Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên 9/1 trước những thông tin về chính sách thương mại của Mỹ và số liệu lạm phát mới nhất của Trung Quốc.

125252-chi-so-chung-khoan-nikkei-cua-nhat-ban-len-muc-cao-nhat-lich-su.jpg
Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á. Ảnh: TTXVN

Khép lại phiên này, tại thị trường chứng khoán Tokyo, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản giảm 0,94% xuống 39.605,09 điểm.

Chứng khoán Nhật Bản dao động trong vùng giảm điểm suốt cả phiên này, khi nhóm cổ phiếu ngành sản xuất chip bị bán tháo mạnh, sau những thông tin về việc Mỹ có thể áp đặt thêm các biện pháp hạn chế xuất khẩu nhằm ngăn chặn Trung Quốc và Nga tiếp cận các công nghệ tiên tiến.

Ông Seiichi Suzuki, chuyên gia phân tích thị trường chứng khoán tại Tokai Tokyo Intelligence Laboratory Co., cho biết thông tin trên đã khiến thị trường giảm sâu hơn sau khi đã mở cửa trong sắc đỏ, nối gót đà sụt giảm của nhóm cổ phiếu công nghệ cao của Mỹ.

Quảng cáo

Cổ phiếu của các công ty sản xuất ô tô hướng đến xuất khẩu cũng bị bán tháo do lo ngại rằng ngành này, vốn có sự hiện diện mạnh mẽ tại thị trường Mỹ, có thể bị ảnh hưởng tiêu cực bởi các biện pháp thuế quan mới mà ông Trump có thể sẽ đưa ra sau khi nhậm chức.

Trong khi đó, thị trường chứng khoán Trung Quốc cũng giảm điểm sau khi dữ liệu chính thức cho thấy áp lực giảm phát vẫn còn dai dẳng bất chấp các biện pháp kích thích tiêu dùng mới của chính phủ, làm gia tăng xu hướng tìm kiếm tài sản ở nước ngoài. Trong khi đó, chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) đóng cửa ở mức thấp nhất trong một tháng.

Cụ thể, chỉ số Shanghai Composite ở Thượng Hải giảm 0,58% xuống 3.211,39 điểm, còn chỉ số Hang Seng ở Hong Kong để mất 0,20% xuống 19.240,89 điểm.

Dữ liệu chính thức cho thấy giá tiêu dùng tại Trung Quốc gần như không tăng trong năm 2024, trong khi giá sản xuất tiếp tục giảm năm thứ hai liên tiếp.

Các nhà đầu tư trong nước đang đổ xô tìm kiếm tài sản ở nước ngoài thông qua các kênh xuyên biên giới. Đây là dấu hiệu cho thấy niềm tin vào thị trường nội địa đang suy yếu, khiến các nhà quản lý quỹ phải tạm ngừng đăng ký đầu tư và đưa ra các cảnh báo rủi ro.

Còn tại Việt Nam, đóng cửa phiên này, chỉ số VN-Index giảm 5,25 điểm, hay 0,42%, xuống 1.245,77 điểm, trong khi chỉ số HNX-Index tăng 0,07 điểm, hay 0,03%, lên 221,94 điểm.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Thanh khoản sụt giảm mạnh, 3 sàn giao dịch chưa đến 9.000 tỷ đồng

Phiên giảm điểm đã triệt tiêu hết toàn bộ nỗ lực hồi phục trước đó. Thị trường vẫn đang thể hiện sự bất ổn về tâm lý cùng mức thanh khoản thấp nhất trong vòng 4 năm trở lại đây.

Tháng 01 thường là tháng tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường hồi phục, VN-Index gỡ lại hơn 4 điểm sau 2 phiên

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á

Sắc đỏ bao trùm các thị trường chứng khoán châu Á trong phiên 9/1 trước những thông tin về chính sách thương mại của Mỹ và số liệu lạm phát mới nhất của Trung Quốc.

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ Thị trường chứng khoán mất đà do lo ngại chính sách mới của Mỹ

Công ty chứng khoán liên kết ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận trong 2025

Chuyên gia từ VIS Rating đánh giá năng lực tín nhiệm của các công ty chứng khoán Việt Nam sẽ cải thiện trong năm 2025. Đặc biệt, các công ty liên kết với ngân hàng tư nhân sẽ dẫn đầu ngành về tăng trưởng lợi nhuận.

Tháng 01 thường là tháng tăng điểm mạnh của thị trường chứng khoán Việt Nam Thị trường hồi phục, VN-Index gỡ lại hơn 4 điểm sau 2 phiên

Quỹ ngoại tỷ USD “thắng” VN-Index nhờ đâu?

Hiệu suất đầu tư của quỹ đạt 21,8% trong năm 2024, vượt trội so với mức tăng của VN-Index. Các cổ phiếu cốt lõi trong danh mục như STB (+32%), FPT (+85%), ACV (+91%), HVN (+134%) đã đóng góp đáng kể vào hiệu suất của quỹ trong năm 2024.

Pyn Elite Fund gia tăng tỷ trọng cổ phiếu ngân hàng “Cá mập” Pyn Elite Fund gom hàng triệu cổ phiếu DBC và HAX

Chứng khoán bước vào tháng có xác suất tăng điểm cao, CTCK chỉ ra 3 nhóm cổ phiếu tiềm năng "đón sóng" BCTC quý 4

Agriseco Research cho rằng các nhịp điều chỉnh là cơ hội tốt để các nhà đầu tư có thể cơ cấu lại danh mục và giải ngân tích lũy các vị thế trung hạn ngay trước thềm công bố BCTC quý 4.

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh Lạm phát "nóng" trở lại, chứng khoán Mỹ giảm điểm

Chứng khoán châu Á giảm điểm do lo ngại về chính sách lãi suất của Mỹ

Chứng khoán châu Á đa phần đi xuống trong chiều 8/1, khi tâm lý thị trường bị ảnh hưởng bởi đợt bán tháo trên Phố Wall sau các số liệu kinh tế mạnh mẽ của Mỹ làm giảm hy vọng về khả năng hạ lãi suất

Chứng khoán châu Á nỗ lực rũ bỏ khởi đầu ảm đạm của năm 2025 Lo ngại bao trùm chứng khoán châu Á

Chứng khoán DNSE giành lấy vị trí thứ 2 của HSC trong mảng môi giới phái sinh

Các công ty chứng khoán DNSE, MBS, TCBS đều mở rộng được thị phần môi giới phái sinh trong quý IV/2024. Đáng chú ý nhất là sự vươn lên liên tục của DNSE giúp Công ty lần đầu tiên đứng 2 về thị phần, đồng thời vượt mặt Chứng khoán HSC.

Chứng khoán MBS và DNSE liên tục mở rộng được thị phần môi giới phái sinh MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

MBS, TCBS, KIS mở rộng mạnh thị phần môi giới quý IV/2024 trên HOSE

Số liệu công bố từ HOSE cho thấy Top 10 thị phần môi giới của sàn có 7 công ty chứng khoán mở rộng được thị phần môi giới trong quý IV/2024. Nổi bật nhất là các công ty TCBS, MBS, KIS.

Chứng khoán VPS muốn đổi trụ sở và phát hành 7.000 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi Chứng khoán KIS thay Chủ tịch trong ngày cuối cùng của năm 2024