Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Thương hiệu Shinsegae Duty Free, Hàn Quốc.

Cơ sở bán hàng miễn thuế của thương hiệu Shinsegae Duty Free tại thành phố cảng Busan (Hàn Quốc) sẽ đóng cửa vào ngày 24/1 tới sau 12 năm khai trương.

Có phân tích cho rằng việc đóng cửa của Shinsegae Duty Free là sự bắt đầu cho việc đóng cửa của các thương hiệu miễn thuế, phản ánh những khó khăn mà ngành công nghiệp này vốn đã gặp phải từ thời kỳ đại dịch COVID-19 bùng phát.

Theo Shinsegae DF, đơn vị điều hành Shinsegae Duty Free, từ đầu tháng 1/2025, công ty đã bắt đầu thông báo và tiến hành đàm phán trả lại giấy phép kinh doanh đặc biệt cho các thương hiệu do tình hình kinh doanh ngày càng xấu đi. Việc chấm dứt giấy phép kinh doanh đặc biệt sẽ có hiệu lực ngay khi hết giờ làm việc của ngày 24/1 tới.

Trước tình hình kinh doanh sa sút, Shinsegae Duty Free đã bắt đầu quản lý tình trạng khẩn cấp vào nửa cuối năm 2024. Chi nhánh này đã chuyển 25% diện tích cửa hàng miễn thuế sang kinh doanh bách hóa, ngày làm việc được rút ngắn từ 7 ngày một tuần xuống còn 5 ngày một tuần và áp dụng chế độ cho phép nhân viên thôi việc tự nguyện để chuẩn bị cho việc đóng cửa.

Chi nhánh Busan, là cửa hàng miễn thuế đầu tiên của Shinsegae ở trung tâm thành phố Busan. Tại đây đã có những giai đoạn thịnh phát khi trở thành trung tâm bán hàng mang lại doanh thu hơn 100 tỷ won (67,8 triệu USD) mỗi năm. Nơi đây đã từng có thời kỳ hoàng kim với các thương hiệu xa xỉ như Rolex, Ferragamo, Bulgari, Burberry và Bottega Veneta liên tiếp mở cửa hàng.

Quảng cáo

Giới chuyên môn cho rằng các trung tâm bán hàng miễn thuế gặp khó khăn do không vượt qua được làn sóng nhu cầu giảm và tỷ giá hối đoái cao. Bắt đầu từ chi nhánh Busan, dự kiến sẽ có thêm những cửa hàng miễn thuế khác tiếp tục công bố đóng cửa.

Theo Tổng cục du lịch Hàn Quốc, số lượng khách du lịch nước ngoài đến thăm Hàn Quốc trong giai đoạn từ tháng 1-10/2024 là 13,74 triệu người, bằng 94% so với cùng kỳ năm 2019. Tuy nhiên, nhu cầu đến các cửa hàng miễn thuế đã giảm mạnh. Trong quý 3/2024, bốn công ty lớn là Lotte, Shilla, Shinsegae và Hyundai Duty Free đã không thoát khỏi tình trạng thâm hụt, báo lỗ vượt mức 100 tỷ won.

Nguyên nhân là do những người nước ngoài không thể đến Hàn Quốc trong thời gian dịch COVID-19 bùng phát đã quen với việc mua hàng trực tuyến và thị hiếu mua sắm đã thay đổi.

Du khách nước ngoài giờ đây thiên về các sản phẩm địa phương có thể mua không giới hạn tại những cửa hàng tiện lợi như Olive Young và Daiso không phải là cửa hàng miễn thuế với số lượng thương hiệu hạn chế. Thêm vào đó, việc tỷ giá hối đoái giữa đồng won với USD đã tăng vọt sau khi lệnh thiết quân luật được ban bố đêm 3/12 cũng khiến tình hình kinh doanh thêm sa sút.

Một lý do khác khiến các cửa hàng miễn thuế khó cạnh tranh là quy định cấp phép kinh doanh đặc biệt của những thương hiệu lớn rất chặt chẽ, khó có thể linh hoạt về địa điểm kinh doanh. Mỗi giấy phép kinh doanh thường được cấp trong thời hạn 5 năm với các điều kiện vô cùng chặt chẽ.

Cùng với đó, không giống như những doanh nghiệp phân phối khác, các cửa hàng miễn thuế có mô hình kinh doanh mua hàng trước rồi mới bán lại, do đó những doanh nghiệp này cần một nguồn vốn lớn để mua hàng trước. Trong trường hợp của một cửa hàng miễn thuế ở Myeongdong, lượng hàng mua sẵn trong kho có giá trị lên tới cả nghìn tỷ won.

Giáo sư quản trị kinh doanh tại Đại học Dankook, Jeong Yeon-seung, cho biết do nguồn cung cho ngành miễn thuế tại Hàn Quốc tăng nhanh nên đã xuất hiện tình trạng mất cân bằng cung cầu.

Số lượng khách mua lô lớn giảm mạnh trong khi lượng khách du lịch lại chủ yếu ghé thăm các cửa hàng tiện lợi thay vì những cửa hàng miễn thuế thường đóng tại các địa điểm riêng biệt. Nhu cầu và thị hiếu mua sắm thay đổi trong khi các yếu tố không thuận lợi tỷ giá cao, kinh tế sa sút khiến nhu cầu tiêu thụ hàng xa xỉ giảm mạnh.

Theo vietnamplus.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria