Vay nợ tài chính gần 21.100 tỷ đồng, lãnh đạo Đèo Cả (HHV) khẳng định “vay nợ có kế hoạch”

Trước câu hỏi của cổ đông về khoản nợ vay nợ tài chính gần 21.100 tỷ đồng, chiếm hơn 72% nợ phải trả của Công ty, lãnh đạo Đèo Cả (HHV) khẳng định “vay nợ có kế hoạch”.

Ông Nguyễn Hữu Hùng - Phó chủ tịch HĐQT Đèo Cả. Nguồn: HHV.
Ông Nguyễn Hữu Hùng - Phó chủ tịch HĐQT Đèo Cả. Nguồn: HHV.

Vừa qua, Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (Đèo Cả; Mã chứng khoán: HHV) đã tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2024 theo hình thức trực tuyến.

Tại phần thảo luận, trước câu hỏi của cổ đông: Hiện nay công ty có dư nợ rất lớn tại các ngân hàng. Đòn bẩy tài chính cao có ảnh hưởng gì tới dòng tiền của Đèo Cả và lợi ích của cổ đông hay không?

Ông Nguyễn Hữu Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT Đèo Cả cho biết, về đặc thù của các doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông hoàn toàn khác các doanh nghiệp sản xuất thông thường. Các dự án hạ tầng giao thông có quy mô đầu tư lớn lên tới hàng chục nghìn tỷ. Trước khi Luật PPP ra đời, nguồn vốn để tham gia đầu tư chủ yếu là vốn chủ sở hữu, theo quy định là 10-15% còn lại là vốn vay.

Sau này khi Luật PPP ra đời thì có sự tham gia của nhà nước lên tới 50% thì tỷ lệ vốn vay mới điều chỉnh giảm xuống. Trước khi vay, tất cả các ngân hàng, tổ chức tín dụng đều đã thẩm định về tính pháp lý cũng như hiệu quả của phương án tài chính mới thực hiện cho vay. Các khoản vay này có tài sản đảm bảo là quyền thu phí và lịch trả nợ được thực hiện theo dòng tiền thực tế.

“Chúng tôi khẳng định Đèo Cả nợ có kế hoạch, nợ ở đây không phải trả bằng tài sản ngắn hạn. Dòng tiền trả nợ không phải đến chủ yếu từ tài sản ngắn hạn mà đến từ dòng tiền tương lai, đến từ doanh thu hình thành nên tài sản, hình thành nên chi phí” ông Nguyễn Hữu Hùng - Phó Chủ tịch HĐQT Đèo Cả nói.

Theo BCTC hợp nhất quý 1/2023, tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của Đèo Cả là 37.660 tỷ đồng, tăng 2,41% so với hồi đầu năm. Trong đó, Tài sản ngắn hạn là 1.503 tỷ đồng (tăng 28,3%), Tiền và các khoản tương đương tiền là 657 tỷ đồng, (tăng hơn 122%).

Đáng chú ý, nợ phải trả của Công ty là 27.834 tỷ đồng (chiếm gần 74% tổng tài sản), giảm nhẹ so với hồi đầu năm. Trong đó, vay nợ tài chính là 20.099 tỷ đồng, gồm: Nợ vay thuê tài chính ngắn hạn là 931 tỷ đồng và Nợ vay thuê tài chính dài hạn là 19.168 tỷ đồng.

Theo báo cáo, quý 1/2024, Đèo Cả có khoản chi phí tài chính là hơn 208 tỷ đồng (100% là chi phí lãi vay), tăng gần 27,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Về kết quả kinh doanh, quý 1/2024, Đèo Cả ghi nhận doanh thu thuần đạt 689 tỷ đồng, tăng 27,9% so với cùng kỳ. Trừ giá vốn bán hàng, Công ty ghi nhận lợi nhuận gộp đạt 334 tỷ đồng, tăng hơn 29% so với cùng kỳ.

Kết quả, quý 1/2024, Đèo Cả đạt lợi nhuận sau thuế gần 114 tỷ đồng, tăng hơn 37% so với cùng kỳ năm 2023.

Năm 2024, Đèo Cả (HHV) đặt mục tiêu tăng 11% lợi nhuận sau thuế

Quảng cáo

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Đèo Cả lên kế hoạch 3.146 tỷ doanh thu thuần, 404 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 17% và 11% so với năm 2023.

Đối với các dự án đã và đang vận hành, thi công, Đèo Cả dự kiến tiếp tục bổ sung vốn chủ sở hữu vào các dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Hải Vân, Cù Mông) và dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Bên cạnh việc tham gia với vai trò là nhà đầu tư trực tiếp, Công ty cũng sẽ tham gia các dự án cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo với vai trò thu xếp vốn (thông qua hợp tác kinh doanh, cho vay, hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật).

Một số dự án Đèo Cả triển khai trong giai đoạn 2024 - 2026 như sau:

crawl-20240531090236609-20240531090236612-1717131828-width636height171-7525.jpg
cong-ty-cp-tap-doan-deo-ca-hhv-8143.jpg
Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên Đèo Cả (HHV).

