Tiêu thụ đặc sản vùng miền gắn với du lịch còn "mắc" ở đâu?

Trên thực tế đã có một số địa phương năng động trong quảng bá chuyên nghiệp và kết nối giữa các ban ngành, hoạt động nhất là kết hợp quảng bá sản phẩm với du lịch.

Hoạt động quảng bá, kết nối và tiêu thụ các sản phẩm vùng miền, nhất là các sản phẩm ở khu vực miền núi, vùng sâu vùng xa và hải đảo đang được các địa phương đẩy mạnh với nhiều mô hình hay và hiệu quả.

Nhờ kết hợp với du lịch, các địa phương đã thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại và bền vững. Tuy vậy, mô hình liên kết này vẫn còn những hạn chế nhất định.

Phóng viên TTXVN đã có cuộc trao đổi với Chuyên gia kinh tế - TS Nguyễn Minh Phong xoay quanh hoạt động kết nối này.

Ông đánh giá như thế nào về tiềm năng của các sản phẩm đặc sản vùng miền ở các khu vực miền núi vùng sâu, vùng xa và hải đảo?

Trước hết phải khẳng định Việt Nam là một trong những cường quốc về nông nghiệp. Chúng ta đã có hàng trăm năm phát triển nông nghiệp với các vùng miền địa lý, khí hậu rất đa dạng và các yếu tố thiên nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

Thêm nữa, chúng ta đã có rất nhiều các sản phẩm xuất khẩu nằm trong top đầu của thế giới như lúa, cà phê, hạt tiêu và rất nhiều những đặc sản vùng miền khác. Đồng thời, chúng ta cũng đang có một chương trình rất lớn là xây dựng nông thôn mới gắn với xây dựng thương hiệu các đặc sản vùng miền thông qua chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP).

Tuy nhiên đến nay, đầu ra của sản phẩm cũng như việc thực hiện các hoạt động thương mại gắn kết với quảng bá sản phẩm vùng miền này chưa thực sự có hiệu quả, đa dạng và chuyên nghiệp. Do đó, kết quả thực hiện chưa thật sự như mong muốn và chưa tương xứng với tiềm năng vốn có.

Hiện nhiều địa phương đã đẩy mạnh kết hợp với du lịch để quảng bá, kết nối tiêu thụ các sản phẩm. Ông có thể khái quát về một số hình thức kết nối cụ thể và hiệu quả của mô hình này?

Trên thực tế đã có một số địa phương năng động trong quảng bá chuyên nghiệp và kết nối giữa các ban ngành, hoạt động nhất là kết hợp quảng bá sản phẩm với du lịch. Hiện có ít nhất 3 mô hình liên quan đến việc kết hợp này.

Thứ nhất, các địa phương có đặc sản vùng miền, có lợi thế về du lịch nông nghiệp kết nối với các công ty du lịch để đưa khách về tham quan và trải nghiệm sản phẩm. Đây là hình thức đơn giản nhất và sớm nhất được hình thành.

Hình thức thứ hai là mỗi địa phương có đặc sản vùng miền lại tự có chương trình phát triển du lịch vùng miền riêng. Từ đó, xây dựng các cơ sở làng nghề, đặc sản vùng miền thành những khu du lịch để trực tiếp thu hút khách không thông qua các khu du lịch và thực hiện các sản phẩm trên địa bàn như hướng dẫn tham quan tại địa phương hay dịch vụ lưu trú homestay...

Hình thức thứ ba là sự kết hợp của hai hình thức trên.

Ngoài ra một số mô hình mới cũng đang xuất hiện tương đối khác biệt như xây dựng những vùng hoặc khu sinh thái kiểu mẫu ở những đô thị gắn với nông nghiệp công nghệ cao, hình thành một nơi vừa quảng bá cho nông nghiệp vừa là điểm đến mới trong quần thể các chuỗi sản phẩm du lịch.

Quảng cáo

Kết quả của mô hình kết hợp này tuy chưa có những thống kê chính thức nhưng qua quan sát có thể thấy lượng tiêu thụ đặc sản vùng miền rất tốt. Như tại Khu du lịch Ao Vua hay một số khu du lịch ở Ba Vì (Hà Nội) đã hình thành được những trung tâm bán buôn hoặc phân phối bán lẻ các sản phẩm nông nghiệp nhưng ở mức độ rất cao.

