Lợi nhuận trên đà phục hồi, bao giờ MWG trở lại mức lãi kỷ lục?

Với tốc độ tăng trưởng 15-30% mỗi năm, Thế giới di động cần 2 năm nữa để đạt lợi nhuận xấp xỉ mức kỷ lục 4.900 tỷ đồng từng đạt được vào năm 2021, Chủ tịch MWG Nguyễn Đức Tài cho biết tại cuộc gặp với nhà đầu tư gần đây.

Lợi nhuận trên đà phục hồi, bao giờ MWG trở lại mức lãi kỷ lục?

Tại cuộc gặp, ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Thế giới di động (mã MWG) trả lời câu hỏi khi nào MWG quay lại quỹ đạo tăng trưởng lợi nhuận 20-30% mỗi năm, ông Tài nhấn mạnh sự tăng trưởng lợi nhuận của Thế giới di động phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nếu yếu tố vĩ mô thuận lợi, công ty sẽ đạt tăng trưởng lợi nhuận 20-30%/năm, còn nếu không thuận lợi thì sẽ thấp hơn.

Thực tế, sau khi đạt được lợi nhuận kỷ lục hơn 4.900 tỷ đồng năm 2021, do sức mua yếu cùng các yếu tố bất lợi từ thị trường, lợi nhuận của MWG đã liên tục giảm trong hai năm gần đây và chỉ bắt đầu tăng trở lại trong nửa đầu năm 2024.

Lũy kế 6 tháng đầu năm, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần đạt hơn 65.620 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.075 tỷ đồng, lần lượt tăng 16% và 55 lần so với nửa đầu năm ngoái.

Năm 2024, ban lãnh đạo MWG kỳ vọng doanh thu thuần có thể đạt 125.000 tỷ đồng và lãi sau thuế 2.400 tỷ đồng, lần lượt tăng 6% và gấp hơn 14 lần thực hiện năm 2023. Như vậy, sau nửa năm kinh doanh, Thế Giới Di Động đã hoàn thành 52% mục tiêu doanh thu và 86% chỉ tiêu lợi nhuận.

Nhận định về tình hình thị trường bán lẻ hiện tại, ông Nguyễn Đức Tài cho rằng diễn biến tốt hơn một chút so với dự đoán. Và 6 tháng cuối năm 2024, thị trường sẽ phục hồi tốt hơn nhưng sẽ không tăng trưởng mạnh. Còn sang năm 2025 nếu không có những biến động bất thường, tình hình sẽ tốt hơn năm 2024. Đây cũng là cơ sở để ban lãnh đạo MWG kỳ vọng lợi nhuận có thể dần quay về mức kỷ lục trước đây.

Dự kiến lợi nhuận của MWG sẽ không chỉ đến từ ngành hàng điện thoại và điện máy thông qua hai chuỗi Thế giới di động và Điện máy Xanh mà sẽ còn có sự đóng góp từ Bách hoá Xanh và chuỗi Era Blue tại Indonesia.

Quảng cáo

Thông tin về tình hình kinh doanh của hai chuỗi Thế giới di động và Điện máy Xanh, ông Đoàn Văn Hiểu Em cho hay, tăng trưởng của các mảng kinh doanh trong 6 tháng đầu năm ở mức gần 10% so với cùng kỳ của năm 2023.

Còn nói về thị phần của mảng điện thoại thì hiện nay MWG đã chiếm khoảng gần 60% thị phần. Tuy nhiên, tùy theo từng ngành hàng, từng nhãn hàng thị phần có thể khác nhau, có những nhãn hàng thị phần đã lên tới 60-70%.

Về thị phần mảng điện máy, hiện tại đạt khoảng 50% thị phần và cũng có những cái khác nhau giữa từng ngành hàng, từng nhóm hàng, từng hãng.

Ông Đoàn Văn Hiểu Em cho biết, trong 6 tháng cuối năm, hai mảng kinh doanh này có thể tiếp tục tăng trưởng và phục hồi nhờ yếu tố mùa vụ như sự kiện ra mắt iPhone mới, mùa mua sắm cuối năm, Tết,… nên sẽ có một sự hồi phục nhất định.

Nguồn: MWG

Với chuỗi Era Blue tại Indonesia mặc dù vẫn lỗ trong 6 tháng đầu năm (lỗ khoảng 105 tỷ đồng) nhưng lãnh đạo MWG vẫn tự tin chuỗi điện máy ở thị trường đông dân gấp gần 3 lần Việt Nam sẽ có lãi vào quý IV năm nay và mọi thứ vẫn đang trong lộ trình này.

