Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ "Trung Quốc không dễ dàng"

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tại London bước sang ngày thứ hai. Các quan chức hàng đầu của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đang nỗ lực làm dịu căng thẳng leo thang.

Đàm phán thương mại Mỹ - Trung bước sang ngày thứ hai: Ông Trump tiết lộ

Cuộc họp tại dinh thự Lancaster House đã kết thúc vào tối ngày 9/6 và dự kiến tiếp tục lúc 10h sáng ngày 10/6 (theo giờ London).

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Hai đưa ra nhận định tích cực về cuộc đàm phán. Ông nói rằng mọi việc diễn ra suôn sẻ và ông “nhận được các báo cáo tốt” từ nhóm đàm phán của Mỹ tại London.

“Chúng tôi đang làm tốt với Trung Quốc. Trung Quốc không phải dễ dàng”, ông nói mà không tiết lộ chi tiết nội dung thảo luận. Khi được hỏi về khả năng dỡ bỏ kiểm soát xuất khẩu, Trump đáp: “Chúng ta hãy chờ xem”.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett trước đó cho biết phái đoàn Mỹ muốn có “cái bắt tay” từ phía Trung Quốc về vấn đề đất hiếm. Ông cho biết Mỹ kỳ vọng các hạn chế xuất khẩu sẽ được nới lỏng và đất hiếm sẽ được tái xuất khẩu với khối lượng lớn ngay sau đó.

Washington và Bắc Kinh đang tìm cách khôi phục thỏa thuận tạm thời đạt được ở Geneva. Khi đó, Washington và Bắc Kinh đã đồng ý giảm thuế quan trong 90 ngày để có thời gian giải quyết tình trạng mất cân bằng thương mại.

Thoả thuận này từng giúp hạ nhiệt căng thẳng thương mại và xoa dịu thị trường. Tuy nhiên, Mỹ đã cáo buộc Trung Quốc Quốc trì hoãn thực hiện các cam kết, đặc biệt là về việc xuất khẩu đất hiếm.

Quảng cáo

Cuộc đàm phán tại London diễn ra vào thời điểm then chốt với cả hai nền kinh tế.

Dù đã có thoả thuận “đình chiến”, hoạt động thương mại vẫn không phục hồi trong tháng 5. Dữ liệu hải quan cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ trong tháng 5 giảm tới 34,5% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 2/2020, khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn thương mại toàn cầu.

Tại Mỹ, niềm tin của doanh nghiệp và người tiêu dùng sụt giảm mạnh. GDP quý 1 của Mỹ giảm do nhập khẩu tăng kỷ lục.

Tác động đến lạm phát cho đến nay vẫn chưa thể hiện rõ, thị trường việc còn khá vững vàng, dù các nhà kinh tế dự báo các dấu hiệu suy yếu sẽ xuất hiện rõ hơn trong mùa hè.

Tham gia đàm phán tại London có Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent, Bộ trưởng Thương mại Howard Lutnick và Đại diện Thương mại Mỹ Jamieson Greer. Phái đoàn Trung Quốc có Phó Thủ tướng He Lifeng, Bộ trưởng Thương mại Wang Wentao và Trưởng đoàn đàm phán thương mại Li Chenggang.

Ông Lutnick là người đứng đầu cơ quan phụ trách kiểm soát xuất khẩu của Mỹ. Việc ông tham gia vào cuộc đàm phán cho thấy đất hiếm đã trở thành trọng tâm chính. Một số nhà phân tích coi đây là dấu hiệu ông Trump sẵn sàng đưa các biện pháp hạn chế xuất khẩu gần đây của Bộ Thương mại vào bàn đàm phán.

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang trong năm nay khi ông Trump tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc, buộc Bắc Kinh trả đũa. Điều đó dẫn đến tổn thất cho cả hai nền kinh tế, bao gồm cả sự bất ổn đối với các doanh nghiệp đang cố gắng điều chỉnh theo những thay đổi đột ngột trong chính sách thương mại.

Theo Reuters

Theo Nhịp sống thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Chứng khoán châu Âu giảm do bất ổn Trung Đông thổi bùng lo ngại lạm phát

Chứng khoán châu Âu đa phần giảm điểm trong phiên 19/6, khi xung đột Israel-Iran làm gia tăng lo ngại về lạm phát leo thang và làm suy yếu tăng trưởng ở các nền kinh tế lớn.

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Chứng khoán châu Á chiều 19/6 giảm điểm sau tín hiệu từ Fed

Thị trường chứng khoán châu Á giảm điểm chiều 19/6 sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cảnh báo cuộc chiến thương mại có thể làm lạm phát tại Mỹ tăng trở lại và làm chậm tăng trưởng kinh tế

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông Chứng khoán châu Á hầu hết khởi sắc trong sáng 17/6

Microsoft dự kiến cắt giảm hàng nghìn việc làm, tập trung đầu tư vào AI

Microsoft tiếp tục cắt giảm hàng nghìn việc làm, đẩy mạnh đầu tư vào AI nhằm củng cố vị thế dẫn đầu khi các doanh nghiệp thuộc nhiều ngành khác nhau tăng tốc tích hợp AI vào sản phẩm và dịch vụ.

Microsoft gia nhập cuộc đua lượng tử với sản phẩm chip đột phá Microsoft: Sự trở lại được kỳ vọng

Đợi tín hiệu từ Fed, chứng khoán châu Á biến động trái chiều

Các TTCK châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 18/6, trong bối cảnh giới đầu tư đang theo dõi các diễn biến liên quan đến xung đột Israel-Iran và chờ đợi quyết định chính sách của Fed.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Thị trường chứng khoán Âu-Mỹ giảm điểm do lo ngại xung đột lan rộng ở Trung Đông

Phần lớn các chỉ số chứng khoán Mỹ, châu Âu giảm điểm trong phiên 17/6 sau khi Tổng thống Donald Trump rời Hội nghị thượng đỉnh G7 sớm và lo ngại về khả năng Mỹ can thiệp vào xung đột Israel và Iran.

Chứng khoán châu Á biến động trái chiều khi căng thẳng Israel-Iran leo thang Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

EU chưa thay đổi lập trường về thuế quan với Mỹ

Các cuộc đàm phán giữa Liên minh châu Âu và Mỹ vẫn đang tiếp diễn, bà Paula Pinho, người phát ngôn chính của EU, nói với tờ POLITICO rằng khối này chưa sẵn sàng chấp nhận mức thuế toàn cầu 10% của Mỹ.

Chứng khoán giảm điểm trong nỗi lo về thuế quan và việc làm của Mỹ EU nỗ lực thuyết phục Mỹ thay đổi chính sách thuế quan trong tuần này

Kỳ vọng vào lệnh ngừng bắn giữa Israel và Iran giúp Phố Wall tăng điểm

Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch đầu tuần (16/6), nhờ giá dầu giảm sau khi các cuộc tấn công giữa Israel và Iran không ảnh hưởng đến sản lượng và xuất khẩu dầu.

Phố Wall giảm điểm trước thềm Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5/2025 Phố Wall mất đà tăng do lo ngại căng thẳng Trung Đông

Căng thẳng Israel-Iran khiến các ngân hàng trung ương khó giảm lãi suất

Các nhà kinh tế cho biết nguy cơ về một cú sốc kinh tế mới sau cuộc tấn công Iran của Israel có khả năng khiến các ngân hàng trung ương thận trọng hơn trong quyết định cắt giảm lãi suất.

ECB dự kiến tiếp tục hạ lãi suất, hé lộ khả năng "tạm nghỉ" Những diễn biến kinh tế, thị trường toàn cầu mới nhất trong tuần qua: Nhiều ngân hàng trung ương hạ lãi suất, một số khác giữ nguyên

Chứng khoán châu Á giữ đà tăng, bất chấp căng thẳng Trung Đông

Chứng khoán Trung Quốc đi lên trong phiên giao dịch chiều ngày 16/6, nhờ tín hiệu cải thiện từ tiêu dùng nội địa trong tháng 5/2025, dù các lĩnh vực sản xuất và đầu tư vẫn còn yếu.

Góc nhìn chuyên gia: Chứng khoán bước vào pha "khó nhằn", tập trung nhóm ngành tăng trưởng lợi nhuận và hỗ trợ từ chính sách Xung đột tại Trung Đông sẽ tác động thế nào tới chứng khoán Việt Nam?