Phương án dùng cát biển trước vướng mắc mỏ vật liệu cho cao tốc Bắc - Nam

Hai bộ liên quan đang xây dựng dự án đánh giá, thử nghiệm dùng cát biển đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về tình hình triển khai các thủ tục về vật liệu xây dựng thông thường phục vụ xây dựng dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2 (2021-2025).

Theo tính toán, tổng nhu cầu vật liệu của 10 dự án thành phần từ tỉnh Hà Tĩnh đến Khánh Hòa khoảng 17,1 triệu m3 đá, khoảng 8,95 triệu m3 cát và khoảng 45,3 triệu m3 đất đắp. Theo hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu của tư vấn, có 102 mỏ đá với tổng trữ lượng hơn 189 triệu m3, dự kiến, sử dụng đá tại 82 mỏ với trữ lượng hơn 152 triệu m3. Trong 114 mỏ cát có khả năng đáp ứng, tổng trữ lượng 33,66 triệu m3, dự kiến sử dụng cát tại 104 mỏ có trữ lượng khoảng 32 triệu m3.

Về mỏ đất đắp, có 109 mỏ đáp ứng yêu cầu, tổng trữ lượng gần 135 triệu m3, dự kiến sử dụng đất tại 90 mỏ với trữ lượng khoảng 113,8 triệu m3.

Như vậy, số lượng mỏ vật liệu nêu trên đều đáp ứng về trữ lượng, chất lượng để phục vụ dự án. Tuy vậy, khả năng khai thác, cung ứng vật liệu theo giấy phép khai thác hiện nay, các mỏ chưa đáp ứng theo tiến độ thi công của dự án.

b420230120175924-8286.jpg Ảnh minh họa

Cụ thể, tổng công suất khai thác đá hiện nay (khoảng 6,4 triệu m3/năm) thấp hơn tổng nhu cầu đá của dự án khoảng 7,5 triệu m3.

So với tổng nhu cầu vật liệu cát của các dự án (khoảng 8,95 triệu m3) với tổng công suất khai thác hiện nay (khoảng 1,76 triệu m3/năm), các mỏ đang khai thác còn thiếu khoảng 1,9 triệu m3.

Các mỏ sử dụng cho dự án được các địa phương quy hoạch 86/90 mỏ, đảm bảo nhu cầu vật liệu đắp. Với các mỏ đang khai thác, so với nhu cầu của dự án, lượng đất đắp còn thiếu khoảng 3 triệu m3. Hiện tại, 4 mỏ sử dụng tại đoạn Quảng Ngãi - Hoài Nhơn (nhu cầu khoảng 1,23 triệu m3) chưa được UBND tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quy hoạch.

Với vật liệu cát, các mỏ sử dụng cho dự án đều được các địa phương cấp phép nhưng đang khai thác với công suất hạn chế, chưa đáp ứng tiến độ triển khai thi công (61/80 mỏ).

Quảng cáo

Về thủ tục khai thác các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng phục vụ dự án, Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản hướng dẫn các địa phương về hồ sơ, thủ tục đăng ký. Tuy nhiên, hiện tại các địa phương còn lúng túng trong việc triển khai do chưa rõ thủ tục thu hồi đất.

Để tháo gỡ vướng mắc, Bộ Tài Nguyên và Môi trường thông báo các khu mỏ đất khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án thuộc hạng mục của dự án được phê duyệt sẽ thuộc trường hợp Nhà nước thu hồi đất theo quy định tại Luật Đất đai. Các địa phương tổ chức thực hiện thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định. Kinh phí được sử dụng từ nguồn kinh phí giải phóng mặt bằng của dự án.

Tuy nhiên, các địa phương còn chưa rõ, các mỏ đất khai thác làm vật liệu xây dựng thông thường có thuộc hạng mục của dự án hay không. Theo khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và dự án đầu tư được cấp thẩm quyền phê duyệt, kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư không bao gồm chi phí để thực hiện thu hồi đất đối với các mỏ vật liệu.

“Ngoài ra, theo nội dung văn bản số 1411 của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, để khai thác các mỏ vật liệu xây dựng thông thường giao cho nhà thầu thi công khai thác, các nhà thầu không phải thực hiện đánh giá tác động môi trường. Thế nhưng, Nghị quyết số 18/NQ-CP của Chính phủ lại yêu cầu phải thực hiện thủ tục này”, Bộ GTVT nêu khó khăn.

Với nguồn vật liệu cát biển, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đang xây dựng dự án đánh giá cát biển đáp ứng nhu cầu san lấp các dự án đường cao tốc và hạ tầng giao thông, đô thị vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến, dự án sẽ triển khai trong năm 2023.

Bộ GTVT cũng chỉ đạo triển khai thi công thử nghiệm cát biển sử dụng cho các dự án hạ tầng giao thông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Dự kiến, kết quả đánh giá có vào cuối năm 2023.

Như vậy, trong năm 2023 và 2024, nguồn vật liệu san lấp cho các dự án chủ yếu là cát sông.

Trước những vướng mắc, Bộ GTVT kiến nghị Phó thủ tướng Chính phủ có ý kiến với UBND các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long ưu tiên nguồn vật liệu cát cho dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông đoạn Cần Thơ - Cà Mau và hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thi công hoàn thiện các thủ tục mở mỏ trong tháng 1 để có thể khai thác, cung cấp phục vụ thi công.

Trước mắt, khi chưa hoàn tất thủ tục khai thác mỏ mới, chỉ đạo sở, ngành liên quan của địa phương thực hiện thủ tục tăng 50% công suất các mỏ cát đang khai thác để cung cấp ngay cho dự án. Đối với các mỏ nằm trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án chưa có trong quy hoạch, hoàn tất các thủ tục để có thể giao cho nhà thầu khai thác.

Bộ GTVT kiến nghị Phó thủ tướng có ý kiến với UBND các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chỉ đạo sở, ban ngành phối hợp với chủ đầu tư, nhà thầu thi công dự án rà soát để nâng công suất các mỏ đá, mỏ cát, mỏ đất cấp phép, đang khai thác trên địa bàn cần sử dụng cho dự án.

Với mỏ cát có trong quy hoạch, nằm trong hồ sơ khảo sát mỏ vật liệu xây dựng thông thường phục vụ dự án, hướng dẫn chủ đầu tư, nhà thầu thủ tục để giao cho nhà thầu khai thác (Hà Tĩnh 1 mỏ, Quảng Trị 2 mỏ, Quảng Ngãi 6 mỏ, Bình Định 8 mỏ, Phú Yên 7 mỏ).

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia