Cổ phiếu thép Hòa Phát, Hoa Sen, Nam Kim… đồng loạt “bốc đầu” sau quyết định áp thuế chống bán phá giá tạm thời đối với HRC có xuất xứ Trung Quốc

Diễn biến bất ngờ trên nhóm cổ phiếu thép xảy ra sau khi Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép HRC có xuất xứ Trung Quốc.

Thị trường chứng khoán khởi đầu phiên 24/2 với cú tăng tốc bất ngờ của nhóm cổ phiếu thép. Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG), Nam Kim (NKG), VNSteel (TVN), Tôn Đông Á (GDA)… đều đồng loạt tăng mạnh, thậm chí chạm trần. Diễn biến xảy ra sau khi Bộ Công Thương áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép HRC có xuất xứ Trung Quốc.

Ngày 21/2/2025, Bộ Công Thương ban hành Quyết định số 460 ⁄QĐ-BCT về việc áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với một số sản phẩm thép cán nóng có xuất xứ từ Cộng hòa Ấn Độ (Ấn Độ) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc). Theo đó, mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng với hàng hóa bị điều tra từ Trung Quốc là từ 19,38% đến 27,83%. Quyết định sẽ có hiệu lực sau 15 ngay ban hành.

Trong quá trình điều tra vụ việc, thực hiện theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương, Bộ Công Thương đã phối hợp với các đơn vị liên quan xem xét và đánh giá kỹ lưỡng tác động của hành vi bán phá giá của hàng hóa nhập khẩu đối với hoạt động của ngành sản xuất trong nước, mức độ bán phá giá của các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu của Ấn Độ và Trung Quốc.

Quảng cáo

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù có tồn tại hành vi bán phá giá nhưng do tỷ lệ nhập khẩu hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ ở mức không đáng kể (dưới 3%). Vì vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương, hàng hóa bị điều tra từ Ấn Độ được loại khỏi phạm vi áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời.

Nhận định về ngành thép năm 2025, ông Đào Hồng Dương, Giám đốc phân tích ngành và cổ phiếu, Công ty CP Chứng khoán VPBank (VPBankS) cho biết, xu hướng sẽ tích cực trong năm 2025. Trong đó, kỳ vọng trong năm 2025 về chính sách thuế, bảo hộ thương mại của Việt Nam đối với thép Ấn Độ, Trung Quốc cũng sẽ tạo hiệu ứng tích cực cho ngành thép.

Bên cạnh đó, chuyên gia VPBankS cho rằng nhu cầu sử dụng thép trong nước sẽ có sự phục hồi đáng kể trở lại trong năm 2025, dựa trên nền thấp của 2023 – 2024 và sự phục hồi của thị trường bất động sản cũng như việc đầu tư công được đẩy mạnh. Ngoài ra, giá đầu vào bao gồm quặng, than cốc… đang có sự điều chỉnh giảm tương đối sâu so với năm 2023. Giá sản phẩm đầu ra cũng giảm, nhưng không sâu như giá đầu vào, giúp cải thiện biên lợi nhuận ngành thép nói chung.

Đồng quan điểm, chuyên gia FPTS dự báo sản lượng bán hàng sản phẩm thép toàn ngành năm 2025 là 32,5 triệu tấn, tăng 10,6% so với cùng kỳ. Điểm rơi tăng trưởng tiêu thụ thép dự báo trong hai quý đầu năm khi các dự án xây dựng dân dụng khởi công đầu năm cùng tồn kho ngành thấp khiến các đại lý đẩy mạnh gom hàng. Sản lượng nội địa dự báo đạt 23,8 triệu tấn, tăng 13,6% so với cùng kỳ và chiếm 73,3%. Đối với kênh xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng năm 2025 dự báo ở mức 3,1% so với cùng kỳ, giảm tốc so với thực hiện cùng kỳ và tương đương 8,7 triệu tấn.

screenshot-2025-01-24-at-134822-1737862456075-17378624561761675613914.png

Cụ thể hơn, theo FPTS, thép xây dựng và HRC chiếm tỷ trọng chính năm 2025 với lần lượt 40,9% và 24,0%. Sản lượng tiêu thụ các sản phẩm thép đều tăng trưởng tích cực. Mức tăng trưởng tích cực nhất là thép xây dựng (tăng 11,1% so với cùng kỳ), HRC (tăng 16,2% so với cùng kỳ) và ống thép (tăng 11,0% so với cùng kỳ) nhờ thị trường nội địa tích cực khi xây dựng trong nước tăng trưởng cùng ngành được bảo hộ.

Theo Nhịp sống Thị trường Sao chép

Cùng chuyên mục Doanh nghiệp

DNSE vươn lên 16,7 % thị phần chứng khoán phái sinh quý I/2025

DNSE đạt 16,7% thị phần môi giới chứng khoán phái sinh quý I/2025, tiếp tục giữ vững vị trí Top 2 trên Bảng xếp hạng thị phần, theo Báo cáo của Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX.

