Hong Kong báo mở cửa du lịch, lữ hành Việt Nam chưa vội mở tour

Các trở ngại về test COVID-19 tại sân bay Hong Kong, cấp visa cầm chừng, nhà hàng, cửa tiệm mở hạn chế là các lý do khiến công ty du lịch Việt Nam chưa mở lại thị trường này.

Thông cáo báo chí từ Tổng cục Du lịch Hong Kong (Trung Quốc) cho biết từ ngày 14/12, vùng lãnh thổ này cho biết đã gỡ bỏ "mã vàng" với khách du lịch, đồng nghĩa với việc du lịch nơi đây đã mở cửa trở lại.

Tuy nhiên, nhiều đơn vị lữ hành tại Việt Nam cho biết chưa có ý định mở bán tour tới đây do các thay đổi còn dè dặt, chính sách du lịch chưa thực của Hong Kong sự cởi mở.

Chưa mở cửa hoàn toàn

Theo thông báo từ Tổng cục Du lịch Hong Kong, khách du lịch có kết quả âm tính với SARS-CoV-2 không còn bị gắn "mã vàng" trên ứng dụng “Leave Home Safely” (ứng dụng theo dõi sức khỏe, truy vết COVID-19 tại Hong Kong).

Nếu có kết quả test PCR âm tính với COVID-19, khách du lịch sẽ được cấp một mã xanh và được phép đi lại tự do trong thành phố, không còn bị cấm truy cập các quán bar, nhà hàng trong vòng ba ngày đầu sau khi nhập cảnh như trước đây.

Tuy đại diện nhiều doanh nghiệp lữ hành tại Việt Nam xác nhận đã nắm được thông tin này qua các đối tác tại Hong Kong từ trong tháng 11/2022, nhưng chưa thể làm gì hơn ngoài việc nghe ngóng.

Ông Nguyễn Quốc Long, đại diện Công ty du lịch Unitour cho biết: “Hiện nay chúng tôi chưa dám mở lại tour đi Hong Kong khi Hong Kong mới chỉ mới cấp lại visa cho người đi công tác. Thêm vào đó, khách đến sân bay và 3 ngày sau khi nhập cảnh vẫn phải thực hiện xét nghiệm PCR, 5 ngày sau nhập cảnh phải test nhanh. Nếu dương tính buộc phải tự cho chi phí cách ly."

ttxvn-hong-kong-8206.jpg

Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hong Kong, Trung Quốc trong tháng 3/2022. (Ảnh minh họa: THX/TTXVN)

Giám đốc Công ty du lịch MTV Việt Nam - ông Đoàn Ngọc Tùng thông tin hiện nay các nhà hàng, cửa hàng… tại Hong Kong cũng đang mở hạn chế nên chưa nối lại tour.

Cụ thể, chỉ những nơi được chính phủ chỉ định mới được phép đón khách nước ngoài. Việc này sẽ gây ảnh hưởng đến quyết định đi Hong Kong bởi đây vốn là điểm đến du lịch mua sắm.

“Việc hạn chế mở nhà hàng, cửa tiệm sẽ ảnh hưởng chung kế hoạch thăm thú, đi chơi của hành khách. Vì thế, khách Việt Nam sẽ chưa thể tận hưởng đầy đủ, trọn vẹn các dịch vụ ở nhiều nơi. Chưa kể hoạt động du lịch nói chung và ở Hong Kong nói riêng luôn gắn liền với mua sắm,” ông Tùng nhận xét.

Ông Vũ Duy Vũ, Phó giám đốc Saigontourist Travel cũng cho biết chưa có kế hoạch đưa khách đi Hong Kong do vùng lãnh thổ này mới đang mở cửa từng bước chứ chưa hoàn toàn.

“Hong Kong đang mở cửa du lịch từ từ. Họ vẫn yêu cầu khai báo COVID-19 và nhiều thủ tục khác. Giống như Nhật Bản, Hong Kong đang mở theo lộ trình, tức là cho các thương gia, doanh nhân đến trước rồi mở cho khách du lịch sau,” ông Vũ nói.

Quảng cáo

Theo ông, các chính sách mở cửa du lịch một phần và dần dần như hiện nay có thể là hướng thử nghiệm của Hong Kong nói riêng và Trung Quốc nói chung.

"Nhìn chung chính sách phòng COVID-19 tại Trung Quốc vẫn rất chặt chẽ, như trường hợp Thượng Hải vừa mở cửa, phát hiện 2-3 ca nhiễm bệnh là lập tức đóng lại ngay," ông nói thêm.

Chờ đợi động thái mới

Với tình hình đó, các đơn vị lữ hành ở Việt Nam tiếp tục chờ những thông tin thực sự khả quan, gần nhất là dịp Tết Âm lịch. Một số đơn vị cho biết trước mắt sẽ thực hiện các bước thăm dò tình hình từ Hong Kong cũng như đại lục.

Đại diện công ty du lịch MTV Việt Nam - ông Đoàn Ngọc Tùng cho biết đã tạm thời đặt 1-2 tour với hàng không và các đối tác địa phương để khởi hành vào ngày mùng 1 và 2 Tết Âm lịch. Tuy nhiên, doanh nghiệp này cũng chưa đặt cọc vì vẫn phải nghe ngóng và kỳ vọng biến chuyển tích cực sớm đến.

