Châu Âu đối mặt với "cú sốc lớn" do thiếu nguồn cung dầu mỏ từ Nga

Ngày 31/10, Giám đốc điều hành của Eni, tập đoàn năng lượng quốc doanh khổng lồ của Italy, cảnh báo rằng châu Âu sẽ phải phụ thuộc vào nguồn dầu thô từ Mỹ trong năm tới để bù đắp cho nguồn cung bị mất từ Nga.

Liên minh châu Âu (EU) dự kiến cấm nhập khẩu dầu thô của Nga, được vận chuyển bằng đường biển, từ ngày 5/12 và các sản phẩm tinh chế vào tháng 2/2023, khi tìm cách trừng phạt Nga vì cuộc xung đột với Ukraine. Giám đốc Descalzi dự báo rằng lượng dầu thô nhập khẩu của EU có thể sẽ giảm 2 triệu thùng/ngày.

Phát biểu tại hội nghị dầu khí Adipec ở Abu Dhabi, ông Descalzi nói: “Đó sẽ là một cú sốc lớn. Và châu Âu chỉ có thể hy vọng vào nguồn cung bổ sung từ Mỹ", do ở những nơi khác, triển vọng tăng nguồn cung là rất thấp, với nhiều nhà sản xuất đang vật lộn để duy trì mức sản lượng của họ và các nhà đầu tư phương Tây không muốn đổ tiền vào các dự án mới.

Ngay cả ở Mỹ, năm nay các công ty khai thác dầu đá phiến cũng chỉ tăng sản lượng một cách chậm chạp, mặc dù giá dầu thô đã tăng khoảng 20%. Hầu hết các công ty này đã ưu tiên tăng các khoản chi trả cho các cổ đông thay vì khai thác thêm dầu, khiến Tổng thống Mỹ Joe Biden, người đang cố gắng tìm cách hạ giá xăng dầu trước cuộc bầu cử giữa kỳ vào tháng tới, rất bực mình.

Quảng cáo

Ông Descalzi nhận xét đây là một thị trường dầu "rất khan hiếm. Không có các dự án mới. Thật không dễ dàng để đầu tư khi tình huống không rõ ràng". Các nhà hoạch định chính sách, đặc biệt là ở châu Âu, không quan tâm đến việc hỗ trợ các khoản đầu tư lớn vào nhiên liệu hóa thạch.

Tuy nhiên, nhu cầu bị hạn chế do viễn cảnh suy thoái toàn cầu và chính sách ngăn chặn COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc. Điều đó có nghĩa là giá dầu thô vẫn ở mức 90 USD/thùng, trừ khi có một cuộc suy thoái nghiêm trọng.

Giám đốc của Eni cũng cho rằng, việc giảm giá khí đốt tự nhiên tại châu Âu trong những tháng gần đây có thể không kéo dài. Châu Âu đã cố gắng xây dựng lại kho dự trữ của mình nhanh hơn dự kiến kể từ mùa Đông năm ngoái. Điều đó cùng với thời tiết ấm áp của mùa Thu đã khiến giá giao ngay giảm gần 70% kể từ tháng Tám. Tuy nhiên, việc dự trữ hàng cho mùa Đông tới - có thể không có nguồn cung cấp nào từ Nga, vốn đã cắt giảm nguồn cung khí đốt bằng đường ống sang châu Âu - sẽ khó khăn hơn.

Về sự giảm giá khí đốt trong ngắn hạn, ông Descalzi nói: "Đó là một tình huống tạm thời. Chúng tôi gặp vấn đề vào năm 2023 vì năm 2023 chúng tôi không có khí đốt của Nga. Điều cần thiết đối với châu Âu là tăng khả năng tái khí hóa để có thể nhập khẩu nhiều khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) hơn. Chúng tôi phải bù đắp nguồn khí đốt nhập khẩu qua các đường ống đã mất”.

