Tỷ trọng cổ phiếu tài chính và bất động sản trên sàn chứng khoán Việt Nam vượt trội các thị trường hàng đầu thế giới

Cổ phiếu tài chính và bất động sản chiếm tỷ trọng áp đảo các nhóm ngành khác cho thấy sự mất cân bằng trong cơ cấu thị trường chứng khoán Việt Nam.

Tỷ trọng cổ phiếu tài chính và bất động sản trên sàn chứng khoán Việt Nam vượt trội các thị trường hàng đầu thế giới

Những năm qua, chứng khoán Mỹ có lẽ là đối tượng bị nhà đầu tư đem ra so sánh nhiều nhất với thị trường trong nước. DowJones, S&P 500, Nasdaq cứ lần lượt vượt hết đỉnh này đến đỉnh khác khiến các “chứng sỹ” tại Việt Nam không khỏi “chạnh lòng” khi nhìn lại VN-Index. Dù mọi sự so sánh đều khập khiễng nhưng không thể phủ nhận đang tồn tại những khác biệt khiến chứng khoán Việt Nam không thể “đu theo trend” của thị trường bên nửa kia bán cầu.

screenshot-2023-12-14-at-002106-1027.png
VN-Index "đứng im" sau 16 năm trong khi S&P 500 tăng bằng lần

Một trong những yếu tố mang tính trọng yếu là sự mất cân bằng về cơ cấu của chứng khoán Việt Nam. Theo dữ liệu từ Bloomberg, nhóm cổ phiếu tài chính và bất động sản (theo hệ thống phân ngành GICS) trên TTCK Việt Nam chiếm tổng tỷ trọng đến hơn 57% vốn hóa. Con số này cao hơn nhiều so với các thị trường trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc,… Nếu so với các thị trường hàng đầu trên thế giới, tỷ trọng này của Việt Nam thậm chí còn vượt trội hơn.

screenshot-2023-12-13-at-105824-5379.png

Tài chính và bất động sản vốn là các nhóm ngành có tính chu kỳ cao, phục thuộc nhiều vào tăng trưởng tín dụng. Nhà đầu tư thường chỉ chấp nhận mức định giá P/E khá thấp cho các cổ phiếu nhóm này. Với tỷ trọng lớn, đây là một trong những yếu tố chính khiến định giá của VN-Index duy trì ở mức thấp trong nhiều năm nhưng lại không thật sự hấp dẫn dòng tiền.

Quảng cáo

Bởi, những nhóm ngành thu hút sự quan tâm lớn của khối ngoại và thường được nhà đầu tư chấp nhận mức định giá cao như như công nghệ, y tế, dược phẩm, bán lẻ, tiện ích,… lại chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ với số lượng cổ phiếu khiêm tốn. Điều này trở thành rào cản khiến TTCK Việt Nam khó thu hút dòng vốn ngoại và thiếu động lực cho uptrend thực sự dài hạn.

Thực tế, quy mô giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã tăng vượt bậc những năm gần đây nhưng thanh khoản chủ yếu vẫn tập trung trên những cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản quen mặt. Minh chứng là việc đa phần cổ phiếu các nhóm này đều có lượng giao dịch lớn hàng ngày vào loại hàng đầu sàn chứng khoán.

Dòng tiền chủ yếu mang tính ngắn hạn khiến VN-Index khó đi lên bền vững, vốn hóa thị trường cũng chưa thể bứt phá rõ rệt. Theo số liệu từ Bloomberg, tỷ lệ giá trị giao dịch/vốn hóa bình quân phiên trên HoSE trong 6 tháng trở lại đây đã xấp xỉ 0,3%. Con số này cao hơn khá nhiều so với đa phần các thị trường phát triển như Mỹ, Anh, Đức,… với đầy đủ các sản phẩm và giao dịch T0 được áp dụng từ lâu. Điều này phần nào cho thấy mức độ đầu cơ rất cao trên TTCK Việt Nam.

screenshot-2023-10-02-at-165227-3997.png

Sự mất cân bằng kéo dài nhiều năm qua có một phần nguyên nhân do hoạt động thoái vốn, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước diễn ra ảm đạm. Bên cạnh đó, số lượng các doanh nghiệp khối tư nhân có khả năng tạo ra sức ảnh hưởng lớn sẵn sàng lên sàn cũng không còn nhiều. Sau các giai đoạn bùng nổ hoạt động niêm yết mới 2007-08 và 2016-18, thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhiều năm không có “bom tấn” nào thực sự.

