Cổ phiếu HAGL, Thuduc House, An Phát Holdings tiếp tục bị HoSE giữ nguyên diện cảnh báo

HOSE quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với các cổ phiếu của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HALG, mã HAG); Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã TDH); Công ty CP Tập đoàn An Phát Holdings (mã APH)…

screenshot-2024-09-01-at-10.27.12.png
(Ảnh minh hoạ)

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa ra loạt thông báo xử lý vi phạm đối với cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán sau mùa báo cáo tài chính (BCTC) soát xét bán niên năm 2024.

Cụ thể, HoSE quyết định giữ nguyên diện cảnh báo đối với các cổ phiếu của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HALG, mã HAG); Công ty CP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, mã TDH); Công ty CP Tập đoàn An Phát Holdings (mã APH); Công ty CP Kinh doanh và Phát triển Bình Dương (mã TDC), Công ty CP Xây dựng và Giao thông Bình Dương (mã BCE); Công ty CP Xuất nhập khẩu Petrolimex (mã PIT).

Lý do chung là lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đến ngày 30/6/2024 của tổ chức niêm yết là số âm. Mức lỗ nặng nhất thuộc về HAG với khoản lỗ lũy kế tới hơn 957 tỷ đồng; TDH và TDC là hai mã tiếp theo lỗ lũy kế lần lượt gần 785 tỷ đồng và 318 tỷ đồng.

HOSE cũng giữ nguyên diện cảnh báo với cổ phiếu Công ty CP Viễn thông - Tin học Bưu điện (mã ICT) vì tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC soát xét bán niên 2024 liên quan đến khoản công nợ phải trả Công Star Excellence với giá trị khoảng 11 tỷ đồng tại ngày 30/06/2024.

Quảng cáo

Cổ phiếu Công ty CP SEAREFICO (mã SRF) cũng bị giữ nguyên diện cảnh báo do tổ chức kiểm toán có ý kiến kết luận ngoại trừ về các khoản phải thu, phải trả và giá trị thuần của các công trình xây dựng dở dang của Công ty trong BCTC soát xét bán niên năm 2024.

Cổ phiếu SRF đồng thời thuộc diện hạn chế giao dịch theo quyết định ngày 20/05/2024 của HOSE do Công ty chậm nộp BCTC năm 2023 đã được kiểm toán quá 45 ngày so với thời hạn quy định.

Trong khi đó, HOSE giữ nguyên diện cảnh báo và kiểm soát với cổ phiếu Công ty CP Đại Thiên Lộc (mã DTL) do lãi sau thuế không âm nhưng vẫn còn lỗ lũy kế 58,5 tỷ đồng căn cứ BCTC hợp nhất soát xét bán niên 2024.

Đối với cổ phiếu Công ty CP Xuất Nhập khẩu An Giang (Angimex, mã AGM) bị đưa vào diện kiểm soát từ ngày 10/09/2024 do lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại BCTC hợp nhất bán niên soát xét năm 2024.

Sáu tháng đầu năm 2024, Angimex lỗ ròng hơn 98 tỷ đồng, mức lỗ nặng nhất từ trước đến nay, khiến lỗ lũy kế tại ngày 30/6/2024 tăng lên hơn 264 tỷ đồng, và đẩy vốn chủ sở hữu của Công ty xuống mức âm hơn 82 tỷ đồng.

Cổ phiếu AGM tiếp tục giữ nguyên diện cảnh báo theo quyết định ngày 29/03/2024 của HOSE do tổ chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với BCTC năm 2023 đã được kiểm toán.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

HOSE và HNX cắt margin hơn 130 mã chứng khoán trong quý 2/2025

Các mã trong danh sách đa phần bị cắt margin do thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo, kiểm soát, hạn chế giao dịch hay lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán là số âm…

Cổ phiếu “họ” Bamboo Capital đồng loạt bị các CTCK cắt margin Chứng khoán FPT muốn vay VIB tối đa 1.750 tỷ để tự doanh, cho vay margin… nhưng nói không với trái phiếu doanh nghiệp

Lại một đêm mất ngủ với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam

Thời gian giao dịch chính thức chỉ vài giờ đồng hồ mỗi ngày nhưng nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam lại rất "vất vả" khi phải hóng tin tức từ khắp thế giới, bất kể ngày đêm.

Nhà đầu tư nên làm gì sau khi thị trường giảm điểm cực đoan? Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng: Đã đến lúc bắt đáy, không có lý do gì thị trường giảm như tận thế

Nóng: FTSE Russell công bố báo cáo phân loại, đánh giá chứng khoán Việt Nam

FTSE Russell ghi nhận cam kết liên tục của các cơ quan quản lý thị trường chứng khoán Việt Nam trong việc theo đuổi nhiều cải cách quy định để tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho sự tham gia của nhà đầu tư quốc tế, bao gồm nâng cấp nền tảng giao dịch

Một đêm mất ngủ với nhà đầu tư chứng khoán Việt Nam Chứng khoán Việt Nam mất 1,1 triệu tỷ vốn hóa, loạt cá mập “nhăm nhe” bắt đáy

Chứng khoán Việt Nam mất 1,1 triệu tỷ vốn hóa, loạt cá mập “nhăm nhe” bắt đáy

Nhiều tổ chức lớn là các quỹ ngoại, công ty chứng khoán đánh giá rủi ro ngắn hạn sẽ mở ra cơ hội đầu tư dài hạn hấp dẫn trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Quỹ ngoại quy mô 21.000 tỷ tiết lộ lý do đặt cược lớn vào cổ phiếu ngân hàng vừa vượt đỉnh Quỹ ngoại tỷ USD “thắng” VN-Index nhờ đâu?

Thị trường có phiên giảm hơn 50 điểm lần thứ 16

Trở lại sau ngày nghỉ lễ, thị trường chứng khoán Việt Nam lại chứng kiến áp lực bán tháo của nhà đầu tư. Lực cầu bắt đáy cũng không còn thể hiện ấn tượng như 2 phiên cuối tuần trước khi cả 3 sàn giao dịch hơn 27.000 tỷ đồng.

Thị trường sinh lời trung bình 16%/năm sau các lần "rơi" Ba triệu trái phiếu của DNSE chính thức giao dịch trên sàn HNX