DNSE lên kế hoạch chào bán 85,65 triệu cổ phiếu ra công chúng ĐHĐCĐ Chứng khoán DNSE: Điểm sáng nổi bật đến từ chứng khoán phái sinh

Cổ phiếu Novaland thoát diện cảnh báo

Novaland đã khắc phục được nguyên nhân dẫn đến tình trạng chứng khoán bị cảnh báo theo quy định. NVL có thể được HOSE xem xét cấp quyền giao dịch ký quỹ trở lại trong thời gian tới.

Doanh thu của RIC đạt hơn 133 tỷ đồng năm 2024, tăng trưởng 20%

Ban lãnh đạo công ty cho biết đã tích cực tìm mọi biện pháp ổn định nguồn khách hàng có sẵn, khai thác nguồn khách mới, đồng thời thúc đẩy các kênh bán hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ nên doanh thu tăng so với cùng kỳ.

Digiworld kỳ vọng doanh thu tỷ đô, dự kiến phát hành 2 triệu cổ phiếu ESOP "Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Sản phẩm thép Việt Nam được loại trừ khỏi thuế đối ứng của Mỹ, chịu mức thuế 25%

Ngày 2/4/2025, Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hơn 100 nền kinh tế và có hiệu lực từ ngày 9/4/2025, trong đó Việt Nam chịu mức thuế nhập khẩu lên đến 46%.

Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Mỹ áp thuế đối ứng lên hàng trăm nền kinh tế, thị trường hàng hoá biến động mạnh

Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) cho biết thị trường hàng hóa nguyên liệu thế giới ghi nhận nhiều diễn biến đáng chú ý trong phiên giao dịch ngày hôm qua (2/4). Đóng cửa, lực mua áp đảo đã hỗ trợ chỉ số MXV-Index tăng mạnh 2%, vượt mốc 2.330 điểm - mứ

Nóng: Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố thuế đối ứng với một loạt nền kinh tế Chứng khoán châu Á chìm trong sắc đỏ sau tuyên bố áp thuế của Tổng thống Trump

Thanh tra Chính phủ kiến nghị: Truy thu Novaland 446 tỷ đồng

Tổng Thanh tra Chính phủ kiến nghị, UBND Thành phố thực hiện và chỉ đạo các sở, ngành, các quận/huyện rà soát, tính toán, truy thu tiền sử dụng đất với các dự án còn nợ tiền sử dụng đất trên toàn địa bàn Thành phố với số tiền 802,8 tỷ đồng.

Novaland lên tiếng về 2 lô trái phiếu dư nợ 1.200 tỷ không thể thanh toán đúng hạn Novaland (NVL) lần đầu tiên báo lỗ do trích lập dự phòng

Thanh tra nhận giá ưu đãi điện mặt trời: Hà Đô (HDG) 'bay' hơn 300 tỷ lợi nhuận sau kiểm toán

Hà Đô chỉ đạt 572,8 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế trong năm 2024, thay vì 880 tỷ như báo cáo trước đó. Lợi nhuận ròng đạt 348 tỷ đồng (thay vì 576 tỷ đồng như báo cáo tự lập) – giảm 48% so với năm 2023.

Làn sóng ồ ạt từ nhiệm của Chủ tịch, TGĐ các doanh nghiệp lớn: Từ Vinaconex, Hà Đô, TTC AgriS… đến Lộc Trời, Dược Cửu Long, Dược Hậu Giang Pyn Elite Fund trở thành cổ đông lớn của Tập đoàn Hà Đô

"Nữ hoàng cá tra" đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục

Công ty CP Vĩnh Hoàn đặt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận năm 2025 tăng lần lượt 10,3% và 22,3% lên mức 13.800 tỷ đồng và 1.500 tỷ đồng, mức doanh thu cao kỷ lục.

Tiền đổ mạnh vào Nhóm thuỷ sản, cổ phiếu VHC, ANV, ASM tím hàng loạt: Điều gì đang xảy ra? PAN, DBC, VHC, HPG, HAG: Những “sếu đầu đàn” nông nghiệp đang làm ăn ra sao?

Vingroup trở lại top 3 vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán

Trong 1 tháng trở lại đây, thị giá VIC đã tăng khoảng 45%, đang ở vùng đỉnh 18 tháng, đưa vốn hoá thị trường của Vingroup lên gần 230.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 9 tỷ USD.

'Gã khổng lồ' Hàn Quốc SK Group và động thái với khoản đầu tư 1,5 tỷ USD vào cổ phiếu Vingroup và Masan Cược lớn vào FPT, bỏ quên nhóm Vingroup, hiệu suất các quỹ mở thua xa VN-Index