Giá điện tăng 4,8%, lên hơn 2.100 đồng/kWh

Theo quyết định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), kể từ hôm nay (11/10), giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8%.

evn-2755.jpeg

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá bán lẻ điện bình quân từ ngày 11/10. Theo đó, giá bán lẻ điện bình quân tăng từ 2.006,79 đồng lên 2.103,11 đồng/kWh (chưa gồm thuế VAT), tương đương mức tăng 4,8%.

Trước đó, ngày 10/10/2024, Bộ Công Thương đã công bố nội dung về kết quả kiểm tra chi phí sản xuất kinh doanh điện năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo đó giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2023 là 2.088,90 đồng/kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.

Năm 2023, EVN lỗ gần 22.000 tỷ đồng từ sản xuất kinh doanh điện. Khoản lỗ này chưa gồm 18.032 tỷ đồng chênh lệch tỷ giá của hợp đồng mua bán điện treo từ 2019 đến 2023.

Đây là năm thứ hai liên tiếp EVN lỗ sản xuất kinh doanh điện. Trước đó, năm 2022, EVN cũng lỗ gần 36.300 tỷ đồng từ hoạt động này.

Quảng cáo

Theo ông Nguyễn Xuân Nam, Phó Tổng Giám đốc EVN, mức tăng lần này được tính toán trên cơ sở cân đối để đảm bảo không ảnh hưởng đời sống người dân, an sinh xã hội và an ninh đất nước. Trong đó, khoảng 17 triệu hộ dùng điện sinh hoạt phải trả thêm 3.800 đồng/tháng.

Với nhóm khách hàng dùng 200-300 kWh một tháng, bình quân tăng khoảng 32.000 đồng. Với người sử dụng nhiều, từ 400 kWh trở lên, ông Nam nói số tiền phải trả tăng mỗi tháng khoảng 62.000 đồng.

Hộ nghèo vẫn được hỗ trợ bằng tiền tương đương 30 kWh một tháng; hộ chính sách cũng được hỗ trợ tương đương, với điều kiện dùng ít hơn 50 kWh một tháng, theo Quyết định 28 của Thủ tướng.

EVN ước tính, tiền điện phải trả thêm mỗi tháng của nhóm khách hàng dùng điện kinh doanh dịch vụ là 247.000 đồng; sản xuất 499.000 đồng và hành chính sự nghiệp là 91.000 đồng.

Cũng theo Phó Tổng Giám đốc EVN, giá điện điều chỉnh lần này sẽ khiến CPI tăng thêm khoảng 0,04%.

Trước đó, năm 2023, giá điện được điều chỉnh 2 lần, lần lượt tăng 3% vào tháng 5 và 4,5% vào tháng 11.

Theo Bộ Công Thương, tổng chi phí sản xuất của EVN năm 2023 là hơn 528.600 tỷ đồng. Mức này tương đương giá sản xuất 2.088,9 đồng một kWh, tăng 2,79% so với năm 2022.

Theo thitruongtaichinhtiente.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Tiêu điểm

Tổng bí thư Tô Lâm trải nghiệm Metro số 1 - biểu tượng khát vọng vươn cao, hội nhập của TP. HCM

Ngày 22/2, trong chương trình công tác tại Thành phố Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trải nghiệm thực tế Tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) - tuyến tàu điện ngầm đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh.

Sau Metro Bến Thành - Suối Tiên, điểm tên 7 tuyến metro sẽ được TP.HCM ưu tiên đầu tư: Dài 355 km, tổng vốn đầu tư khoảng 40,2 tỷ USD Metro số 1 "lăn bánh", cơ hội cho bất động sản từ khu vực ít ai ngờ tới

Nhiều địa phương cam kết đạt tăng trưởng GRDP cao hơn chỉ tiêu được giao

"Muốn cả nước tăng trưởng trên 8% thì tất cả các bộ ngành, địa phương, các lĩnh vực phải tăng trưởng trên 8%, doanh nghiệp trong và ngoài nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân… đều phải tăng trưởng trên 8%", Thủ tướng nhấn mạnh.

Trình Quốc hội điều chỉnh mục tiêu GDP năm 2025 đạt 8% trở lên, tăng bội chi và nới nợ công nếu cần thiết Đại biểu Quốc hội: Tăng trưởng tín dụng 15-16% sẽ khó đạt mục tiêu GDP trên 8%, cần tăng 18-19%

Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế TNCN với lãi tiền gửi tiết kiệm

Tại hồ sơ đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế thu nhập cá nhân (thay thế), Bộ Tài chính đề xuất tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân đối với lãi tiền gửi tiết kiệm

Áp lực lạm phát buộc BoE thận trọng hơn trong kế hoạch giảm lãi suất Thực hư chuyện ngân hàng cho vay mua nhà lãi suất chỉ 4-5%/năm?