Không khó để thấy các sản phẩm sữa của Ba Vì bán rất chạy thông qua các trung tâm du lịch, các điểm bán không gắn trực tiếp với vùng nông nghiệp. Hay như ở làng gốm Bát Tràng, sự kết hợp giữa du lịch và các sản phẩm truyền thống của làng nghề đã giúp tiêu thụ sản phẩm rất tốt.

Thậm chí đã xuất hiện hình thức khách hàng đặt hàng và nhà sản xuất bán qua kênh thương mại điện tử chuyên nghiệp, tạo ra một lượng hàng xuất khẩu tăng vọt so với trước đây, khi chưa có sự kết hợp này.

Theo ông đâu là những khó khăn trong việc kết hợp giữa phát triển du lịch gắn với quảng bá tiêu thụ các đặc sản vùng miền?

Khó khăn lớn nhất có lẽ là sự khác biệt giữa các chủ thể. Du lịch là một doanh nghiệp với những hoạt động tương đối đặc thù. Trong khi đó, đặc sản vùng miền là những sản phẩm được sản xuất bởi nhiều chủ thể khác nhau, có thể là hợp tác xã, hộ gia đình hay một doanh nghiệp nào đó. Và sự thiếu liên lạc giữa các bên liên quan này là khó khăn trước mắt.

Cạnh đó còn có khó khăn về thỏa thuận giữa các bên khi đưa khách về và các nội dung xung quanh việc khách tham quan, trải nghiệm cơ sở sản xuất các đặc sản cũng chưa được định hình rõ nét, thiếu quy trình, thỏa thuận và cả cơ chế tài chính nên tạo ra những khó khăn, xung đột, thậm chí cả tranh chấp tài chính.

Ngoài ra, vấn đề đảm bảo an ninh an toàn cho du khách cũng đặt ra nhiều yêu cầu, như trong đợt dịch COVID-19 vừa qua, quy trình đưa đón khách thế nào, xử lý và phòng chống dịch bệnh ra sao...

Các hoạt động liên quan đến quảng bá chung cũng cần được xem xét nếu không sẽ xảy ra hiện tượng “chênh” như ngành du lịch muốn quảng bá nhưng địa phương hoặc đơn vị sản xuất đặc sản lại không cung cấp tư liệu, ưu điểm vượt trội của sản phẩm, không xây dựng thương hiệu để tạo ra sự thuận tiện trong thông tin…

Thực tế, đến nay chúng ta mới chú ý đến hoạt động xây dựng sản phẩm mà còn thiếu xây dựng thương hiệu. Thông thường, sản phẩm chỉ gắn với thương hiệu địa phương như vải Bắc Giang, nhãn Hưng Yên… còn thương hiệu cụ thể của sản phẩm, doanh nghiệp thì chưa tới. Do đó có thể tạo ra sự tranh chấp về quyền lợi gắn với thương hiệu, ảnh hưởng tới thương hiệu sản phẩm, thương hiệu địa phương...

Vậy theo ông, cần có giải pháp gì để đẩy mạnh mô hình kết hợp giữa phát triển du lịch gắn với quảng bá và tiêu thụ sản phẩm vùng miền?

Một trong những giải pháp đột phá trong thời gian tới theo tôi là phải có sự ký kết ở cấp cao nhất, có thể giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các tỉnh, thành phố về việc gắn phát triển du lịch với các sản phẩm đặc sản vùng miền kể cả trong tiểu thủ nông nghiệp và nông nghiệp với nhau như một chương trình chính thống, tổng thể nằm trong chương trình xây dựng nông thôn mới, phát triển du lịch.

Để từ đó cấp trung ương chuyển tải xuống các địa phương theo ngành dọc, giúp định vị hoạt động kết nối này trong các hoạt động điều phối chung của cấp có thẩm quyền.

Đồng thời, xây dựng thương hiệu, chuỗi thương hiệu sản phẩm kết nối giữa du lịch và đặc sản cũng là vấn đề cần đặc biệt quan tâm. Cần hình thành kế hoạch rõ ràng về xây dựng thương hiệu sản phẩm, kết nối tiêu thụ để có được sự đầu tư bài bản, chuẩn hóa và bảo vệ thương hiệu trong quá trình phát triển và khai thác thương hiệu trong thời gian tới.

Hình thành hệ thống dịch vụ khép kín từ giới thiệu, cung cấp sản phẩm đến vận chuyển một cách chuyên nghiệp, thuận tiện, đảm bảo giá thành và chất lượng tốt nhất, giúp gia tăng hiệu quả hoạt động du lịch và sản xuất…

Trân trọng cảm ơn ông!

Theo Bnews Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia