Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị

Trọng tâm của thị trường hiện đang hướng đến cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới khi ngân hàng này dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa.

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh trong phiên 9/12 trong bối cảnh nước này đang rơi vào tình trạng bất ổn chính trị dù Tổng thống Yoon Suk Yeol thoát khỏi cuộc luận tội sau khi áp đặt thiết quân luật ngắn ngủi trong tuần trước.

chung-khoan-han-quoc-20210815075740.jpg
Hoạt động tại sàn giao dịch chứng khoán Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

Chỉ số Kospi của Seoul (Hàn Quốc) đã giảm 2,8% xuống 2.360,58 điểm. Trong khi chỉ số Nikkei 225 của Tokyo (Nhật Bản) tăng 0,2% lên 39.160,50 điểm. Đồng won được giao dịch quanh mức 1.435 won đổi 1 USD trong ngày 9/12 so với mức 1.413 won/USD hôm 6/12.

Tại Trung Quốc, chỉ số Hang Seng của Hong Kong tăng 2,8% lên 20.414,09 điểm, còn chỉ số Shanghai Composite giảm 0,1% xuống 3.402,53 điểm.

Quảng cáo

Chứng khoán Hong Kong tăng vọt khi các nhà lãnh đạo hàng đầu Trung Quốc họp để lập kế hoạch kinh tế cho năm tới. Chứng khoán Thượng Hải kết thúc ở mức thấp hơn, đóng cửa trước khi có thông báo trên.

Chứng khoán Đài Bắc và Jakarta tăng, trong khi chứng khoán Mumbai, Manila, Bangkok và Wellington giảm. Chứng khoán Singapore và Sydney đi ngang.

Các quan chức Trung Quốc cho biết cần "thực hiện chính sách tài khóa tích cực hơn và chính sách tiền tệ nới lỏng phù hợp" vào năm 2025. Quyết định này được đưa ra khi Trung Quốc chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump, trong bối cảnh lo ngại về một cuộc chiến thương mại khác giữa các siêu cường.

Số liệu công bố ngày 9/12 cho thấy giá tiêu dùng của Trung Quốc đã tăng ít hơn dự kiến trong tháng trước, củng cố nhu cầu cần hỗ trợ nhiều hơn sau một loạt các biện pháp đưa ra vào cuối tháng 9/2024.

Trọng tâm của thị trường hiện đang hướng đến cuộc họp chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vào tuần tới khi ngân hàng này dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất một lần nữa.

Các nhà giao dịch cũng đang theo dõi sát sao tình hình tại Syria sau khi Tổng thống Bashar al-Assad bị lật đổ.

Tại Việt Nam, chỉ số VN-Index tăng 3,70 điểm (0,29%) lên 1.273,84 điểm, còn chỉ số HNX-Index tăng 0,28 điểm (0,12%) lên 229,21 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

'Kỳ lân' công nghệ VNG muốn đổi tên, dự kiến lỗ 620 tỷ đồng năm 2025

Sau 4 năm thua lỗ liên tiếp, năm 2025 công ty dự kiến lỗ sau thuế 620 tỷ đồng, giảm 47% so với khoản lỗ của năm 2024. Trong quý 1/2025, VNG tiếp tục báo lỗ sau thuế 14,9 tỷ đồng.

‘Đốt’ hết 500 tỷ đầu tư, VNG rút người, 'chia tay' công ty liên kết Tiki VNG cho nhân viên mua cổ phiếu giá bằng 1/10 thị giá

Nâng hạng chứng khoán Việt Nam có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO

Ngoài dòng vốn có thể lên đến hàng tỷ USD dự báo sẽ đổ vào chứng khoán Việt Nam sau khi nâng hạng, DragonCapital cho rằng, việc nâng hạng có thể kích hoạt loạt “bom tấn” IPO với quy mô lên đến hàng chục tỷ USD.

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024 Thị trường chứng khoán toàn cầu thận trọng chờ kết quả đàm phán từ London

Chứng khoán TCBS giành lấy vị trí số 1 về vốn điều lệ từ SSI

Sau khi hoàn tất đợt phát hành riêng lẻ, vốn điều lệ của TCBS đã vươn lên đứng đầu toàn ngành và đồng thời là sự chuẩn bị trước cho sự kiện IPO cuối năm 2025.

APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Nhóm bất động sản tăng cường mua lại trái phiếu trước áp lực đáo hạn lớn

Theo Fiin Ratings, trong 7 tháng còn lại của năm 2025, giá trị trái phiếu đáo hạn khoảng trên 146.000 tỷ đồng, với cơ cấu đáo hạn chính gồm 50% đến từ nhóm bất động sản, 24% từ các tổ chức tín dụng, 9% từ nhóm thương mại dịch vụ.

Rủi ro thuế quan sẽ ảnh hưởng đến triển vọng phát hành trái phiếu của nhóm bất động sản công nghiệp Chủ Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng huy động thêm 1.900 tỷ đồng trái phiếu Vingroup bảo lãnh cho 5.000 tỷ đồng trái phiếu do VinFast phát hành

Khối ngoại tái xuất, thị trường đón sắc xanh

Phiên giao dịch có sự trở lại của tiền ngoại và sự hồi phục của nhóm Vingroup đã hậu thuẫn cho dòng tiền len lỏi đến các cổ phiếu Midcap và Penny. Đặc biệt, nhóm Bán lẻ và Hóa chất đã có giao dịch nổi trội.

Câu chuyện thị trường: Áp lực chốt lời, khối ngoại bán ròng và chu kỳ 3 năm Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

Tăng mạnh thứ 2 ngành Chứng khoán, VFS đang "gấp rút" trả cổ tức 2024

CTCP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) đang đẩy nhanh tiến độ chi trả cổ tức để chuẩn bị cho đợt tăng vốn lớn nhất lịch sử, dự kiến nâng vốn điều lệ lên gần 2.600 tỷ đồng.

Đón hệ thống KRX: Các cổ phiếu ngành Chứng khoán đang thể hiện thế nào? APG tăng mạnh nhất nhóm Chứng khoán, tiếp tục có những chuyển động thượng tầng

HFIC sẽ tham gia đợt phát hành tăng vốn 2025 của Chứng khoán HSC?

Chứng khoán HSC vừa chính thức công bố bản cáo bạch đợt phát hành tăng vốn năm 2025. Đáng chú ý, tài liệu dự kiến cổ đông Nhà nước HFIC sẽ góp vốn dù không tham gia trong đợt phát hành năm 2024.

ĐHĐCĐ bất thường HSC: Thông qua kế hoạch tăng vốn, dự báo lợi nhuận năm 2024 tăng 55% Chứng khoán VFS dự báo thị trường còn rung lắc nhiều hơn quanh mốc 1.330 điểm

SSI Research: Thị trường hạ nhiệt sau “sức nóng” tháng 5, khả năng tiếp tục phân hóa trong tháng 6

Theo SSI Research, áp lực bán có thể gia tăng sau khi thị trường đã hồi phục khoảng 22% từ mức đáy đầu tháng 4, đặc biệt trong giai đoạn cuối tháng 6 trước mùa công bố kết quả kinh doanh và kết thúc giai đoạn hoãn thuế 90 ngày của Mỹ vào đầu tháng 7.

VN-Index vượt 1.300 điểm nhưng không nhiều nhà đầu tư được hưởng niềm vui, điều gì đang diễn ra? VN-Index lên sát đỉnh năm 2025 dù khối ngoại bán ròng hơn 1.100 tỷ đồng