Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

181244-an-do-len-ke-hoach-gianh-lai-cac-thi-truong-xuat-khau-det-may.jpg
Công nhân kiểm tra các ống sợi trên máy dệt thảm tại một nhà máy ở ngoại ô Jammu, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Báo The National News của Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) dẫn báo cáo công bố mới đây của Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh (CEBR), có trụ sở tại London (Anh), nhận định rằng các nền kinh tế tăng trưởng nhanh ở châu Á sẽ là động lực giúp quy mô nền kinh tế toàn cầu tăng hơn gấp đôi trong 15 năm tới.

Quảng cáo

Theo phân tích của CEBR, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của thế giới sẽ đạt 221.000 tỷ USD vào năm 2039, tăng từ 100.000 tỷ USD hiện nay, với phần lớn mức tăng này phản ánh sự bật tăng của các quốc gia kém phát triển. Châu Á cũng có các nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong Bảng xếp hạng Kinh tế Thế giới của CEBR, đặc biệt là Ấn Độ, quốc gia đang trên đà củng cố vị trí của mình như một cường quốc kinh tế toàn cầu. Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt qua mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt qua Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029. Nền kinh tế Ấn Độ dự kiến đạt quy mô 12.800 tỷ USD vào năm 2039.

Chuyên gia Pushpin Singh, nhà kinh tế cấp cao tại CEBR, nhận xét: "Kinh tế Ấn Độ sẽ tiếp tục đi lên nhờ lực đẩy từ tầng lớp trung lưu ngày càng tăng, các cải cách cơ cấu cũng như hoạt động đầu tư có mục tiêu vào cơ sở hạ tầng và năng lượng xanh. Trong khi áp lực ngắn hạn như lạm phát và chi tiêu tiêu dùng chậm lại đang đặt ra những thách thức, triển vọng dài hạn của nền kinh tế Ấn Độ vẫn khá mạnh mẽ, cho thấy vai trò của nước này như một động lực chính của tăng trưởng toàn cầu".

Các quốc gia khác ở châu Á dự kiến cũng sẽ ghi nhận tốc độ tăng trưởng nhanh, trong đó có Indonesia, quốc gia đông dân thứ tư thế giới. Indonesia là nền kinh tế lớn thứ 16 thế giới kể từ năm 2016 và được dự báo sẽ lọt vào top 10 nền kinh tế lớn nhất toàn cầu vào năm 2039. Với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và đà phát triển mạnh mẽ, nền kinh tế Bangladesh được dự báo sẽ tăng 16 bậc, từ vị trí thứ 37 lên vị trí thứ 21 thế giới. Trong khi đó, Philippines sẽ tăng 10 bậc, từ vị trí thứ 33 lên vị trí thứ 23. Việt Nam cũng sẽ tăng 9 bậc lên vị trí thứ 25 trong Bảng xếp hạng Kinh tế Thế giới của CEBR.

Tuy nhiên, một nền kinh tế châu Á sẽ không thể thăng hạng là Trung Quốc. Theo đánh giá của CEBR, Trung Quốc sẽ không thể vượt Mỹ để trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới trong vòng 15 năm tới. Chuyên gia Sam Miley, nhà kinh tế đồng thời là giám đốc bộ phận dự báo của CEBR, đánh giá: "Nền kinh tế Trung Quốc đang phải vật lộn với những thách thức đáng kể, bao gồm sự giảm tốc của các hoạt động kinh tế trong nước, áp lực giảm phát dai dẳng và sự thay đổi nhân khẩu học, trong bối cảnh nước này cũng đang đối mặt với cuộc khủng hoảng bất động sản và nhu cầu nội địa ngày càng suy yếu".

Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã nâng mức dự báo tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc, với GDP ước tính tăng 4,9% năm 2024 và 4,5% trong năm 2025. Tuy nhiên, WB cảnh báo niềm tin hộ gia đình và doanh nghiệp ngày càng yếu cùng với những "cơn gió ngược" trong lĩnh vực bất động sản sẽ tiếp tục đè nặng lên triển vọng tăng trưởng của kinh tế Trung Quốc trong năm 2025.

Theo bnews.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Một loạt quan chức Mỹ đề xuất áp thuế 500% với các quốc gia mua dầu và khí đốt của Nga

50 Thượng nghị sĩ Mỹ đã chuẩn bị một kế hoạch áp thuế 500% đối với hàng hoá nhập khẩu từ các quốc gia mua dầu, khí đốt và uranium của Nga, nếu Moscow từ chối tham gia đàm phán một cách thiện chí để đạt được hoà bình lâu dài với Ukraine.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Ông Trump áp thuế 25% với toàn bộ xe hơi nhập khẩu vào Mỹ, Elon Musk là người hưởng lợi nhiều nhất?

Mỹ khẳng định thuế đối ứng áp dụng với tất cả các quốc gia

Ngày 30/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết thuế đối ứng mà ông công bố trong tuần này sẽ được áp dụng đối với "tất cả các quốc gia", không phải chỉ liên quan một nhóm nhỏ từ 10-15 nước.

Mỹ áp thuế lên tới 25% đối với ô tô nhập khẩu từ ngày 2/4 Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Fed vẫn thận trọng điều hành lãi suất trong bối cảnh thuế quan mới

Trong bối cảnh các thông báo thuế quan mới dự kiến được đưa ra vào tuần tới, các nhà hoạch định chính sách của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) vẫn giữ lập trường thận trọng về lãi suất.

Giá vàng tiếp tục "thăng hoa" nhờ tín hiệu hạ lãi suất từ Fed Chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều sau tín hiệu từ Fed

Chi tiêu công của Mỹ có thể giảm 1.000 tỷ USD

Theo người phụ trách Bộ Hiệu quả Chính phủ Elon Musk, mục tiêu giảm 1.000 tỷ USD ngân sách liên bang có thể đạt được mà không ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ công.

Chủ tịch Bắc Ninh chỉ đạo gỡ vướng cho dự án khu đô thị 27.000 tỷ của Phú Mỹ Hưng Chứng khoán châu Á biến động trái chiều sau khi Mỹ công bố áp thuế

Tăng phí cảng với tàu Trung Quốc: Giá cước container từ Mỹ sang châu Âu sẽ tăng 500%

Theo American Container Line, việc tăng phí cảng với tàu Trung Quốc sẽ khiến giá cước container xuất khẩu từ Mỹ sang châu Âu đối với hãng tàu có đội tàu đóng tại Trung Quốc tăng 500%.

Coca-Cola bán gần 900 triệu lít, lãi hàng trăm tỷở Việt Nam, là thị trường lớn thứ ba sau Trung Quốc và Mỹ Cuộc đua AI tại Trung Quốc ngày càng “nóng” hơn