Cao tốc Bắc - Nam đoạn qua Phú Yên: "Vướng" giải phóng mặt bằng và nguồn cung nguyên liệu

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Phú Yên tổng chiều dài 90,2 km. Đến nay, phạm vi mặt bằng bàn giao không liên tục nên các nhà thầu mới tổ chức thi công được 35,24/90,2 km đạt 39,1%.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Qua 2 tháng triển khai dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đoạn Quy Nhơn - Chí Thạnh, Chí Thạnh - Vân Phong qua địa bàn tỉnh Phú Yên, khó khăn lớn nhất lộ diện, là việc giải phóng mặt bằng và cung cấp vật liệu xây dựng phục vụ cho dự án. Đây cũng chính là bài toán của nhiều địa phương có công trình cao tốc Bắc - Nam giai đoạn 2 đi qua.

Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng khẳng định: “Bộ GTVT đang đôn đốc các nhà thầu phải đảm bảo bố trí máy móc thiết bị, tăng cường các ca kíp, mũi thi công. Nhưng nếu không giải quyết được 2 vấn đề này, sẽ không thể có sản lượng, không thể giải ngân”.

Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Phú Yên tổng chiều dài 90,2 km. Đến nay các địa phương bàn giao mặt bằng được 629/727 ha, tương đương 73,5/90,2 km đạt 81,5%. Tuy nhiên phạm vi mặt bằng bàn giao không liên tục nên các nhà thầu mới tổ chức thi công được 35,24/90,2 km đạt 39,1%.

Tại dự án thành phần Chí Thạnh - Vân Phong (do Ban Quản lý dự án 7 làm chủ đầu tư), các địa phương bàn giao 39,7/48,05 km đạt 82,6%. Nhưng thực tế nhà thầu mới tiếp cận để thi công được khoảng 17,44/48,05 km, đạt khoảng 36,3%. Bên cạnh đó, công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật phức tạp (hệ thống điện cao thế), khả năng khó đáp ứng tiến độ hoàn thành vào 30/6.

Liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, các địa phương cần xây dựng các khu tái định cư và hoàn thành trước tháng 6. Về công tác tái định cư, trên toàn tuyến có 5.184 hộ bị ảnh hưởng. Trong đó, có 377 hộ phải bố trí tái định cư và 12 khu với tổng diện tích 18,65ha.

Hiện tại, các địa phương đang triển khai thi công 2/12 khu tái định cư (huyện Phú Hòa), 10/12 khu đang triển khai các thủ tục liên quan dự kiến triển khai thi công trong tháng 3. Khối lượng giải phóng mặt bằng còn lại khoảng 17 km tập trung chủ yếu trên địa bàn huyện Sông Cầu (6 km) và huyện Tuy An (6,1 km).

Thiếu nguồn cung vật liệu

Với mỏ vật liệu, tổng nhu cầu của 2 dự án gồm khối lượng đá khoảng 2,47 triệu m3, khối lượng cát khoảng 2,1 triệu m3, tổng khối lượng đát đắp khoảng 7,0 triệu m3.

Để phục vụ xây dựng dự án cao tốc Bắc - Nam, tỉnh Phú Yên cung cấp thông tin 41 mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, gồm 28 mỏ trong quy hoạch (12 mỏ cát - 405,77 ha, 10 mỏ đất - 234 ha, 06 mỏ đá - 30,84 ha). Ngoài ra, có 13 mỏ được cấp phép khai thác đang còn hiệu lực (6 mỏ cát - 19 ha, 2 mỏ đất - 4,57 ha; 5 mỏ đá - 29,34 ha). Tuy nhiên các chủ đầu tư và đơn vị thi công đều phản ánh về tình trạng thiếu nguồn cung vật liệu.

Vật liệu thi công là vấn đề nan giải của dự án cao tốc Bắc - Nam

Vật liệu thi công là vấn đề nan giải của dự án cao tốc Bắc - Nam

Theo Ban Quản lý dự án 7, hiện nay công suất 4 mỏ cát đang khai thác chỉ là 40.000 m3/năm, trong khi đó khối lượng cần để sử dụng cho dự án rất lớn (nhu cầu 1,36 triệu m3). Nếu tăng công suất tối đa cũng không đáp ứng theo yêu cầu tiến độ dự án. Trong đó, hạng mục xử lý nền đất yếu (đường găng của dự án) được triển khai trong năm 2023 cần khối lượng cát lớn, khoảng 800.000 m3.

Với các gói thầu thuộc dự án thành phần Quy Nhơn - Chí Thành, các mỏ vật liệu được quy hoạch đều là đất lâm nghiệp hoặc đất lúa. Vì vậy, khi thu hồi để khai thác cần phải thực hiện các thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được HĐND tỉnh Phú Yên chấp thuận. Thủ tục này mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tiến độ khai thác đất phục vụ dự án.

Trong khi chờ cấp phép được giao mỏ, bất cập xảy ra là giá vật liệu theo thông báo giá của tỉnh Phú Yên rất cao so với mặt bằng chung của các địa phương lân cận. Giá nhà thầu phải mua thực tế cao “chót vót” so với giá niêm yết của các mỏ.

Ví dụ, đại diện Tập đoàn Đèo Cả cho biết, tại gói thầu đoạn Chí Thạnh - Vân Phong, nhà thầu khảo sát các mỏ cát dự toán 190.000 đồng/m3. Dù vậy, giá bán thực tế lên tới gần 300.000 đồng/m3.

Để đáp ứng được nguồn vật liệu thi công dự án và đảm bảo không tăng chi phí xây dựng, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng lưu ý cao tốc Bắc - Nam là dự án trọng điểm quốc gia và chỉ định thầu vậy nên giá không thể đội lên.

Giá các vật liệu xây dựng tại Phú Yên tăng cao có nhiều nguyên nhân, nhưng địa phương phải hỗ trợ chủ đầu tư kiểm soát được việc này. Chính quyền cần làm “trọng tài” để doanh nghiệp có mỏ vật liệu xây dựng và đơn vị thi công cùng thống nhất giá bán đúng theo niêm yết. Nếu có tình trạng bán giá cao không đúng theo quy định, phải cương quyết xử lý. Bộ trưởng cũng đề nghị địa phương thu hồi giấy phép các chủ mỏ trục lợi, ép giá vật liệu thi công cao tốc Bắc - Nam.

Theo Thời Đại

Đọc tiếp

Ảnh minh hoạ

Sầu riêng quyết định mức tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành rau quả

Kim ngạch xuất khẩu rau quả trong quý I ước đạt 1,25 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong quý đầu năm, sầu riêng và nhiều trái cây khác của Việt Nam chưa vào vụ nhưng kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt và vượt 1 tỷ USD, cho thấy ngành rau quả có nhiều khả năng đạt mục tiêu xuất khẩu 6,5 tỷ USD trong năm nay.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Khu công nghiệp - ảnh minh họa

Tây Ninh sắp có thêm khu công nghiệp quy mô gần 500 ha

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Quyết định 214/QĐ-TTg chấp thuận chủ trương dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Hiệp Thạnh - giai đoạn 1, tại xã Hiệp Thạnh, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Chat với BizLIVE