10/11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tăng giá đẩy CPI tháng 7 tăng

Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt tăng là những nguyên nhân chính làm CPI tháng 7/2023 tăng 0,45% so với tháng trước. Bình quân 7 tháng năm 2023, CPI tăng 3,12% so với cùng kỳ năm trước.
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo số liệu Tổng cục Thống kê vừa công bố, tháng 7/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 0,45% so với tháng trước (khu vực thành thị tăng 0,34%; khu vực nông thôn tăng 0,58%).

Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng chính, có 10 nhóm hàng tăng giá so với tháng trước; riêng nhóm bưu chính viễn thông giá giảm 0,12%.

Trong 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng giá, chỉ số nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 7/2023 tăng 0,63% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,21 điểm phần trăm, trong đó lương thực tăng 0,31%, tác động tăng 0,01 điểm phần trăm; thực phẩm tăng 0,79%, tác động tăng 0,17 điểm phần trăm; ăn uống ngoài gia đình tăng 0,39%, tác động tăng 0,03 điểm phần trăm.

Chỉ số giá nhóm đồ uống và thuốc lá tháng 7/2023 tăng 0,22% so với tháng trước do nhu cầu tiêu dùng tăng lên trong mùa hè. Cụ thể, giá nước uống tăng lực tăng 0,56% so với tháng trước; nước quả ép tăng 0,3%; nước khoáng tăng 0,16%; rượu bia tăng 0,25% và thuốc hút tăng 0,21%.

Chỉ số giá nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tháng 7 tăng 0,18% so với tháng trước do nhu cầu mua sắm vào mùa hè tăng. Trong đó, giá quần áo may sẵn tăng 0,2%; giày dép tăng 0,11%; dịch vụ may mặc tăng 0,29%; dịch vụ giày dép tăng 0,6%.

Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tháng 7/2023 tăng 0,51% so với tháng trước do giá điện sinh hoạt tháng 7 tăng 3,87%, giá nước sinh hoạt tăng 0,47%; giá dịch vụ sửa chữa nhà ở tăng 0,29%; giá dầu hỏa tăng 3,44%.

Nhóm giao thông tăng 0,11% so với tháng trước, chủ yếu do giá dịch vụ giao thông công cộng tăng 5,5% so với tháng trước do đang mùa cao điểm du lịch. Trong đó, giá vận tải hành khách bằng đường hàng không tăng 26,17%; đường sắt tăng 3,96%; taxi tăng 0,09%; xe buýt tăng 0,02%. Giá dịch vụ bảo dưỡng phương tiện đi lại cũng tăng 0,53%.

Chỉ số giá nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tháng 7 tăng 0,19% so với tháng trước chủ yếu do giá dịch vụ du lịch trong nước tăng 0,58%; du lịch ngoài nước tăng 0,49% và khách sạn, nhà khách tăng 0,14% khi nhu cầu du lịch tăng cao vào dịp hè.

Tháng 7/2023, chỉ số giá nhóm hàng hóa và dịch vụ khác cũng tăng 2,84% so với tháng trước. Trong đó, chỉ số giá nhóm dịch vụ vệ sinh môi trường tăng 2,86%; dịch vụ phục vụ cá nhân tăng 0,37%; đồ dùng cá nhân tăng 0,14%; dịch vụ về hiếu hỉ tăng 0,12%.

Ngoài ra, trong tháng 7, chỉ số giá nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,15%; nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,05%;nhóm giáo dục tăng 0,03%.

So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 7/2023 tăng 2,06%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính có 9 nhóm tăng giá và 2 nhóm giảm giá.

So với tháng 12/2022, CPI tháng 7/2023 tăng 1,13%, trong đó có 9 nhóm hàng tăng giá và 2 nhóm giảm giá.

Theo Tổng cục Thống kê, so với cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng các tháng từ đầu năm đến nay có xu hướng giảm dần. Trong đó, CPI tháng 1 tăng cao nhất với 4,89%, sau đó giảm dần đến tháng 6 mức tăng chỉ còn 2%, sang tháng 7 tăng trở lại ở mức thấp 2,06%.

Nguyên nhân chủ yếu do giá xăng dầu trong nước giảm theo giá thế giới làm cho chỉ số giá nhóm giao thông so với cùng kỳ năm trước liên tục giảm, từ mức giảm 0,18% trong tháng 2/2023 đã giảm mạnh 9,29% trong tháng 7/2023. Bình quân 7 tháng năm 2023, CPI tăng 3,12% so với cùng kỳ năm 2022.

Lạm phát cơ bản tháng 7/2023 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 4,11% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2023, lạm phát cơ bản tăng 4,65% so với cùng kỳ năm 2022, cao hơn mức tăng CPI bình quân chung (tăng 3,12%).

Nguyên nhân chủ yếu do bình quân giá xăng dầu trong nước 7 tháng năm 2023 giảm 19,32% so với cùng kỳ năm trước, giá gas giảm 11,44% là yếu tố kiềm chế tốc độ tăng của CPI nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.

Theo Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ

Đọc tiếp

Đây là năm có vốn FDI thực hiện cao nhất giai đoạn 2018-2023. (Ảnh: Int)

Vốn FDI thực hiện 11 tháng đạt 20,25 tỷ USD

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/11/2023, tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài đạt gần 28,85 tỷ USD, trong đó vốn thực hiện của các dự án FDI đạt 20,25 tỷ USD, cao nhất trong giai đoạn 2018-2023.

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%

Xuất khẩu tôm đi Mỹ và Trung Quốc kỳ vọng khả quan 2 tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu tôm trong 10 tháng của năm 2023 giảm đến 24%. Dự kiến, nhu cầu tăng cao từ Mỹ và Trung Quốc trong 2 tháng cuối năm sẽ giúp xuất khẩu tôm sang 2 thị trường này vẫn tăng trưởng dương. Song, chưa thể giúp kim ngạch xuất khẩu tôm cả nước lấy lại đà tăng trưởng dương trong năm nay, cho dù mức sụt giảm có phần thu hẹp lại so với các tháng trước đó.

Nhịp cầu doanh nghiệp

Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Nguyễn Quốc Hùng: Tính đến tháng 9/2023, tín dụng tiêu dùng của toàn hệ thống đạt khoảng 2.703 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 21,2% tổng dư nợ nền kinh tế.

Thu hồi nợ khó khăn, một số tổ chức tín dụng buộc phải cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng

Khách hàng cố tình không trả nợ, người trước khuyên người sau không trả nợ; các hội nhóm rủ nhau “bùng nợ” tràn lan trên mạng xã hội… làm cho hoạt động thu hồi nợ, đặc biệt là nợ tín dụng tiêu dùng của tổ chức tín dụng (TCTD) gặp rất nhiều khó khăn. Một số TCTD buộc phải chủ động cắt giảm danh mục cho vay tiêu dùng, tránh nợ xấu tiếp tục phát sinh.

Sản xuất lúa gạo của Trung Quốc đang bị ảnh hưởng xấu do thiếu nước.

Vựa lúa của Trung Quốc bị "nứt"

Thiên tai ở Trung Quốc đang gây lo ngại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng lương thực của nước này, từ đó tác động lây lan ra thị trường toàn cầu trong bối cảnh Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo non-basmati đẩy giá gạo thế giới vọt lên mức cao nhất 15 năm.
7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

7 tháng đầu năm, xuất khẩu cá tra đạt 1 tỷ USD

Ước tính 7 tháng đầu năm xuất khẩu cá tra đạt gần 1 tỷ USD, giảm 38% so với cùng kỳ năm trước. Các thị trường chính đang có tín hiệu tích cực, kỳ vọng xuất khẩu cá tra có thể đạt 1,77 tỷ USD, giảm 27,45% so với năm 2022, giảm 230 triệu so với mục tiêu 2 tỷ USD.
Chat với BizLIVE