Xây 9 cầu mới, nâng cấp vận tải đường thủy ở đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM

Dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa phía Nam xây dựng mới 9 cầu, nâng cấp cải tạo 1 cầu và tháo dỡ 1 cầu.

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ký quyết định phê duyệt dự án đầu tư dự án nâng cao tĩnh không các cầu đường bộ cắt qua tuyến đường thủy nội địa quốc gia - giai đoạn 1 (khu vực phía Nam).

Dự án có mục tiêu xây dựng mới 9 cầu, nâng cấp cải tạo 1 cầu và tháo dỡ 1 cầu cắt ngang các tuyến đường thủy nội địa quốc gia nhằm cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Khi hoàn thành, dự án giúp nâng cao năng lực vận tải hàng hóa bằng bằng đường thủy nội địa giữa khu vực đồng bằng sông Cửu Long đến TP.HCM, các cụm cảng biển khu vực Đông Nam Bộ và ngược lại.

Tổng mức đầu tư dự án là 2.155,9 tỷ đồng bằng nguồn ngân sách nhà nước, trong đó chi phí bồi thường, tái định cư là 597,8 tỷ đồng, chi phí xây dựng là 1.200 tỷ đồng.

Công trình dự kiến khởi công năm 2023, hoàn thành 2025. Dự kiến phân bổ vốn từng năm, 2022 là 35 tỷ đồng, 2023 là 988 tỷ đồng, 2024 là 1.106 tỷ đồng và 2025 là 26,95 tỷ đồng. Ban Quản lý các dự án đường thủy (Bộ GTVT) làm chủ đầu tư.

Quảng cáo
d220221216174251-4983.jpg Nhiều cầu mới dự kiến được xây dựng ở đồng bằng sông Cửu Long từ nay đến năm 2025 (Ảnh minh họa)

Dự án được triển khai trên địa bàn thị xã Kiến Tường (Long An), TP Sa Đéc, TP Hồng Ngự và huyện Tân Hồng (Đồng Tháp), huyện Mỏ Cày Nam (Bến Tre), quận Ô Môn và huyện Thới Lai (TP Cần Thơ), huyện Giồng Riềng (Kiên Giang), huyện Vũng Liêm (Vĩnh Long).

9 cầu được xây dựng mới gồm Ô Môn, Thới Lai, Đông Thuân, Đông Bình, Vàm Xáng - Thị Đội, Sa Đéc (Nàng Hai), Mộc Hóa, Hồng Ngự, Mỏ Cày và 2 tuyến đường dẫn kết nối với tuyến tránh Quốc lộ 60 (phía Bắc), kết nối với Quốc lộ 60 (phía Nam).

Cầu được cải tạo, nâng cao tĩnh không là Giồng Găng qua kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng. Cầu bị tháo dỡ, thanh thải là Măng Thít cũ qua sông Măng Thít.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia