Giới chuyên gia cảnh báo rủi ro Fed sắp "quay xe" tăng lãi suất trong năm 2025

Các chuyên gia đang đặt ra câu hỏi rằng liệu Fed có đắn đo vì quyết định cắt giảm lãi suất mạnh tay vào năm ngoái và sẽ đảo ngược bước đi này hay không.

Các nhà đầu tư đang bắt đầu đề cập đến khả năng Fed tăng lãi suất trong năm nay. Vấn đề không chỉ là nền kinh tế có duy trì được đà tăng trưởng hay các chính sách mới về thuế quan, nhập cư có gây ra lạm phát hay không. Đối với các nhà đầu tư, câu hỏi quan trọng là liệu Fed có cần nhiều tín hiệu rõ ràng hơn cần thiết để tăng lãi suất so với việc cắt giảm hay không?

Những động thái trong quá khứ cho thấy Fed thường đưa ra những dấu hiệu thay đổi trước rất lâu và cần đảm bảo những điều đó là đúng trước khi bắt đầu tăng lãi suất.

Kể từ khi bắt đầu thông báo sự thay đổi về chính sách sau cuộc họp vào năm 1994, Fed chỉ chuyển từ cắt giảm sang tăng lãi suất 1 lần trong vòng chưa đầy 1 năm. Đó là thời điểm đặc biệt, khi Fed hạ lãi suất vào cuối năm 1998 khi Long-Term Capital Management sụp đổ có thể khiến Phố Wall rơi vào khủng hoảng. Khi tình hình ổn định hơn, Fed tăng lãi suất trở lại. Khi đó, sự thay đổi này mất đến 7 tháng để thực hiện ngay cả khi bong bóng dot-com đang được “thổi phồng”.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng Fed đã rút kinh nghiệm trước cú sốc lạm phát năm 2021 - 2022 và sẽ hành động nhanh chóng khi lạm phát có nguy cơ tái diễn.

Ed Al-Hussainy, chiến lược gia lãi suất toàn cầu tại Columbia Threadneedle Investments cho biết: "Fed sẽ không ám chỉ đến việc tăng lãi suất cho đến khi có nhiều dữ liệu hơn".

Quảng cáo

Trong khi đó, số liệu mới công bố cho thấy CPI cơ bản trong tháng 12 tăng 0,4% so với tháng trước và tăng 2,9% so với cùng kỳ năm ngoái. CPI lõi tăng 3,2% trong tháng 12 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,2% so với tháng trước.

Theo Ellen Zentner, chiến lược gia kinh tế trưởng của Morgan Stanley Wealth Management, số liệu "sẽ không thay đổi kỳ vọng về việc Fed tạm dừng điều chỉnh lãi suất vào cuối tháng này, nhưng sẽ hạn chế một số cuộc thảo luận về khả năng Fed tăng lãi suất".

Trong biên bản cuộc họp tháng 12 của Fed, các quan chức cho rằng lạm phát có thể mất nhiều thời gian hơn dự kiến để đạt được mục tiêu 2%. Họ lưu ý rằng "khả năng lạm phát tăng cao có thể dai dẳng hơn đã tăng lên" dù vẫn kỳ vọng Fed sẽ đưa lạm phát xuống mục tiêu 2% "trong vài năm tới".

Các nhà đầu tư cho rằng quyết định tăng lãi suất của Fed sẽ đối mặt với nhiều rào cản và hướng đến việc mua trái phiếu chính phủ kỳ hạn ngắn như 1 năm và 2 năm. Họ cho rằng đây là cách đầu tư giúp đôi bên cùng có lợi: Fed sẽ chưa tăng lãi suất và lợi suất trái phiếu cao hơn, còn nếu Fed hạ lãi suất thì giá trái phiếu tăng.