Trong khi đó, với chuỗi Bách hoá Xanh, CEO Phạm Văn Trọng cho biết, sau khi có lãi ở cấp độ toàn hệ thống trong quý II vừa qua, sang quý III và IV, yêu cầu bắt buộc là chuỗi phải có lợi nhuận, thậm chí lợi nhuận phải nhiều hơn quý II thì tổng lợi nhuận cả năm mới đạt mục tiêu.

Trước đó, báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024 của Thế giới di động cho thấy, khoản lỗ thuế của Bách hoá Xanh phát sinh trong năm 2024 ghi nhận tại thời điểm ngày 30/6/2024 là hơn 98 tỷ đồng, giảm khoảng 7 tỷ đồng so với con số hơn 105 tỷ đồng ghi nhận trên báo cáo tài chính quý I/2024. Điều này đồng nghĩa với việc chuỗi này đã có lãi khoảng 7 tỷ đồng trong quý II vừa qua, mở ra cơ hội “mang tiền về cho mẹ” trong thời gian tới.

Trong báo cáo mới đây, SSI Reseach cũng ước tính Bách hoá Xanh có thể đạt 40.000 tỷ doanh thu trong năm 2024 và có thể tăng lên 45.000 tỷ trong năm 2025, tương ứng với doanh thu/tháng/cửa hàng đạt 1,95-2,1 tỷ đồng trong giai đoạn 2024-2025. Ước tính lợi nhuận ròng lần lượt là 228 tỷ đồng và 668 tỷ đồng trong năm 2024-2025 (so với khoản lỗ 1.200 tỷ đồng trong năm 2023).

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

Phân bón Cà Mau ra mắt AI chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông

Với độ chính xác đạt hơn 96%, AI tính năng chẩn đoán sâu bệnh trên ứng dụng 2Nông sẽ là công cụ hỗ trợ, người bạn đồng hành, trợ lý tin cậy, giúp bà con phát triển nông nghiệp bền vững.

Phân bón Cà Mau trao 60 suất học bổng giá trị 420 triệu đồng cho sinh viên Đại học Cần Thơ Phân bón Cà Mau nhận giải thưởng Thương hiệu Quốc gia lần thứ 6

KBC thế chấp toàn bộ vốn góp tại dự án Khu đô thị và dịch vụ Tràng Cát cho ngân hàng

Để bảo lãnh cho công ty con vay vốn triển khai dự án, Tổng công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc đã dùng toàn bộ 12.681 tỷ đồng góp vốn vào Công ty TNHH MTV Phát triển Đô thị Tràng Cát để thế chấp ngân hàng.

Đi sau thị trường, KBC đã có 4 tuần tăng "nước rút" Ông Đặng Thành Tâm muốn bán hơn 86 triệu cổ phiếu KBC, Dragon Capital rời ghế cổ đông lớn Hoa Sen

Tasco chào bán thêm gần 180 triệu cổ phiếu, vốn điều lệ nâng lên hơn 10.000 tỷ đồng

Tasco dự kiến chào bán hơn 178,5 triệu cổ phiếu mới với giá chào bán 10.000 đồng/cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu. Nếu phát hành thành công, lượng cổ phiếu lưu hành của Tasco sẽ lên hơn 1 tỷ cổ phiếu, vốn điều lệ vượt mức 10.000 tỷ đồng.

Tập đoàn thương mại hàng đầu Nhật Bản trở thành cổ đông chiến lược của Tasco Auto Tasco bắt tay Geely lập liên doanh làm dự án lắp ráp ô tô gần 170 triệu USD

EVNFinance lọt Top 25 Thương hiệu dẫn đầu do Forbes bình chọn

Công ty Tài chính Cổ phần Điện lực (EVNFinance) vừa được vinh danh trong Top 25 thương hiệu dẫn đầu năm 2024, theo xếp hạng của Tạp chí Forbes Việt Nam. Lễ vinh danh diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị Thương hiệu 2024, được tổ chức ngày 12/12/2024 tại TP. Hồ Chí Minh.

Sau soát xét bán niên 2024, EVNFinance lãi hơn 310 tỷ đồng Các chỉ số tích cực từ quản trị điều hành của EVNFinance