Những nhóm doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc?

Mirae Asset vừa có báo cáo cập nhật triển vọng cổ phiếu hưởng lợi nhờ Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc với một số điểm nhấn chính.

Những nhóm doanh nghiệp nào sẽ được hưởng lợi khi Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc?

Trung Quốc - Nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 2 tại Việt Nam

Cụ thể, vốn FDI đăng ký mới 9 tháng đầu năm 2023 vào Việt Nam tăng mạnh từ mức thấp nhất vào trong năm 2022 lên 10,2 tỷ USD tăng 43,6% so với cùng kỳ. Trong đó, Công nghiệp chế biến, chế tạo và Bất động sản lần lượt chiếm 84,7% và 5,9% vốn FDI đăng ký mới.

Trung Quốc là quốc gia đầu tư nhiều thứ 2 vào Việt Nam với hơn 2,9 tỷ USD. Đứng đầu là Singapore với gần 4 tỷ USD. Các quốc gia khác cũng có mức đầu tư lớn là Nhật Bản 2,9 tỷ USD, Hàn Quốc 2,7 tỷ USD và Mỹ với 0,5 tỷ USD.

Trung Quốc gỡ bỏ hoàn toàn chính sách Zero-Covid từ đầu năm 2023. Điều này kỳ vọng sẽ giúp nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới phục hồi trở lại sau khi GDP ghi nhận mức tăng thấp thứ 2 trong vòng 20 năm với 3% cho năm 2022. Nửa đầu năm 2023, GDP của Trung Quốc đạt 59.303 tỷ nhân dân tệ, tăng 5,5%. Chính phủ Trung Quốc sẽ thực hiện được kế hoạch tăng trưởng GDP cả năm 2023 là 5%.

Mirae Asset nhận xét, trái với tình trạng lạm phát cao đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, Trung Quốc đang ở tình trạng giảm phát khi mức giá tiêu dùng tại Trung Quốc không có sự thay đổi trong tháng 9/2023 và tiếp tục đi ngang ở vùng thấp nhất trong 10 năm. Trung Quốc đang thực hiện đồng thời nhiều gói kích thích kinh tế trong năm 2023 để tiếp tục phục hồi nhu cầu tiêu dùng trong nước, cũng như thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

screenshot-2023-12-14-112054-9190.png

Trung Quốc vẫn luôn chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với 57,7 tỷ USD trong năm 2022 chỉ xếp sau Hoa Kỳ với 109 tỷ USD. Nếu tính từ năm 2008, khi Việt Nam và Trung Quốc trở thành đối tác chiến lược toàn diện thì giá trị xuất khẩu tăng gần 12 lần trong 14 năm vừa qua.

Quảng cáo

Điện thoại, máy vi tính và linh kiện luôn dẫn đầu về tổng giá trị xuất sang Trung Quốc. Năm 2022, đạt 11,9 tỷ USD giá trị xuất khẩu máy vi tính và linh kiện và 16,3 tỷ USD về điện thoại và linh kiện. Theo sau, các nhóm ngành về nông sản và dệt may cũng chiếm tỷ trọng lớn về xuất khẩu.

screenshot-2023-12-14-112140-608.png

5 nhóm ngành hưởng lợi nhờ Việt Nam thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc

Theo đánh giá của Mirae Asset, sẽ có 5 nhóm ngành hưởng lợi nhờ thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc.

Thứ nhất, là hàng không. Năm 2019, Việt Nam đón hơn 18 triệu lượt khách quốc tế. Trong đó lượng khách Trung Quốc chiếm 32,2% (5,8 triệu lượt). Còn trong 2 năm dịch tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh, 2021 (157 ngàn lượt); 2022 (3,6 triệu lượt). Riêng Trung Quốc năm 2021, tổng lượng khách tới Việt Nam thấp nhất trong 10 năm ở mức 57.000 lượt.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm nay lượng khách quốc tế đến VN đạt gần 9 triệu lượt và riêng khách Trung Quốc đạt hơn 1,1 triệu lượt. Cho thấy khách Trung Quốc đang dần hồi phục. Bên cạnh đó, Trung Quốc dự kiến sẽ có thêm 1 hãng bay tới Việt Nam giúp cho lượng khách sẽ tăng mạnh trong thời gian tới.

Nhóm thứ hai là ngành cao su: Năm 2022, Trung Quốc tiếp tục là thị trường đứng đầu về tiêu thụ cao su của Việt Nam, chiếm 74,62% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với 1,6 triệu tấn, trị giá 2,4 tỷ USD. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 80,88% về lượng và chiếm 80,41% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước, đạt 156,34 nghìn tấn (+4,6% YoY), trị giá 202,44 triệu USD (-2,7% YoY)

Nhóm thứ ba là ngành Sợi dệt: Tổng kim ngạch xuất khẩu Sợi dệt của Việt Nam sang Trung Quốc chiếm 3,7% tổng giá trị xuất khẩu năm 2022 đạt 2,1 tỷ USD. Trong 7 tháng đầu năm 2023 kim ngạch xuất khẩu mảng nay mang về hơn 1,2 tỷ USD tăng 15% so với 6 tháng đầu năm.

Nhóm thứ tư là ngành khu công nghiệp: Trung Quốc luôn là quốc gia đứng đầu trong lượng vốn đầu tư vào Việt Nam. Cụ thể, vốn đăng ký từ Trung Quốc vào Việt Nam năm 2020 là 2,46 tỷ USD và năm 2021 là 2,92 tỷ USD. Trong đó, năm 2022 đạt 2,5 tỷ USD chiếm hơn 9% tổng lượng vốn đăng ký. Trong 9 tháng đầu năm 2023, Trung quốc là quốc gia đầu tư nhiều thứ 2 vào Việt Nam với hơn 2,9 tỷ USD.

Cuối cùng là ngành thủy sản. Năm 2022, Sản lượng cá tra xuất khẩu đạt 2,5 tỷ USD chiếm 22.7% tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia có sản lượng nhập khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam đạt hơn 672 triệu USD chiếm 27,5% tổng giá trị xuất khẩu của sản phảm này. 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cá tra phile đạt 290 triệu USD (-34% YoY) chiếm gần 67% tổng tỷ trọng. Tuy nhiên với kỳ vọng nhu cầu tại Trung quốc dần hồi phục vào cuối năm sẽ giúp cho sản lượng tiêu thụ mặt hàng này dần được cải thiện.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Kinh tế - Đầu tư

Goldman Sachs: Mỹ cần thúc đẩy mạnh mẽ nguồn cung dầu trong năm 2025

Ngày 25/7, tập đoàn tài chính Goldman Sachs cho rằng bất kỳ ai giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào tháng 11/2024 sẽ cần thúc đẩy đáng kể nguồn cung dầu nội địa vào năm tới.

Châu Âu đối mặt với "cú sốc lớn" do thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga Nguồn cung dầu thế giới gặp khó khi ngành khai thác nội địa Mỹ suy giảm mạnh

ADB: Khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự đoán các nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á và Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng dương trong các năm 2024 và 2025, với lạm phát ở mức vừa phải.

Kinh tế châu Âu tăng trưởng vững vàng bất ngờ bất chấp cú sốc năng lượng toàn cầu Trật tự mới của kinh tế châu Âu hậu khủng hoảng năng lượng toàn cầu

Chuyển động thị trường: Nhà đầu tư châu Á chờ các số liệu kinh tế chủ chốt của Mỹ

Giá vàng tăng trong phiên 24/7 tại châu Á, khi các nhà đầu tư chờ số liệu kinh tế của Mỹ, còn giá dầu chấm dứt ba phiên giảm liên tiếp. Trong khi đó, các thị trường chứng khoán chịu sức ép đi xuống.

Chuyển động thị trường: Giá vàng có thể sẽ tăng lên 2.700-3.000 USD/ounce Chuyển động thị trường: Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi phiên tăng cao kỷ lục

Vì sao không thí điểm giao tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài làm điện gió?

Bộ Công Thương cho biết chưa giao tư nhân, nhà đầu tư nước ngoài thí điểm dự án điện gió ngoài khơi do chưa đánh giá hết được các vấn đề quốc phòng, an ninh và giá điện.

Bộ Công Thương "thúc" phát điện từ các nhà máy điện gió lên hệ thống 3 lần rao bán bất thành, Agribank hạ giá khoản nợ nghìn tỷ của chủ Nhà máy điện gió Phong điện 1

Thị trường thế giới biến động sau việc ông Biden rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Sau quyết định rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng của Tổng thống Joe Biden, các nhà đầu tư tìm đến vàng như là kênh đầu tư an toàn trong bối cảnh thị trường và chính trị bất ổn.

Chuyển động thị trường: Giá vàng có thể sẽ tăng lên 2.700-3.000 USD/ounce Chuyển động thị trường: Chứng khoán Mỹ chấm dứt chuỗi phiên tăng cao kỷ lục

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính đề xuất mức lệ phí trước bạ ô tô trong nước vào tháng 7/2024

Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính nghiên cứu tác động, hoàn thiện, đề xuất Chính phủ nghị định về mức thu lệ phí trước bạ với ô tô trong nước tháng vào tháng 7/2024

Chi tiết 36 khoản phí, lệ phí giảm cho người dân, doanh nghiệp từ 1/7 Giảm 50% lệ phí trước bạ với ô tô trong nước

Hãng hàng không tốp đầu châu Á dự định mở thêm đường bay đến châu Âu

ANA vừa công bố chiến lược tăng cường thêm các chuyến bay đến châu Âu từ 5 tuyến lên 9 tuyến, tương đương mức tăng 30% năng lực vận chuyển hành khách từ quốc gia Đông Bắc Á này đến châu Âu.

Lượng khách của ngành hàng không Hàn Quốc đạt mức cao kỷ lục Hai hãng hàng không Anh đối mặt nguy cơ bồi thường hơn 120 triệu USD

5 phương án để kết nối giao thông 2 sân bay lớn nhất Việt Nam

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đang lấy ý kiến của một số cơ quan, đơn vị và địa phương liên quan về báo cáo tổng thể kết nối giao thông giữa sân Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành do Viện Chiến lược và phát triển GTVT thực hiện.

ACV lên kế hoạch lãi kỷ lục 9.400 tỷ đồng, dồn lực đầu tư sân bay Long Thành Bất động sản địa phương nào hưởng lợi nhất khi sân bay Long Thành vào hoạt động?

Giá vàng xác lập mức cao kỷ lục mới trong chiều 17/7

Giá vàng đạt mức cao kỷ lục tại châu Á chiều 17/7, khi kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất của Mỹ vào tháng Chín tăng lên sau những bình luận gần đây của các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed).

Chuyển động thị trường: Bất ổn chính trị tác động đến thị trường tài chính và hàng hóa châu Á Mừng hụt với Ngân hàng, thị trường vẫn còn một số cổ phiếu dò đáy