Nhà đầu tư cũng có thể chuyển sang trái phiếu kỳ hạn dài như 5 năm và vẫn có mối liên hệ với lãi suất của Fed trong khi có nhiều tiềm năng sinh lời hơn. Tuy nhiên, khoản đầu tư dài hạn lại có nhiều rủi ro hơn. Theo chuyên gia, mối rủi ro lớn nhất vẫn là Fed giữ nguyên lãi suất nhưng nhà đầu tư lại chuẩn bị cho việc lãi suất tăng cao hơn, bán trái phiếu chính phủ như thời gian gần đây.

Chỉ trong 8 tháng qua, lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 2 năm đã giảm từ 5% xuống 3,5% rồi tăng trở lại 4,4%. Một nhà đầu tư mua trái phiếu kỳ hạn 2 năm với mức lãi suất 3,5% vào tháng 9 đã và lợi nhuận vẫn giảm ngay cả khi đã nhận lợi nhuận từ trái phiếu coupon.

Hiện tại, những dấu hiệu ban đầu cho thấy thị trường dự đoán khả năng ngân hàng trung ương tăng lãi suất đã xuất hiện trên thị trường quyền chọn lãi suất SOFR (lãi suất qua đêm có bảo đảm). Theo Fed Atlanta, các giao dịch này cho đến nay dự đoán khả năng Fed tăng lãi suất là 35%, cao hơn mức 30% sau khi Fed cắt giảm lãi suất vào tháng 12. Dù đây là xác suất không quá cao nhưng con số này đã phản ánh quan điểm của thị trường rằng không loại trừ khả năng Fed sẽ tăng lãi suất.

Tham khảo WSJ; Yahoo Finance

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Dòng vốn đầu tư chuyển hướng tác động mạnh tới chứng khoán châu Á

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên chiều 11/4 sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump thừa nhận rằng chiến lược thuế quan toàn cầu có thể gây ra những tác động ngoài dự kiến.

Chứng khoán châu Á ổn định trở lại sau cú sốc thuế quan Chứng khoán châu Á xanh mướt sau tin nóng, Nikkei nhảy vọt hơn 8%

Gần 190 doanh nghiệp Mỹ nộp đơn xin phá sản trong quý 1 năm 2025

Một số doanh nghiệp lớn của Mỹ tuyên bố phá sản trong tháng Ba gồm nhà bán lẻ Forever 21, công ty viễn thông Mitel Networks và hãng sản xuất phim Village Roadshow Entertainment Group.

Thuế quan sẽ gây thiệt hại hơn 100 tỷ USD cho ngành ô tô Mỹ Tài sản Mỹ liên tục bị bán tháo, đồng USD chạm đáy 10 năm so với đồng franc Thụy Sĩ

Sau “cú phanh” thuế quan của Tổng thống Mỹ: Ai là mục tiêu kế tiếp?

Trong những ngày gần đây, kinh tế thế giới đã trải qua nhiều biến động sau những thông báo của Tổng thống Mỹ Donald Trump, người đã quyết định tạm dừng việc áp dụng thuế quan mới trong 90 ngày.

Các siêu thị châu Á tại Mỹ lao đao trước "bão" thuế quan Phố Wall lao dốc do lo ngại tác động của cuộc chiến thuế quan

Nhìn lại 7 ngày "địa chấn" thương mại toàn cầu

Chỉ trong vòng một tuần, thế giới chứng kiến những diễn biến chóng mặt trên mặt trận thương mại toàn cầu, khởi nguồn từ quyết định áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Nhà Trắng thông báo chính thức: Mỹ sẽ áp thuế 104% với hàng hoá Trung Quốc từ trưa nay (9/4) Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Thuế quan của Mỹ: Trung Quốc áp thuế 84% đối với hàng hóa Mỹ

Trung Quốc thông báo sẽ tăng mức thuế đối với hàng hóa Mỹ lên 84% kể từ ngày 10/4, tăng từ mức 34% thông báo trước đó, sau khi Mỹ bắt đầu áp thuế 104% đối với hàng hóa Trung Quốc từ ngày 9/4.

EU có thể trả đũa thuế quan bằng cách nhắm vào các "ông lớn" công nghệ Mỹ Nóng: Thuế quan đối ứng của Mỹ với hơn 80 nền kinh tế chính thức có hiệu lực