Thủ tướng: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp với tinh thần vướng ở đâu, tháo gỡ ở đó

Thủ tướng nhấn mạnh tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đất nước, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển, tinh thần là vướng ở đâu thì tháo gỡ ở đó, không đùn đẩy, không né tránh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kết luận Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước - Ảnh: VGP

“Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp là tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế”

Sáng ngày 21/9, kết luận Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định Chính phủ cam kết luôn đồng hành, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp trong bất cứ hoàn cảnh nào; không hình sự hóa các quan hệ kinh tế; nghiên cứu, bãi bỏ các giấy phép con, xóa bỏ môi trường tạo sách nhiễu, phiền hà, làm tăng chi phí tuân thủ cho doanh nghiệp.

Đồng thời, Chính phủ cũng luôn lắng nghe, chia sẻ với các khó khăn, vướng mắc và chung tay cùng tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để cùng nhau vượt qua khó khăn, thách thức, đặc biệt là trong việc xây dựng và hoàn thiện thể chế giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi theo pháp luật, yên tâm sản xuất, kinh doanh, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Thủ tướng đề nghị các Phó Thủ tướng, bộ trưởng, trưởng ngành, nếu được phản ánh về khó khăn của doanh nghiệp thì trực tiếp lắng nghe và giải quyết dứt điểm theo chức năng, thẩm quyền của mình, nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo Thủ tướng.

"Tháo gỡ cho doanh nghiệp là góp phần tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đất nước, doanh nghiệp phát triển là đất nước phát triển, tinh thần là vướng ở đâu thì phải tháo gỡ ở đó, mắc ở đâu thì phải tháo gỡ ở đó, không đùn đẩy, không né tránh, không gây phiền hà, sách nhiễu", Thủ tướng nhấn mạnh.

Người đứng đầu Chính phủ cũng khẳng định các cơ quan tiếp tục lắng nghe ý kiến doanh nghiệp để đẩy mạnh phân cấp, phân quyền hơn nữa theo đúng tinh thần Hội nghị Trung ương 10 và chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm là "địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm".

Bên cạnh đó, Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp hoạt động theo đúng quy định của pháp luật, góp phần đắc lực, hiệu quả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, nhất là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, quản lý và thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.

Thủ tướng nêu rõ quan điểm xác định người dân và doanh nghiệp nghiệp là trung tâm, chủ thể trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, pháp luật; thể chế không chỉ quản lý hiệu quả mà còn kiến tạo phát triển.

Quảng cáo

Doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp phát huy 6 tiên phong. Thứ nhất là tiên phong thúc đẩy, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, tập trung vào các động lực tăng trưởng truyền thống và các động lực tăng trưởng mới, ứng phó biến đổi khí hậu.

Thứ hai, tiên phong tham gia các chuỗi giá trị, chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng toàn cầu, góp phần xây dựng thương hiệu doanh nghiệp và quốc gia.

Thứ ba, tiên phong tạo công ăn việc làm, sinh kế cho người dân, bảo đảm an sinh xã hội, không để ai bị bỏ lại phía sau.

Thứ tư, tiên phong phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, hạ tầng giao thông, hạ tầng văn hóa, ứng phó biến đổi khí hậu, chuyển đổi xanh.

Thứ năm, tiên phong góp phần đào tạo nhân lực chất lượng cao, cải cách thủ tục hành chính và nâng cao năng lực quản trị thông minh, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Thứ sáu, tiên phong trong đoàn kết, thống nhất, hỗ trợ lẫn nhau, cùng làm, cùng hưởng, cùng thắng, cùng phát triển doanh nghiệp và phát triển đất nước.

Thủ tướng nêu rõ, Chính phủ cảm ơn các doanh nghiệp đã đề xuất giao các nhiệm vụ cụ thể trong xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, đường sắt đô thị, sản xuất thép, xây dựng các tuyến cao tốc, nhà máy điện, sân bay, bến cảng, trung tâm triển lãm quốc gia, nhà ở xã hội, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ em và nâng cao thể chất người dân…

Trên cơ sở các đề xuất, các cơ quan sẽ nghiên cứu, giao nhiệm vụ, đặt hàng các doanh nghiệp để thực hiện.

