Lạm phát là vấn đề khó giải quyết hơn kỳ vọng của rất nhiều thành viên thị trường tài chính.
Xét đến diễn biến của thị trường chứng khoán và trái phiếu trong năm vừa qua, có thể nhiều nhà đầu tư đã không nhận ra rằng thị trường tài chính tăng điểm nhờ vào yếu tố tâm lý lạc quan của nhà đầu tư, theo nội dung bài báo mới được Economist đăng tải.
Hiện nay không có cách nào khác để nói chính xác về tâm lý của nhà đầu tư, những người từ mùa thu năm ngoái cho đến nay đều kỳ vọng rằng lạm phát, vấn đề lớn nhất mà thế giới đang đối mặt, sẽ sụt giảm mà không gây ra nhiều vấn đề.
Kết quả, nhiều người tin rằng sẽ có những đợt cắt giảm lãi suất trong khoảng thời gian gần cuối năm 2023, những yếu tố này sẽ giúp cho nhiều nền kinh tế lớn nhất thế giới, đặc biệt Mỹ tránh được suy thoái. Nhà đầu tư đang dự báo về kịch bản đầy lạc quan khi mà lợi nhuận của các doanh nghiệp tăng trưởng tốt trong khi đó chi phí vốn giảm sâu.
Bởi xét đến nhiều kỳ vọng lạc quan như vậy, chỉ số S&P 500 của thị trường chứng khoán Mỹ đã tăng đến gần 8% tính từ đầu năm 2023 đến nay. Các doanh nghiệp được định giá ở mức thấp nếu tính ở thời điểm sau đại dịch COVID-19, tuy nhiên nếu so với giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2019, nó vẫn ở ngưỡng cao. Năm 2024, lợi nhuận của doanh nghiệp được dự báo tăng khoảng gần 10%.
Không chỉ thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm. Thị trường chứng khoán châu Âu thậm chí còn tăng cao hơn nữa nhờ vào mùa đông ấm áp, giá năng lượng xuống thấp. Tiền được rót vào nhóm nền kinh tế mới nổi vốn đang hưởng lợi từ hai yếu tố bao gồm việc Trung Quốc bỏ đi chính sách không COVID-19 và đồng USD yếu, kết quả trực tiếp từ việc chính sách tiền tệ tại Mỹ được nới lỏng.
Đây thực sự là một bức tranh lạc quan. Tuy nhiên, như chuyên gia đã giải thích trong tuần này, có lẽ mọi chuyện đã bị hiểu sai. Cuộc chiến chống lạm phát còn lâu mới qua đi và thị trường có thể đang hướng đến những sự điều chỉnh.
Có lý do để nhà đầu tư lạc quan, nếu nhìn vào diễn biến chỉ số giá tiêu dùng Mỹ công bố ngày 14/2/2023. Nó cho thấy lạm phát trong vòng 3 tháng gần đây nhất hạ nhiệt mạnh hơn so với bất kỳ thời điểm nào tính từ năm 2021. Nhiều yếu tố từng gây ra lạm phát đã hạ nhiệt.
Chuỗi cung ứng toàn cầu giờ không còn bị quá tải bởi việc nhu cầu hàng hóa tăng quá cao và cũng không chịu gián đoạn bởi đại dịch COVID-19. Khi mà nhu cầu với nội thất làm vườn và máy trò chơi hạ nhiệt, giá cả giảm đi và còn thừa quá nhiều microchip. Giá dầu hiện nay thấp hơn so với trước căng thẳng Nga – Ukraine. Bức tranh lạm phát suy giảm có thể cảm nhận được thấy rõ trên khắp thế giới: lạm phát chủ chốt đã giảm tại 25/36 nước giàu trong nhóm OECD.
Tuy nhiên, diễn biến của lạm phát toàn phần thường che giấu đi những “cơn sóng ngầm”. Nếu nhìn vào chi tiết, người ta dễ thấy rằng vấn đề lạm phát dường như không cố định. Chỉ số giá tiêu dùng lõi tại Mỹ, không tính giá thực phẩm và nhiên liệu, tăng trưởng 4,6% trong vòng 3 tháng gần nhất, loại lạm phát này dễ chịu ảnh hưởng từ việc chi phí lao động tăng cao.
Nguồn gây ra lạm phát chính là lĩnh vực dịch vụ. Tại Mỹ, Anh, Canada và New Zealand, tăng trưởng mức lương cao hơn và tương xứng với ngưỡng mục tiêu 2% của các ngân hàng trung ương nói trên, tăng trưởng mức lương tại khu vực đồng tiền chung châu Âu đồng thời giảm đi, tuy nhiên lại tăng lên tại nhiều nền kinh tế quan trọng như Tây Ban Nha.
Đây không phải yếu tố gây ngạc nhiên, xét đến diễn biến trên thị trường lao động. 6/7 nước giàu nhất thế giới hiện đang có tỷ lệ thất nghiệp thấp hoặc thấp sát ngưỡng kỷ lục trong thế kỷ này. Tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ hiện thấp nhất tính từ năm 1969. Thật khó để dự báo về khả năng lạm phát sẽ giảm như thế nào trong khi thị trường lao động vẫn còn thiếu người đến như vậy.
Chính vì vậy nhiều nền kinh tế sẽ vẫn không thể đưa được lạm phát về ngưỡng khoảng 3-5%. Kịch bản này sẽ đỡ đáng sợ hơn so với trải nghiệm của hai năm qua. Thế nhưng nó sẽ không phải vấn đề lớn đối với các ngân hàng trung ương, vốn bị đánh giá dựa trên việc hoàn thành mục tiêu. Nó chắc chắn sẽ gây tổn hại đến sự lạc quan của nhà đầu tư.
Nhiều người nói về việc kịch bản nào sẽ xảy đến. Những tuần gần đây, nhà đầu tư trái phiếu đã không ngừng dự báo rằng các ngân hàng trung ương sẽ không hạ lãi suất, thế nhưng thay vào đó lại giữ lãi suất ở ngưỡng cao. Hoàn toàn có thể lãi suất duy trì ở ngưỡng cao mà không gây tổn hại đến nền kinh tế còn lạm phát vẫn tiếp tục giảm. Nếu khả năng đó xảy ra, thị trường sẽ chịu ảnh hưởng bởi tăng trưởng kinh tế cao. Lạm phát dai dẳng sẽ khiến cho nhiều nhà đầu tư trái phiếu thua lỗ.