá 6,6 - 7,4 triệu đồng, tăng so với mức 6 - 6,8 triệu đồng của năm trước. Cao điểm Tết, chặng TP. Hồ Chí Minh - Hà Nội, bay 24/1 (25 Tết) về 1/2 (Mùng 4 Tết) vé khứ hồi từ 7 triệu đồng (gồm thuế, phí). Trong đó, vé của Bamboo Airways và Vietnam Airlines từ 7,7 triệu đồng (gồm thuế, phí). Tại các website bán vé, chưa có chặng bay nào “cháy vé”.

Quảng cáo

Trước đó, hãng hàng không Vietjet cho biết mở bán sớm 2,6 triệu vé máy bay trong giai đoạn từ ngày 15/1/2025 đến 12/2/2025, tức 16 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ. Vietnam Airlines Group (gồm các hãng Vietnam Airlines, Pacific Airlines và VASCO) cũng mở bán sớm gần 1,5 triệu chỗ trên toàn mạng bay nội địa cho giai đoạn đi lại từ ngày 13/1/2025 - 12/2/2025 (tức ngày 14 tháng Chạp đến ngày 15 tháng Giêng). Đây là đợt mở bán vé đầu tiên trên cơ sở phê duyệt lịch bay hiện tại của nhà chức trách.

Từ đầu năm đến nay, giá vé trung bình hạng phổ thông cơ bản trên một số đường bay nội địa (giá đã bao gồm thuế, phí) của các hãng hàng không có thời điểm tăng cao hơn so với cùng kỳ năm 2023, tập trung chủ yếu vào khung giờ đẹp trong các giai đoạn cao điểm (lễ, Tết).

Theo Cục hàng không, qua công tác kiểm tra hoạt động bán vé và qua theo dõi, giám sát giá vé được công bố của các hãng hàng không, Cục Hàng không Việt Nam ghi nhận các hãng hàng không thực hiện đúng quy định về mức tối đa đối với giá dịch vụ vận chuyển hành khách hạng phổ thông cơ bản trên đường bay nội địa.

Giá vé máy bay của các hãng hàng không Việt Nam tăng nằm trong xu hướng chung trên thế giới do chịu tác động bởi các nguyên nhân chính từ yếu tố cung – cầu thị trường (sụt giảm quy mô đội tàu bay khai thác, nhu cầu đi lại tăng cao vào các dịp lễ, tết…) và yếu tố chi phí (biến động giá nhiên liệu bay, tỷ giá). Trong đó, chi phí nhiên liệu bay chiếm tỷ trọng từ 37% đến 42%.

Đặc biệt, 80% chi chí của các hãng hàng không có liên quan đến gốc ngoại tệ (bao gồm chi phí nhiên liệu bay; chi phí liên quan đến thiết bị bay, sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; chi phí nhân công nước ngoài).

Theo báo cáo của Vietnam Airlines và Vietjet Air (2 hãng hàng không chiếm thị phần vận chuyển hàng không nội địa lớn nhất, hơn 76% vào năm 2023) thì yếu tố chủ yếu tác động đến giá thành dịch vụ vận chuyển hành khách trên các đường bay nội địa 6 tháng đầu năm 2024 tăng so với năm 2023 gồm: chi phí sửa chữa, bảo dưỡng tàu bay; chi phí thuê/ khấu hao thiết bị bay; chi phí nhiên liệu bay. Các chi phí này tăng cơ bản do đơn giá thuê/mua trên thế giới tăng.

Đối với hãng hàng không Vietjet, còn có nguyên nhân chi phí tài chính tăng do phát sinh thêm các khoản vay chi trả cho hoạt động thuê máy bay, chi trả chi phí vận hành, hoạt động khai thác và lỗ chênh lệch tỷ giá trong hoạt động kinh doanh máy bay.

