Giá lương thực, thực phẩm tăng sau bão đẩy CPI tháng 9 tăng 0,29%

Tháng 9/2024, CPI tăng 0,29% chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão; một số địa phương thực hiện tăng học phí cũng như giá thuê nhà ở tăng.

Ảnh minh họa

Theo báo cáo Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng 6/10, chỉ số gia tiêu dùng (CPI) tháng 9/2024 tăng 0,29% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 9 tăng 2,18% và so với cùng kỳ năm trước tăng 2,63%.

Tổng cục Thống kê lý giải trong tháng 9, giá lương thực, thực phẩm tăng cao tại các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng trực tiếp bởi bão và hoàn lưu bão, một số địa phương thực hiện tăng học phí theo lộ trình, giá thuê nhà ở tăng là những nguyên nhân chính làm tăng CPI.

Trong mức tăng 0,29% của CPI tháng 9/2024 so với tháng trước, có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, nhóm giáo dục tháng 9 tăng 2,09%, trong đó giá dịch vụ giáo dục tăng 2,33% do một số địa phương điều chỉnh học phí áp dụng cho năm học 2024 - 2025. Bên cạnh đó, tháng 9 là thời điểm bắt đầu năm học mới nên nhu cầu đối với các mặt hàng đồ dùng học tập tăng.

Nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,92% làm CPI chung tăng 0,31 điểm %. Trong đó, lương thực tăng 0,77%; thực phẩm tăng 1,06% (tác động làm CPI chung tăng 0,22 điểm %); ăn uống ngoài gia đình tăng 0,65%.

Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng tăng 0,52% do giá thuê nhà tăng 0,42%; giá điện sinh hoạt tăng 0,37%; nước sinh hoạt tăng 0,16%, giá gas tăng 1,45%. Ở chiều ngược lại, giá dầu hỏa giảm 6,97% so với tháng trước.

Quảng cáo

Nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,24%. Trong đó, giá đồ trang sức tăng 1,65% theo giá vàng thế giới.

Nhóm may mặc, mũ nón và giày dép tăng 0,15% do chi phí nhân công và nhu cầu mua sắm khi vào năm học mới tăng.

Nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14% do chi phí nhân công và nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng đồ dùng trong gia đình tăng khi mưa lũ ngập lụt tại nhiều địa phương. Chiều ngược lại, một số mặt hàng điện tử, điện lạnh có giá giảm so với tháng trước do nhiều cửa hàng, siêu thị tiếp tục áp dụng các chương trình kích cầu mua sắm.

Nhóm bưu chính, viễn thông tăng 0,09%. Trong đó, giá máy điện thoại di động thông thường tăng 0,33%; giá sửa chữa điện thoại tăng 0,19%. Ngược lại, giá máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,74% do một số cửa hàng áp dụng chương trình khuyến mại, kích cầu đối với mẫu mã cũ.

Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05% do thời tiết mưa bão, giao mùa nên nhu cầu tiêu dùng các loại thuốc về giảm đau, hạ sốt, đường hô hấp, vitamin và khoáng chất của người dân tăng.

Nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,03% do nguyên liệu sản xuất đồ uống và chi phí nhân công tăng.

Ngược lại, 2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm là nhóm văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,24% do nhu cầu du lịch không còn cao như những tháng cao điểm; nhóm giao thông giảm 2,77% góp phần giảm CPI chung 0,27 điểm %, chủ yếu do giá dầu diezen giảm 8,41%; giá xăng trong nước giảm.

CPI bình quân quý III/2024 tăng 3,48% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, thuốc và dịch vụ y tế tăng 8,24%; hàng hóa và dịch khác tăng 6,94%; giáo dục tăng 5,4%; nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 4,98%; hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,98%; đồ uống và thuốc lá tăng 2,4%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 2,21%; may mặc, mũ nón và giày dép tăng 1,24%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,15%; bưu chính, viễn thông giảm 0,74%; giao thông giảm 0,88%;

CPI bình quân 9 tháng năm 2024 tăng 3,88% so với bình quân cùng kỳ năm 2023, do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Lạm phát cơ bản tháng 9/2024 tăng 0,27% so với tháng trước, tăng 2,54% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 9 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản đạt 2,69% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức tăng CPI bình quân chung (3,88%), chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo Thoidai.com.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank ra mắt Định vị giá trị mới dành cho khách hàng SeAPremium

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa tổ chức thành công giải golf SeAPremium Master 2024, một sự kiện kết nối đẳng cấp dành riêng cho khách hàng ưu tiên tại sân golf Legend Valley Country Club.

Dư nợ cho vay của Chứng khoán KB thu hẹp hơn 15% so với quý trước Giá vàng ổn định sau lễ nhậm chức của Tổng thống Mỹ Donald Trump

Châu Á sẽ là điểm đến được ưa thích nhất của khách du lịch Mỹ năm 2025

Skyscanner dự báo chi phí vé máy bay và khách sạn sẽ quyết định lựa chọn điểm du lịch của người Mỹ trong năm 2025, với châu Á là điểm đến được ưa thích nhất

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu Giá vàng châu Á hướng đến tuần tăng thứ ba liên tiếp

Giải mã thông điệp được gửi gắm trong bộ sưu tập Vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI

Không chỉ mang giá trị thẩm mỹ, hệ sinh thái sản phẩm vàng 24K năm Ất Tỵ của DOJI còn chứa đựng những thông điệp tinh thần độc đáo, gợi mở hành trình chinh phục thành công và thịnh vượng trong năm mới.

Giá vàng thế giới nối dài đà tăng Thủ tướng yêu cầu nghiên cứu, đề xuất chính sách thuế nhằm hạn chế đầu cơ bất động sản

Đề xuất đầu tư tuyến đường gần 800 tỷ, dài 5,7km kết nối với cao tốc Tp.HCM

Dự án Hương lộ 2 nối dài, đoạn 2 kết nối với đường cao tốc Tp.HCM - Long Thành - Dầu Giây được xem là một trong số ít tuyến đường lớn có khả năng tháo gỡ các “nút thắt” về hạ tầng giao thông, phục vụ hoạt động đi lại trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng

Chính thức thi công dự án gần 1.500 tỷ đồng nâng cấp tuyến đường kết nối sân bay Long Thành, dự kiến hoạt động từ năm 2026 Tuyến đường sắt hơn 200 tỷ đồng, 31 ga, tốc độ 160km/h sẽ đi qua 9 tỉnh, thành phía Bắc nào?