Trung Quốc đầu tư đường sắt cao tốc khi GDP bình quân là 1.753 USD, Indonesia là 3.322 USD, Việt Nam thì sao?

Dự kiến thời điểm triển khai xây dựng đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam vào năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ lên đến khoảng 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Tại buổi gặp mặt trao đổi, cung cấp thông tin về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội khoá XIV, thành viên Tổ chuyên gia của Ban Chỉ đạo xây dựng, thực hiện Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao, ông Nguyễn Văn Phúc cho biết, nguồn lực là câu hỏi các Đại biểu Quốc hội khoá 12 năm 2010 đặt ra, trong đó có ông.

Thời điểm đó, tổng mức đầu tư dự án được tính toán là là 56 tỷ USD trong khi bối cảnh năm 2010 - 2011 nền kinh tế Việt Nam rất khó khăn. An toàn nợ công và bội chi là một trong những yếu tố chính khiến Quốc hội đi đến quyết định chưa thông qua.

Thế nhưng sau gần 14 năm, tiềm lực của chúng ta đã khác. Theo báo cáo của Bộ GTVT, Nhật Bản đã quyết định đầu tư tuyến đường sắt đầu tiên năm 1950 khi GDP tính theo đầu người mới đạt khoảng 250 USD. Trung Quốc đầu tư năm 2005 khi GDP đầu người đạt 1.753 USD; Uzbekistan đầu tư năm 2011, khi GDP đầu người đạt 1.926 USD. Indonesia đầu tư năm 2015 khi GDP đầu người khoảng 3.322 USD.

Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, đây là thời điểm thích hợp để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao khi GDP bình quân đầu người năm 2023 đạt khoảng 4.282 USD và ước đạt khoảng 7.500 USD vào năm 2030. Quy mô nền kinh tế năm 2023 khoảng 430 tỷ USD, gấp gần 3 lần so với năm 2010; nợ công xuống ở mức thấp, chỉ khoảng 37% GDP.

Quảng cáo

Dự kiến thời điểm triển khai xây dựng đường sắt cao tốc vào năm 2027, quy mô nền kinh tế sẽ lên đến khoảng 564 tỷ USD nên nguồn lực để đầu tư không còn là trở ngại lớn.

Cũng theo ông Phúc, Trung ương và Chính phủ cũng quyết định đầu tư công, chúng ta không sợ rơi vào “bẫy nợ”. Chúng ta có thể huy động vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ, vốn địa phương, nguồn vốn khác của Nhà nước.

Một tín hiệu tích cực khi đầu tư dự án theo đề xuất của Bộ GTVT là nguồn thu từ dự án (phát triển theo mô hình TOD) một phần sẽ để lại cho địa phương, một phần nộp về Trung ương.

Phần nộp về Trung ương dự kiến sẽ có thể phân bổ vào phần ngân sách đầu tư dự án.

Với nguồn thu từ bán vé, theo kinh nghiệm và tính toán, thời gian đầu, hiệu quả tài chính khó có thể bù đắp ngay. Nhưng đó không phải là vấn đề lớn.

"Chúng ta phải xác định đầu tư dự án đường sắt cao tốc quan trọng nhất là tác động lan toả đối với sự phát triển KT-XH, tác động không chỉ là 20 địa phương có tuyến chạy qua mà còn là các địa phương khác khi giao thông kết nối phát triển.

Ví dụ như tỉnh Hà Tĩnh có Khu kinh tế Vũng Áng dù là trọng điểm. Song, hiện nay, để một chuyên gia/nhà đầu tư đến rất khó khăn. Họ phải bay đến Vinh hoặc Quảng Bình rồi mới có thể đi ô tô đến. Nhưng khi có đường sắt cao tốc Khu kinh tế Vũng Áng sẽ thực sự là khu kinh tế trọng điểm quốc gia". Ông Phúc chi sẻ.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Đường sắt cao tốc Bắc Nam 67 tỷ USD đi qua 20 tỉnh thành, những tỉnh nào được bố trí 2 ga?