Ngoài ra, giá nhiên liệu bay Jet A1 tại thị trường Việt Nam, ngoài chịu tác động về biến động giá Jet A1 trên thế giới thì đang chịu tác động lớn của 3 loại thuế là thuế nhập khẩu xăng dầu; thuế bảo vệ môi trường và thuế giá trị gia tăng. Tổng chi phí liên quan đến 3 loại thuế này chiếm tỷ trọng từ 7,7%-8,7% tổng chi phí 1 chuyến bay.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Doanh thu của RIC đạt hơn 133 tỷ đồng năm 2024, tăng trưởng 20%

Ban lãnh đạo công ty cho biết đã tích cực tìm mọi biện pháp ổn định nguồn khách hàng có sẵn, khai thác nguồn khách mới, đồng thời thúc đẩy các kênh bán hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nên doanh thu tăng so với cùng kỳ.

Digiworld kỳ vọng doanh thu tỷ đô, dự kiến phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP "Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Sản phẩm thép Việt Nam được loại trừ khỏi thuế đối ứng của Mỹ, chịu mức thuế 25%

Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 100 nền kinh tế và có hiệu lực từ ngày 9/4/2025, trong đó Việt Nam chịu mức thuế nhập khẩu lên đến 46%.

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Thanh tra Chính phủ kiến nghị: Truy thu Novaland 446 tỷ đồng

Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị, UBND Thành phố thực hiện và chỉ đạo các sở, ngành, các quận/huyện rà soát, tính toán, truy thu tiền sử dụng đất với các dự án còn nợ tiền sử dụng đất trên toàn địa bàn Thành phố với số tiền 802,8 tỷ đồng.

Novaland lên tiếng về 2 lô trái phiếu dư nợ 1.200 tỷ không thể thanh toán đúng hạn Novaland (NVL) lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

Thanh tra nhận giá ưu đãi điện mặt trời: Hà Đô (HDG) 'bay' hơn 300 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán

Hà Đô chỉ đạt 572,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, thay vì 880 tỷ như báo cáo trước đó. Lợi nhuận ròng đạt 348 tỷ đồng (thay vì 576 tỷ đồng như báo cáo tự lập) – giảm 48% so với năm 2023.

Làn sóng ồ ạt từ nhiệm của Chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp lớn: Từ Vinaconex, Hà Đô, TTC AgriS… đến Lộc Trời, Dược Cửu Long, Dược Hậu Giang Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Hà Đô

"Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Công ty CP Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2025 tăng lần lượt 10,3% và 22,3% lên mức 13.800 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng, mức doanh thu cao kỷ lục.

Tiền đổ mạnh vào Nhóm thuỷ sản, cổ phiếu VHC, ANV, ASM tím hàng loạt: Điều gì đang xảy ra? PAN, DBC, VHC, HPG, HAG: Những “sếu đầu đàn” nông nghiệp đang làm ăn ra sao?

Vingroup trở lại top 3 vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán

Trong 1 tháng trở lại đây, thị giá VIC đã tăng khoảng 45%, đang ở vùng đỉnh 18 tháng, đưa vốn hoá thị trường của Vingroup lên gần 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD.

'Gã khổng lồ' Hàn Quốc SK Group và động thái với khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào cổ phiếu Vingroup và Masan Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index

Dabaco: Lợi nhuận gần 770 tỷ đồng, trích quỹ khen thưởng phúc lợi 200 tỷ đồng

Dabaco dự kiến trả cổ tức năm 2024 bằng cổ phiếu với tỷ lệ 15%, tương đương phát hành thêm 50,2 triệu cổ phiếu mới; thù lao Hội đồng quản trị, ban kiểm soát hơn 3,8 tỷ đồng; trích quỹ khen thưởng, phúc lợi 200 tỷ đồng.

Dabaco mới sử dụng hơn 700 tỷ đồng trong tổng số hơn 1.330 tỷ đồng từ bán cổ phiếu năm 2024 Dabaco nhận chuyển nhượng hơn 83% cổ phần Công ty Thịnh Phát Kim Sơn 1