WSJ phát hiện hàng nghìn quan chức chính phủ Mỹ đầu tư cổ phiếu xung đột lợi ích

Hơn 2.600 quan chức các cơ quan thuộc chính phủ Mỹ, từ Bộ Thương mại cho đến Bộ Tài chính, thuộc cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ đầu tư cổ phiếu tại chính doanh nghiệp mà họ giám sát, theo WSJ.

Theo kết quả từ chuỗi phóng sự điều tra của Wall Street Journal - WSJ mới đây, hàng nghìn quan chức trong các cơ quan hành pháp của chính phủ Mỹ có sở hữu cổ phiếu hoặc giao dịch cổ phiếu được tính toán trước sẽ tăng hay giảm cùng với quyết định của các cơ quan chính phủ.

Hơn 2.600 quan chức các cơ quan thuộc chính phủ Mỹ, từ Bộ Thương mại cho đến Bộ Tài chính, thuộc cả Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ, công bố đầu tư cổ phiếu tại nhiều doanh nghiệp mà chính những doanh nghiệp đó đang vận động hành lang các cơ quan nói trên để có chính sách thuận lợi hơn cho ngành nghề của họ. Để có được con số minh họa cho kết luận của mình, WSJ kết luận ước tính cứ 5 quan chức chính quyền liên bang trong khoảng 50 cơ quan của liên bang thì có 1 người có sở hữu cổ phiếu theo hình thức trên.

Một quan chức hàng đầu tại Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) được công bố có mua nhiều cổ phiếu dầu và khí đốt. Đồng thời, Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cũng đã để cho một quan chưucs sở hữu rất nhiều cổ phiếu thực phẩm và dược phẩm. Một quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đã 5 lần mua hàng loạt cổ phiếu của một doanh nghiệp trước khi doanh nghiệp này cuối cùng đã giành được hợp đồng từ Lầu Năm góc.

Wall Street Journal đã thu thập và phân tích khoảng hơn 31.000 tài liệu tài chính về khoảng 12.000 nhân viên cấp cao trong liên bang, quan chức chính trị và ứng viên tranh cử Tổng thống. Quá trình rà soát này kéo dài từ năm 2016 cho đến năm 2021, nó cũng bao gồm số liệu về khoảng 850.000 tài sản tài chính và hơn 315.000 giao dịch cổ phiếu, trái phiếu và quỹ của các quan chức chính phủ, người hôn phối hoặc những đứa trẻ phụ thuộc.

Kết quả điều tra của Wall Street Journal có những điểm nổi bật nhất như sau:

Dù rằng chính phủ Mỹ đang đẩy mạnh việc rà soát và siết chặt quản lý các doanh nghiệp công nghệ lớn của thế giới, hơn 1.800 quan chức liên bang Mỹ được công bố hiện đang sở hữu hoặc giao dịch cổ phiếu của ít nhất một trong bốn doanh nghiệp công nghệ lớn bao gồm Meta Platforms sở hữu Facebook, Alphabet sở hữu Google, Apple hay Amazon.

Quảng cáo

Hơn 5 quan chức tại 5 cơ quan trong đó có Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Bộ Tư pháp Mỹ đã mua cổ phiếu của doanh nghiệp không lâu trước khi các cơ quan liên bang công bố quyết định thực thi ví như các cáo buộc hay dàn xếp có liên quan đến những doanh nghiệp này.

Hơn 200 quan chức cấp cao của EPA, tức tương đương tỷ lệ khoảng 30%, được công bố đã đầu tư vào những doanh nghiệp đã có hoạt động vận động hành lang với EPA. Nhân viên của EPA và các thành viên gia đình của họ được công bố sở hữu ước tính khoảng từ 400.000 cho đến 2 triệu USD/năm cổ phiếu các doanh nghiệp dầu và khí đốt trong khoảng thời gian từ năm 2016 cho đến năm 2021.

Tại Bộ Quốc phòng Mỹ, các quan chức bộ đã sở hữu ước tính khoảng từ 1,2 triệu USD cho đến 3,4 triệu USD cổ phiếu các doanh nghiệp hàng không và quốc phòng/năm. Một số quan chức thậm chí còn mua cổ phiếu tại doanh nghiệp Trung Quốc trong khi phía Mỹ đang cân nhắc đưa các doanh nghiệp này vào danh sách đen.

Khoảng 70 quan chức liên bang Mỹ đã sử dụng những kỹ thuật tài chính phức tạp ví như bán khống hoặc giao dịch quyền chọn với một số nhà giao dịch độc lập để thực hiện các giao dịch cổ phiếu có giá trị từ 5 triệu cho đến 25 triệu USD. Tính chung, ước tính đã có hơn 90.000 giao dịch cổ phiếu trong khoảng thời gian rà soát kéo dài 6 năm.

Khi việc sở hữu tài sản tài chính gây ra xung đột, các cơ quan này đơn giản là điều chỉnh luật. Trong một số trường hợp mà Journal có được, nhiều quan chức chứng nhận rằng nhân viên của họ đã tuân thủ pháp luật, ngoài ra cũng có một số trường hợp miễn trừ khi mà quan chức nắm giữ cổ phiếu có xung đột với công việc của cơ quan họ.

Các quan chức trong chính quyền liên bang Mỹ, rất nhiều người trong số họ không được công chúng biết tới, có quyền lực rất lớn ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của người dân tại Mỹ ví như vấn đề sức khỏe công cộng và an toàn thực phẩm, quan hệ ngoại giao và thương mại, luật sư về đạo đức và tư vấn tại cơ quan Mỹ chuyên giám sát vấn đề xung đột lợi ích trong các cơ quan – ông Don Fox phân tích.

Cũng theo ông Fox, nhiều trường hợp mà Journal phân tích rõ ràng đã xâm phạm đến tinh thần của luật pháp, đó chính là duy trì niềm tin của chính phủ vào tính thống nhất của chính phủ.

Một số quan chức liên bang Mỹ sử dụng các chuyên gia tư vấn đầu tư để giao dịch cổ phiếu cho họ, tuy nhiên ngay cả những giao dịch này có thể coi như gây ra xung đột lợi ích theo luật. “Mọi chuyện có thể dừng lại với quan chức đó. Chính quan chức đó sẽ hưởng lợi hoặc bị tổn hại”, giáo sư luật kiêm đạo đức tại Washington DC – bà Kathleen Clark phân tích. Cũng theo bà Clark, việc này sẽ vẫn xảy ra dù rằng ai thực hiện các giao dịch này.

Theo Nhịp sống Doanh nghiệp Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

"Gã khổng lồ" pin châu Âu Northvolt xin bảo hộ phá sản

Ngành công nghiệp xe điện toàn cầu hứng chịu cú sốc lớn khi Northvolt, một trong những nhà sản xuất pin hàng đầu châu Âu, chính thức đệ đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 tại Mỹ.

Ngành hàng chứng kiến làn sóng phá sản mạnh mẽ nhất tại Mỹ LDG bị yêu cầu mở thủ tục phá sản, cổ phiếu dư bán sàn khối lượng lớn

ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho biết ADB sẽ tăng khoản cho vay liên quan đến khí hậu lên tới 7,2 tỷ USD, sau khi Mỹ và Nhật Bản đồng ý bảo lãnh rủi ro cho một số khoản vay hiện có.

Khẳng định vị thế "Ngân hàng đối tác hàng đầu tại Việt Nam" của ADB, HDBank triển khai mạnh mẽ các sáng kiến về tài trợ thương mại và ESG ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Thống đốc BoJ: Đầu tư vào giảm khí thải sẽ gây sức ép lạm phát tại Nhật Bản

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda mới đây cho biết, các khoản trợ cấp của chính phủ dành cho đầu tư vào giảm khí thải có thể tạo ra một số sức ép lạm phát trong ngắn hạn.

Đồng yen của Nhật Bản chạm mức thấp nhất trong gần hai tháng Các tập đoàn Nhật Bản đầu tư 3,3 tỷ USD để phát triển xe tự lái sử dụng AI

Fed có thể vẫn hạ lãi suất sau chiến thắng của ông Donald Trump

Fed được nhận định sẽ hạ lãi suất 0,25 điểm phần trăm khi kết thúc cuộc họp vào ngày 7/11, sau khi kết quả bầu cử Tổng thống được công bố, tiếp tục giảm chi phí đi vay do lạm phát hạ nhiệt.

Chứng khoán châu Á ngóng chờ tín hiệu từ Fed và các “ông lớn” công nghệ Giới phân tích và đầu tư tiếp tục không chắc chắn về giá vàng khi bầu cử Mỹ và cuộc họp của Fed đến gần

14 triệu lao động, 7% GDP và toàn ngành ô tô Châu Âu đang lao đao trước cơn bão xe điện Trung Quốc

Việc Volkswagen lần đầu tiên trong lịch sử phải xem xét đóng cửa nhà máy tại Đức chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cuộc khủng hoảng toàn ngành kinh tế xe hơi tại Châu Âu.

Giá gạo toàn cầu dự báo giảm trong năm 2025 nhờ nguồn cung dồi dào "Trùm" phân phối ô tô Mercedes báo lãi quý III gấp 11 lần nhờ nhu cầu xe sang tăng mạnh