Theo như đánh giá của ông Tùng, phải chờ đến Tết Nguyên đán để có thể đánh giá được thị trường Hong Kong rồi mới triển khai mở tour trở lại.

“Nếu sau Tết Dương lịch Hong Kong mở cửa thật sự thì chúng tôi sẽ bắt đầu mở bán tour Tết Nguyên đán, khi nào ‘chắc ăn’ hoàn toàn thì chúng tôi mới có thể mở seri booking,” ông Đoàn Ngọc Tùng cho biết.

Ông cũng cho hay doanh nghiệp của mình đã lập sẵn kết nối đối tác tại Hong Kong để lên chương trình, báo giá đồng thời đã sẵn sàng cho việc đặt seri booking với các hãng hàng không như Cathay Pacific hay Hong Kong Airline giữa quý 1 năm tới.

Trong thời gian chờ đợi, doanh nghiệp này cũng đang chạy một số quảng cáo để thăm dò mức độ quan tâm, tương tác của khách hàng.

hanh-khach-12122022-26.png

Hành khách làm thủ tục tại sân bay Hongkong. (Ảnh: CTV/Vietnam+)

Ông Vũ Duy Vũ cũng xác nhận hiện nay phía Saigontourist Travel đang chờ đợi và nghe ngóng tình hình của thị trường này từ giờ cho đến Tết Âm lịch.

Ông đánh giá thêm: “Chừng nào Trung Quốc cho phép người dân trong nước ra nước ngoài thì chính sách đón khách du lịch quốc tế mới trở nên khả quan. Có nghĩa là khi đã quản lý được tình hình, nguy cơ lây lan người dân đi nước ngoài và trở về nước thì họ mới có thể kiểm soát được khách từ quốc tế đến.”

Trong thông báo mới nhất từ Tổng cục Du lịch Hong Kong, Tiến sỹ Pang Yiu-kai (Chủ tịch Tổng cục Du lịch Hong Kong) cho biết cơ quan này sẽ có những chương trình kích cầu du lịch trên quy mô lớn và rộng rãi trong tương lai gần.

“Chúng tôi đang làm việc không ngừng và sẽ sớm tung ra các chiến dịch, chương trình để cho thấy sự nóng lòng của Hong Kong trong việc đón du khách nước ngoài trở lại. Các thông tin chi tiết sẽ được thông báo sớm,” ông Pang Yiu-kai hứa hẹn.

Theo Vietnamplus Sao chép

Cùng chuyên mục Thị trường 3

Chỉ số S&P 500 và Nasdaq nối dài chuỗi kỷ lục

Tại thị trường chứng khoán Phố Wall, chỉ số S&P 500 ghi nhận mức đóng cửa cao kỷ lục phiên thứ năm liên tiếp trong phiên 9/7, trong khi chỉ số Nasdaq đóng cửa ở mức cao kỷ lục phiên thứ sáu liên tiếp.

S&P 500 và Nasdaq đồng loạt tăng lên mức cao nhất mọi thời đại sau báo cáo CPI thấp hơn dự kiến Cổ phiếu Nvidia đảo chiều giúp chỉ số Nasdaq thoát khỏi sắc đỏ

Người mua chờ đợi điều gì từ nay đến cuối năm?

Cuối năm 2024, nhiều dự đoán tích cực về thị trường bất động sản đang tạo tâm lý phấn khởi cho người mua nhà. Song, việc “cân đo đong đếm” giữa các yếu tố khiến không ít người người “gác” chuyện mua nhà sang thời điểm cuối năm 2024.

Nhà đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường bất động sản 2,47 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm Chung cư là phân khúc 'nóng' nhất thị trường bất động sản 6 tháng đầu năm

Việt Nam xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất vào Mỹ

Top 5 thị trường xuất khẩu hạt tiêu chủ lực có đến 4 thị trường tăng trưởng mạnh về khối lượng và trị giá, chỉ riêng thị trường Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất là giảm lượng nhập khẩu.

Thêm vụ nghi lừa đảo khi xuất khẩu hồ tiêu và nhân điều sang thị trường Dubai-UAE Diện tích ngày một giảm, đe dọa vị trí nước xuất khẩu hồ tiêu số 1 thế giới của Việt Nam

Nghịch lý ngành phân bón: Sản xuất dư thừa, nhập siêu vẫn tăng mạnh

Năng lực sản xuất ure của 4 nhà máy trong nước là: Phú Mỹ, Cà Mau, Ninh Bình và Hà Bắc khoảng 3 triệu tấn. Nhu cầu ure cho sản xuất nông nghiệp trong nước từ 1,6 – 1,8 triệu tấn/năm. Sản xuất dư thừa doanh nghiệp phải đẩy mạnh xuất khẩu để giảm tồn kho, trong khi đó nhập khẩu ure vẫn tăng.

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau: Cung ứng tối đa nội địa, hướng mạnh xuất khẩu Phân bón Cà Mau ký hợp tác với Tập đoàn Yetak, đẩy mạnh thị phần tại Campuchia