Hòa Phát có thể lãi ròng hơn 2.200 tỷ đồng trong quý III/2024

Nếu so với quý II/2024, lãi ròng của Tập đoàn Hoà Phát dự kiến giảm 32,5% do biên lãi gộp ước tính chỉ đạt 12%, giảm 1,3% so với quý trước khi giá bán HRC giảm mạnh hơn so với giá nguyên liệu đầu vào.

Hòa Phát có thể lãi ròng hơn 2.200 tỷ đồng trong quý III/2024

Theo báo cáo mới đây của Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), doanh thu thuần và lãi ròng của Tập đoàn Hoà Phát (mã HPG) trong quý III/2024 dự kiến lần lượt đạt 32.425 tỷ đồng và 2.242 tỷ đồng, lần lượt tăng khoảng 14% và 12% so với cùng kỳ năm 2023.

Động lực tăng trưởng chủ yếu là nhờ sản lượng thép quý III ước tính tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó, sản lượng thép xây dựng, tôn mạ và ống thép ước tính lần lượt tăng 19,5%; 18% và 184%, riêng sản lượng thép HRC có thể giảm nhẹ so với cùng kỳ do hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn trong bối cảnh các quốc gia khác ban hành lệnh chống bán phá giá lẫn nhau đối với HRC nhập khẩu.

Bên cạnh đó, doanh thu từ mảng nông nghiệp dự kiến cũng đóng góp 3.200 tỷ đồng, tăng gấp đôi cùng kỳ, trong đó, mảng heo hơi tăng mạnh về cả sản lượng và giá bán.

Tuy nhiên, nếu so với quý II/2024, lãi ròng của Hoà Phát dự kiến giảm 32,5%. Nguyên nhân chủ yếu do biên lãi gộp ước tính chỉ đạt 12%, giảm 1,3% so với quý trước do giá bán HRC giảm mạnh hơn so với giá nguyên liệu đầu vào. Cụ thể, giá bán HRC giảm 13% so với quý trước, trong khi giá nguyên liệu đầu vào giảm 9-10% so với quý II/2024.

Theo BVSC, trong quý III/2024, thị trường thép đã xuất hiện những tín hiệu tích cực trong ngắn hạn. Giá thép tại Trung Quốc đã có tín hiệu tạo đáy khi nước này đã cắt giảm sản lượng sản xuất đáng kể vào tháng 7, với sản lượng giảm 9% so với năm ngoái xuống còn 82,94 triệu tấn, con số thấp nhất hàng tháng trong năm nay. Việc cắt giảm này tiếp diễn đến tháng 8 nhằm hỗ trợ ổn định giá cả. Sản lượng hàng ngày tiếp tục giảm khoảng 6,8% so với cùng kỳ năm ngoái trong 10 ngày đầu tháng 8.

Xuất khẩu của Trung Quốc đã giảm 10,5% trong tháng 7 so với tháng 6, với mức tăng trưởng theo năm giảm xuống còn 7,1%, đánh dấu mức tăng hàng tháng chậm nhất kể từ 6 tháng trước đó.

Bên cạnh đó, nguồn cung tại Trung Quốc cũng dự báo sẽ bị thắt chặt kể từ quý IV/2024 khi Chính phủ nước này đã hoãn phê duyệt các nhà máy thép sử dụng than kể từ năm 2024 để bảo vệ môi trường và hạn chế nguồn cung mới. Đồng thời, việc giá thép giảm sâu đã khiến nhiều nhà máy thép ở nước này cắt giảm mạnh sản lượng. Tồn kho thép dài của Trung Quốc hiện đã chạm mức thấp nhất nhiều năm trở lại đây.

Quảng cáo

Những yếu tố này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy giá thép tại Việt Nam dần hồi phục và có tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của Tập đoàn Hoà Phát trong thời gian tới.

Ngoài ra, giá nguyên liệu đầu vào (quặng sắt và than cốc) đang giảm mạnh hơn so với giá bán thép thành phẩm. Điều này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ cải thiện biên lợi nhuận của Tập đoàn Hoà Phát kể từ quý IV/2024 trở đi.

BVSC dự báo giá than cốc và quặng sắt tiếp tục giảm trong thời gian tới trong bối cảnh Trung Quốc đang nỗ lực giảm lượng khí thải carbon trong sản xuất thép bằng việc đẩy mạnh sử dụng lò điện EAF với nguyên liệu đầu vào chính là sắt vụn. Nước này đặt mục tiêu sản xuất 15% lượng thép thô sử dụng lò EAF vào 2025 và nâng tỷ lệ lên 20% vào 2030.

Nguồn: BVSC

Trong trung hạn, BVSC cho rằng, động lực thúc đẩy kết quả kinh doanh của Hòa Phát còn đến từ việc đưa vào vận hành dự án Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất 2 với công suất tối đa đạt 5,6 triệu tấn thép/năm, tập trung vào dòng thép cuộn cán nóng (HRC) và các dòng thép chất lượng cao.

Dự kiến, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 của Dung Quất 2 sẽ đi vào hoạt động cuối 2024 và cuối năm 2025, nâng công suất thép thô của Hòa Phát thêm 8,6 triệu tấn/năm với sản phẩm chủ lực là HRC. Ước tính dự án Dung Quất 2 ghi nhận doanh thu khoảng 70.000-80.000 tỷ đồng (sau khi chạy full công suất), đóng góp 25%-30% biên lợi nhuận của Hòa Phát.

BVSC cũng kỳ vọng khả năng cao Bộ Công Thương sẽ áp thuế chống bán phá giá thép HRC nhập khẩu từ Trung Quốc và Ấn Độ, điều này có thể hỗ trợ các nhà sản xuất thép HRC có năng lực tranh về giá với thép nhập khẩu từ Trung Quốc, trong đó có Hòa Phát.

Với các luận điểm trên, BVSC dự báo doanh thu thuần và lãi ròng của Hòa Phát trong năm 2024 lần lượt đạt 136.635 tỷ đồng và 10.511 tỷ đồng, tương ứng tăng 15% và 55% so với năm 2023. Sang năm 2025, doanh thu thuần và lợi nhuận ròng của Hòa Phát dự kiến tiếp tục tăng lần lượt tăng 34% và 21% so với năm 2024, đạt 183.686 tỷ đồng và 12.727 tỷ đồng.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

“Ông lớn” xây dựng Hòa Bình, Coteccons lãi lớn trở lại

Sau giai đoạn khó khăn, hai nhà thầu xây dựng dân dụng lớn là Hòa Bình và Coteccons đã có bước phục hồi đáng kể, thể hiện rõ nhất qua kết quả kinh doanh được cải thiện.

Xây dựng Hòa Bình chốt ngày chuyển hơn 347 triệu cổ phiếu HBC sang giao dịch trên UPCoM Lợi nhuận Xây dựng Hòa Bình tăng thêm gần 90 tỷ đồng sau soát xét

Nhóm doanh nghiệp "họ" Viettel báo lãi kỷ lục, Viettel Global thoát lỗ lũy kế

Tăng trưởng của Viettel Global, Viettel Construction và Viettel Post đã đóng góp lớn vào tổng doanh thu hợp nhất 190.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 51.000 tỷ đồng của Tập đoàn Viettel trong năm 2024.

Nhóm cổ phiếu công nghệ Viettel, FPT bứt phá mạnh trong năm 2024 Viettel Post mở công ty con tại Trung Quốc, giá trị công ty lập kỷ lục

Vietjet đạt doanh thu 2024 cao nhất từ trước đến nay

Mở rộng mạng bay quốc tế, đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách thông qua đội tàu bay hiện đại ngày càng lớn mạnh, Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (HOSE: VJC) đã ghi nhận doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ trong quý IV và cả năm 2024.

Vietjet mở đường bay đến Bắc Kinh và Quảng Châu, đón chào năm mới với ưu đãi 0 đồng Vietjet giảm đến 20% giá vé Business, SkyBoss

Geleximco tiến vào mảng ô tô: Mảnh ghép nhiều tham vọng của hệ sinh thái

Với hệ sinh thái đồ sộ dựa trên 4 trụ cột là sản xuất công nghiệp, bất động sản, tài chính ngân hàng, thương mại dịch vụ, Geleximco nay đang tìm động lực tăng trưởng mới khi quyết định lấn sân sang mảng ô tô.

Tập đoàn Geleximco lãi mỏng, nợ phải trả chiếm hơn một nửa tổng tài sản “Của để dành” của Geleximco ở loạt dự án bất động sản nghìn tỷ

Đầu tư năm Rắn

Chuyên gia Dragon Capital đánh giá cao hiệu suất đầu tư của cổ phiếu và bất động sản, với mức 3,5-4 điểm trên thang đo 5 điểm.

ROX Group, chuyện một năm thay áo

Đầu năm ngoái, TNG Holdings Vietnam chính thức công bố đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn ROX (ROX Group), đi kèm là bộ nhận diện thương hiệu mới. Đối với tập đoàn này, đây dường như không chỉ là cơ hội đổi thay hình ảnh, mà còn là bước đi quyết định trong việc định hình lại tương lai.

Những doanh nghiệp nổi bật trong hệ sinh thái ROX Group Nhóm doanh nghiệp bất động sản thuộc ROX Group đang kinh doanh ra sao?

BẤT ĐỘNG SẢN TRONG PHA PHỤC HỒI

Giai đoạn khó khăn nhất đối với bất động sản đã qua đi. Thị trường đang trong pha phục hồi, với kỳ vọng lãi suất tiếp tục ở mức thấp, và cơ chế pháp lý hoàn thiện hơn sẽ thúc đẩy nguồn cung.

Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản Gần 80% các thương vụ M&A bất động sản diễn ra trong phân khúc công nghiệp, vì sao?