Về kế hoạch kinh doanh năm 2024, Đèo Cả lên kế hoạch 3.146 tỷ doanh thu thuần, 404 tỷ lợi nhuận sau thuế, tăng lần lượt 17% và 11% so với năm 2023.

Đối với các dự án đã và đang vận hành, thi công, Đèo Cả dự kiến tiếp tục bổ sung vốn chủ sở hữu vào các dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, dự án hầm đường bộ qua Đèo Cả (bao gồm hầm Đèo Cả, Cổ Mã, Hải Vân, Cù Mông) và dự án cao tốc Đồng Đăng - Trà Lĩnh.

Bên cạnh việc tham gia với vai trò là nhà đầu tư trực tiếp, Công ty cũng sẽ tham gia các dự án cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh, cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo với vai trò thu xếp vốn (thông qua hợp tác kinh doanh, cho vay, hoặc các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật).

Một số dự án Đèo Cả triển khai trong giai đoạn 2024 - 2026 như sau:

crawl-20240531090236609-20240531090236612-1717131828-width636height171-3231.jpg
cong-ty-cp-tap-doan-deo-ca-hhv-2488.jpg

Nguồn: Tài liệu ĐHĐCĐ thường niên Đèo Cả (HHV).

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Với hệ sinh thái đồ sộ dựa trên 4 trụ cột là sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ, Geleximco nay đang tìm động lực tăng trưởng mới khi quyết định lấn sân sang mảng ô tô.

Tập đoàn Geleximco lãi mỏng, nợ phải trả chiếm hơn một nửa tổng tài sản “Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ

Đầu tư năm Rắn

Chuyên gia Dragon Capital đánh giá cao hiệu suất đầu tư của cổ phiếu và bất động sản, với mức 3,5-4 điểm trên thang đo 5 điểm.

ROX Group, chuyện một năm thay áo

Đầu năm ngoái, TNG Holdings Vietnam chính thức công bố đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX (ROX Group), đi kèm là bộ nhận diện thương hiệu mới. Đối với tập đoàn này, đây dường như không chỉ là cơ hội đổi thay hình ảnh, mà còn là bước đi quyết định trong việc định hình lại tương lai.

Những doanh nghiệp nổi bật trong hệ sinh thái ROX Group Nhóm doanh nghiệp bất động sản thuộc ROX Group đang kinh doanh ra sao?

BẤT ĐỘNG SẢN TRONG PHA PHỤC HỒI

Giai đoạn khó khăn nhất đối với bất động sản đã qua đi. Thị trường đang trong pha phục hồi, với kỳ vọng lãi suất tiếp tục ở mức thấp, và cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn sẽ thúc đẩy nguồn cung.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?

Ba thập kỷ DOJI: Từ đá quý tới chứng khoán, ngân hàng

Thành công trong kinh doanh vàng bạc, đá quý là tiền đề hậu thuẫn cho DOJI lấn sân sang mảng tài chính - ngân hàng và bất động sản, với ba đại diện nổi bật là TPBank, Chứng khoán Tiên Phong và DOJI Land.

Cổ phiếu TPB: 7 năm niêm yết, 5 năm tăng trưởng dương TPBank: Dấu ấn số hoá trong kết quả tăng trưởng mạnh mẽ năm 2024

Hành trình VinFast: Khi niềm tin dẫn lối

SAU KHI ĐÃ TÀI TRỢ SỐ TIỀN HƠN 22.000 TỶ ĐỒNG, THÁNG 11/2024, ÔNG PHẠM NHẬT VƯỢNG CÔNG BỐ CAM KẾT HỖ TRỢ TÀI CHÍNH CHO VINFAST VỚI SỐ TIỀN LÊN ĐẾN 50.000 TỶ ĐỒNG, ĐẾN HẾT NĂM 2026, VỚI TÂM HUYẾT XÂY DỰNG BẰNG ĐƯỢC MỘT THƯƠNG HIỆU Ô TÔ ĐIỆN VIỆT NAM ĐẲNG CẤP.

VinFast miễn phí sạc pin cho tất cả khách hàng trong hơn 2 năm Top 10 ô tô bán chạy nhất tháng 12/2024: Bộ 3 VinFast giữ ngôi vương, Innova Cross lập kỷ lục

Viettel Construction: Khẳng định vị thế TowerCo số 1, hướng đến mục tiêu doanh thu tỷ USD

Năm 2025 đánh dấu mốc 30 năm xây dựng và phát triển của Tổng công ty CP Công trình Viettel (Viettel Construction). Trải qua 30 năm, Viettel Construction đã trở thành đơn vị vận hành khai thác hạ tầng mạng viễn thông hàng đầu Việt Nam với hệ sinh thái đa dịch vụ, tốc độ tăng trưởng doanh thu trung bình 10 năm lên đến 26%.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 Viettel lãi kỷ lục 51.000 tỷ đồng