WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

103211-my-gia-tieu-dung-tang-cao-nhat-trong-9-thang.jpg
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN

Trong báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu mới nhất, WB cho rằng tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ đạt 2,7% vào năm nay và năm tới, bằng với mức đạt được năm 2023 và 2024.

Tuy nhiên, mức tăng này thấp hơn 0,4 điểm phần trăm so với mức trung bình của giai đoạn 2010-2019. Kinh tế giảm phản ánh thiệt hại kéo dài do những yếu tố tác động tiêu cực trong những năm gần đây như đại dịch COVID-19, xung đột Nga-Ukraine.

Báo cáo cho thấy điểm sáng tích cực khi dự báo lạm phát toàn cầu sẽ giảm xuống mức trung bình 2,7% trong năm 2025 và 2026, gần với mục tiêu của nhiều ngân hàng trung ương. Tỷ lệ lạm phát duy trì hơn 8% trong 2 năm trước.

Quảng cáo

WB cũng dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển sẽ ổn định ở mức khoảng 4% trong 2 năm tới và lưu ý đây là mức thấp hơn so với giai đoạn trước đại dịch COVID-19. Tốc độ tăng trưởng này sẽ không đủ tạo ra lực đẩy cần thiết để xóa đói giảm nghèo và đạt được các mục tiêu phát triển quy mô rộng hơn.

WB lưu ý tăng trưởng của các nền kinh tế đang phát triển giảm tốc trong những năm qua, từ mức tăng trung bình 5,9% đầu những năm 2000 xuống 5,1% đầu những năm 2010 và 3,5% vào đầu những năm 2020.

Nhà kinh tế trưởng WB Indermit Gill nhận định các nền kinh tế đang phát triển mất đi nhiều động lực từng thúc đẩy tăng trưởng. Thay vào đó, những nền kinh tế này đang đối mặt với các yếu tố bất lợi như nợ công cao, đầu tư và năng suất yếu, thiệt hại gia tăng do biến đổi khí hậu và chủ nghĩa bảo hộ.

Điều đáng lo ngại là GDP bình quân đầu người của các nước đang phát triển kể từ năm 2014, trừ Trung Quốc và Ấn Độ, thấp hơn 0,5 điểm phần trăm so với các nước giàu.

Chuyên gia Gill cho rằng để đối phó với tăng trưởng kinh tế sụt giảm, các nước đang phát triển cần xây dựng chiến lược mới để thúc đẩy các cải cách trong nước, theo đó khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân nhiều hơn, làm sâu sắc thêm quan hệ thương mại và tăng cường sử dụng vốn, nhân tài cũng như năng lượng hiệu quả hơn nữa.

WB dự báo tăng trưởng của khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, cũng như châu Âu và Trung Á, giảm tốc do nhu cầu yếu tại cả Trung Quốc và “Lục địa già”. Trong khi đó, khu vực châu Phi phía Nam sa mạc Sahara, châu Mỹ Latinh, Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng trưởng tốt hơn nhờ nhu cầu mạnh hơn.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Goldman Sachs: Thuế mới có thể khiến các công ty nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD/năm

Ngân hàng đầu tư Goldman Sachs ngày 21/2 cho biết kế hoạch áp thuế 10% đối với dầu nhập khẩu của Mỹ có thể khiến các nhà sản xuất nước ngoài thiệt hại 10 tỷ USD mỗi năm.

Goldman Sachs: Các thương vụ "khủng" sẽ tăng tốc trong năm tới Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

FDI toàn cầu tăng lên mức kỷ lục 41.000 tỷ USD, Mỹ dẫn đầu trong thu hút FDI

Theo khảo sát đầu tư trực tiếp mới nhất của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu đã tăng trở lại trong năm 2023 sau khi giảm vào năm trước đó. FDI đã tăng 1,75 nghìn tỷ USD, hay 4,4%, đạt mức kỷ lục 41 nghìn tỷ USD.

Việt Nam thu hút gần 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng Việt Nam thu hút hơn 4,3 tỷ USD vốn FDI trong tháng đầu năm 2025