Thủ tướng giao các bộ, ngành lắng nghe, tiếp thu các ý kiến đóng góp của doanh nghiệp và phải giải quyết với các giải pháp cả trước mắt và lâu dài trên tinh thần đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, "lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ", hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp và Nhà nước.

Người đứng đầu Chính phủ cũng yêu cầu các bộ, ngành xử lý công việc với quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt để cùng các doanh nghiệp giải quyết các khó khăn, vướng mắc, tổ chức thực hiện rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm, rõ kết quả.

Ngoài hội nghị này, Thủ tướng giao các bộ ngành tổ chức các hội nghị chuyên đề với doanh nghiệp theo các lĩnh vực về tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, thuế, đầu tư… theo tinh thần "đã nói là làm, đã cam kết phải thực hiện, đã làm, đã thực hiện phải có sản phẩm, kết quả cụ thể, cân đong đo đếm được".

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

SeABank đón sinh nhật thứ 31: Mưa quà tặng trị giá hơn 5 tỷ đồng tri ân khách hàng

Nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) triển khai chương trình tri ân “Đón mưa quà sinh nhật” với tổng trị giá lên đến hơn 5 tỷ đồng, áp dụng cho cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp.

Lợi nhuận năm 2024 của PV Power "bốc hơi" gần 135 tỷ đồng sau kiểm toán Giảm thuế nhập khẩu loạt mặt hàng từ ngày 1/4: Những lợi ích dành cho người tiêu dùng

Giảm thuế nhập khẩu loạt mặt hàng từ ngày 1/4: Những lợi ích dành cho người tiêu dùng

Việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu dự kiến góp phần cải thiện cán cân thương mại với các đối tác thương mại; khuyến khích doanh nghiệp đa dạng hóa hàng hóa nhập khẩu, tạo sức mua cho người tiêu dùng; đảm bảo đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo thuận lợi

Trung Quốc áp thuế nhập khẩu với nông sản Mỹ Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu ô tô, khí hóa lỏng LNG

Cao tốc gần 18.000 tỷ chính thức được phê duyệt, giảm nửa thời gian di chuyển Tp.HCM - Đà Lạt

Ngày 31/3, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định số 669 về việc Phê duyệt đầu tư dự án xây dựng đường bộ cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương theo phương thức đối tác công tư PPP (giai đoạn 1).

Dự án cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình sẽ được điều chỉnh giảm chiều dài xuống còn 23km Doanh nghiệp hoãn trả tiền cổ tức để tham gia làm đường cao tốc gần 40.000 tỷ

Bộ Tài chính đề xuất miễn thuế hàng nhập khẩu qua sàn TMĐT từ 1 triệu đồng trở xuống

Bộ Tài chính đề xuất đơn hàng nhập khẩu qua thương mại điện tử từ 1 triệu đồng trở xuống được miễn thuế nhập khẩu. Như vậy so với quy định hiện nay, mức trị giá hàng được miễn thuế giảm một nửa, từ 2 triệu xuống còn 1 triệu.

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng đầu năm 2025 Những doanh nghiệp sẽ được hưởng lợi khi phân bón chính thức chịu thuế VAT 5%

Đề xuất đầu tư 1.200 tỉ đồng hầm Núi Vung trên cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo

Sáng 31/3, Ban quản lý dự án 85 cho biết vừa trình bộ báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư hoàn thiện ống hầm thứ 2 xuyên Núi Vung trên cao tốc Bắc – Nam với tổng mức đầu tư gần 1.200 tỉ đồng.

Đại lộ nghìn tỷ, cao tốc liên tục thông xe biến nơi đây thành vùng đất tiềm năng bậc nhất miền Trung Dự án cao tốc Hòa Lạc – Hòa Bình sẽ được điều chỉnh giảm chiều dài xuống còn 23km

Tăng vốn đầu tư dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1

Tổng mức đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành giai đoạn 1 được nâng từ 109.111 tỷ đồng lên 109.717 tỷ đồng, tương đương gần 4,7 tỷ USD, theo Quyết định số 692/QĐ-TTg ngày 29/3/2025 vừa được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ban hành.

Đang nghiên cứu mở rộng tuyến đường kết nối Bình Phước với sân bay Long Thành và cảng Cái Mép Coteccons, Fecon và 1 thành viên Liên danh Vietur trúng gói thầu nghìn tỷ tại “siêu dự án” cảng hàng không Long Thành