Theo ông Descalzi, Algeria là một quốc gia có thể tăng cường xuất khẩu khí đốt bằng đường ống sang châu Âu và bù đắp một phần việc thiếu nguồn cung từ nhà sản xuất khí đốt Gazprom. Ông nói: “Chúng tôi sẽ tăng gấp đôi sản lượng từ Algeria sang Italy. Algeria thực tế đang thay thế vai trò của Gazprom đối với Italy".

Theo Báo Tin tức Sao chép

Cùng chuyên mục Thế giới

WB dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2025

Ngày 16/1, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ duy trì ổn định trong năm 2025 và 2026, nhưng ở mức thấp kỷ lục trong những năm gần đây, đặc biệt là các nước đang phát triển.

Thông tin từ hai nền kinh tế lớn nhất thế giới đè nặng lên chứng khoán châu Á Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Các nền kinh tế châu Á sẽ là động lực chính thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu

Ấn Độ được dự báo sẽ thay thế Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới vào năm 2025 với GDP vượt mốc 5.000 tỷ USD và sẽ vượt Đức để trở thành nền kinh tế lớn thứ ba thế giới vào năm 2029.

Đồng NDT và các đồng tiền châu Á khác đối mặt nhiều áp lực trong năm 2025 Những yếu tố sẽ chi phối chứng khoán châu Á trong năm 2025

Sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua

Số vụ phá sản doanh nghiệp tại Đức và Pháp đều tăng kỷ lục, dự trữ khí đốt của châu Âu giảm với tốc độ nhanh nhất trong vòng 5 năm qua... là một số sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Điểm lại sự kiện kinh tế thế giới nổi bật tuần qua Sự kiện “Thiên Nga đen” có thể là rủi ro lớn nhất đối với thị trường chứng khoán năm 2025

Sự sụp đổ của các cửa hàng miễn thuế Hàn Quốc: Nguyên nhân và ảnh hưởng

Cửa hàng miễn thuế Shinsegae Duty Free tại Busan đóng cửa, đánh dấu sự bắt đầu của cuộc suy giảm trong ngành công nghiệp này. Nguyên nhân do dịch COVID-19, tỷ giá hối đoái cao và thay đổi nhu cầu mua sắm của khách du lịch

Chứng khoán Hàn Quốc giảm mạnh do bất ổn chính trị Đồng won Hàn Quốc chạm “đáy” 15 năm

Fed vẫn thận trọng trước rủi ro lạm phát

Ngày 9/1, Thống đốc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) Michelle Bowman cho biết, bà vẫn thấy những rủi ro lạm phát kéo dài và các nhà hoạch định chính sách cần thận trọng khi tiếp tục cắt giảm lãi suất.

Lạm phát tiếp tục vượt mục tiêu của Ngân hàng trung ương Nhật Bản Số liệu lạm phát giúp chứng khoán Mỹ thu hẹp đà giảm trong tuần

Goldman Sachs: Mỹ có thể sẽ chỉ áp thuế 20% đối với hầu hết hàng nhập khẩu từ Trung Quốc

Nhà kinh tế trưởng Jan Hatzius của Goldman Sachs cho rằng Tổng thống Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Goldman Sachs: Đề xuất thuế của ông Donald Trump có thể làm đồng euro giảm 10% Goldman Sachs dự đoán giá vàng đạt đỉnh 3.000 USD/ounce trong năm 2025

Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu

Thuế nhập khẩu tạm thời của Trung Quốc, thấp hơn mức thuế suất tối huệ quốc, sẽ được áp dụng cho 935 mặt hàng, trong khuôn khổ kế hoạch điều chỉnh thuế quan hằng năm.

Lần đầu tiên trong lịch sử, doanh số bán xe điện sắp vượt xe xăng, Trung Quốc trở thành thị trường nóng nhất Trung Quốc gia hạn thỏa thuận hoán đổi tiền tệ với Nigeria