Có 3 tỉnh được bố trí 2 ga để đảm bảo chạy tàu với tốc độ khai thác tối đa (320 km/h) chiếm 70-80% chiều dài giữa hai ga dừng (cự ly tăng tốc khoảng 7,2 km; cự ly giảm tốc khoảng 9,5 km).

Cổ phiếu đường sắt bất ngờ trở lại đường đua Cổ phiếu nào hưởng lợi từ dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam?

Tuyến metro hơn 37.000 tỷ TPHCM chưa đủ điều kiện nghiệm thu, liệu có thể đưa vào vận hành thương mại đúng thời gian đã định?

Theo đó, tại thời điểm kiểm tra, phần xây dựng theo thiết kế của dự án đã hoàn thành 99%. Chủ đầu tư metro số 1 được yêu cầu đẩy nhanh tiến độ một số công việc để sớm đưa dự án vào khai thác thương mại.

Tất tần tật công nghệ xịn xò đằng sau tuyến metro 35.000 tỷ Nhổn - ga Hà Nội 3 ngày đón hơn 100.000 lượt khách, các sếp DN quản lý tuyến metro Nhổn - Ga Hà Nội nhận thù lao bao nhiêu?

Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án cao tốc 17.000 tỷ đồng TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành

Sáng 26/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng lãnh đạo tỉnh Bình Dương, TP.HCM và tBình Phước đã có buổi khảo sát vị trí xây dựng tuyến cao tốc TP.HCM Thủ Dầu Một - Chơn Thành.

Hoàn thành tuyến đường hơn 800 tỷ nối Lạng Sơn về thẳng TP Hạ Long Kiến nghị đầu tư tuyến đường sắt nối Tp.HCM với sân bay Long Thành (Đồng Nai) hơn 40.000 tỉ đồng

ADB giữ nguyên dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển

Trong bản cập nhật báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á, ADB đã giữ nguyên hầu hết các dự báo tăng trưởng cho các nền kinh tế trong khu vực so với báo cáo tháng Bảy.

ADB tăng cường hỗ trợ phát triển năng lượng sạch tại châu Á ADB chỉ ra yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tư nhân tham gia vào hạ tầng ASEAN

Thị trường châu Á khởi sắc trong phiên đầu tuần

Chiều 23/9, giá dầu tại châu Á đi lên, giữa lo ngại xung đột ở Trung Đông có thể làm giảm nguồn cung trong khu vực., cũng như kỳ vọng việc Mỹ cắt giảm lãi suất trong tuần trước sẽ hỗ trợ nhu cầu

Quyết định giảm mạnh lãi suất của Fed “phủ xanh” các thị trường châu Á Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Quyết định của Fed duy trì động lực cho các thị trường châu Á

Trong phiên 20/9 tại châu Á, giá dầu trên đà khép lại tuần tăng thứ hai liên tiếp, trong khi giá vàng dao động gần mức cao kỷ lục, nhờ động lực đến từ quyết định hạ lãi suất vừa qua của Fed.

Các thị trường hàng hóa đi lên trước thềm cuộc họp của Fed Thị trường châu Á chiều 18/9: Giá dầu "hụt hơi" sau hai ngày đi lên

Lộ diện loạt tuyến đường nghìn tỉ kết nối Tp.HCM với sân bay Long Thành

Gần đây, Sở GTVT Tp.HCM liên tục đề xuất các tuyến giao thông quy mô lớn kết nối từ Tp.HCM đến sân bay Long Thành nằm đáp ứng nhu cầu đi lại đôi bên. Ở chiều ngược lại, Đồng Nai cũng chủ trương đầu tư loạt tuyến đường đi vào sân bay và các tỉnh lân cận.

Thông tin mới nhất về tuyến đường 14.000 tỉ đồng kết nối từ cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu đến trung tâm Tp.Vũng Tàu Hoàn thành tuyến đường hơn 800 tỷ nối Lạng Sơn về thẳng TP Hạ Long