Thiếu hàng hóa mới, việc đa dạng các sản phẩm đầu tư trở nên khó khăn. Danh mục của các quỹ đầu tư chủ động lớn đều là những gương mặt quen thuộc. Các bộ chỉ số tham chiếu cho các quỹ ETF cũng “na ná” nhau với cơ cấu chủ yếu gồm cổ phiếu ngân hàng, chứng khoán, bất động sản. Nhà đầu tư gần như không có lựa chọn khác, các mô hình quản lý tài sản gặp thách thức trong việc phát triển dù được đánh giá có tiềm năng lớn.

GICS (Global industry classification standard) là 1 trong 2 hệ thống phân ngành được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới. GICS được Morgan Stanley Capital và S&P phát triển và đưa vào ứng dụng từ năm 1999 với 10 nhóm ngành lớn, 24 nhóm ngành, 68 ngành và 154 phân ngành nhỏ (phiên bản 2010). Hiện tại, GICS là sự lựa chọn đối với hơn 200 tổ chức trên toàn thế giới trong đó có các hãnh tin lớn như: Bloomberg, Thomson Reuteurs, Morning Star….và được sử dụng để phân ngành tại hơn 90 quốc gia với cơ sở dữ liệu có trên 40.000 công ty và hơn 45.000 mã chứng khoán.

Theo markettimes.vn Sao chép

Cùng chuyên mục Chứng khoán

Trái chiều dự báo diễn biến thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang trải qua giai đoạn biến động với những dự báo trái chiều từ các công ty chứng khoán hàng đầu. Trong khi một số chuyên gia lạc quan về triển vọng tăng trưởng của VN-Index, một số khác lại cảnh báo về khả năng thị trường

Tác động trái chiều tới dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025 Chứng khoán châu Á đi lên khi Mỹ trì hoãn thuế quan

Chứng khoán châu Á đi lên khi Mỹ trì hoãn thuế quan

Các thị trường chứng khoán châu Á phần lớn tăng điểm vào ngày 14/2, sau thông tin rằng Mỹ sẽ chưa thực hiện các biện pháp thuế quan đối ứng cho đến tháng 4/2025 và mở ra cơ hội cho các cuộc đàm phán.

Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước đòn thuế quan mới nhất của Mỹ Chứng khoán châu Á lao đao trước lo ngại về chính sách thuế quan

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm chiều 12/2

Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều tăng điểm trong phiên giao dịch chiều 12/2, khi các nhà giao dịch không quá lo ngại trước cảnh báo của Fed rằng cơ quan này chưa vội cắt giảm lãi suất.

Giá vàng châu Á hướng đến tuần tăng thứ sáu liên tiếp Thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trước đòn thuế quan mới nhất của Mỹ

Chính sách thuế mới của ông Trump khiến chứng khoán Ấn Độ "bốc hơi" gần 200 tỷ USD

Thị trường chứng khoán Ấn Độ đã giảm khoảng 3% trong năm phiên giao dịch gần nhất, trong bối cảnh những lo ngại về chính sách thương mại của Mỹ đã ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý thị trường.

Chứng khoán toàn cầu khởi sắc trong phiên đầu tuần Chứng khoán Trung Quốc dứt chuỗi ba phiên tăng điểm liên tiếp

Tác động trái chiều tới dòng vốn ngoại trên thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2025

Tháng 1/2025, dòng tiền đầu tư toàn cầu giải ngân mạnh vào các quỹ cổ phiếu và trái phiếu, đặc biệt là tại thị trường Mỹ. Trong khi đó, thị trường Việt Nam vẫn tiếp tục chứng kiến đà rút ròng của khối ngoại. Theo nhận định của SSI Research, trong những th

Tài khoản chứng khoán mở mới giảm mạnh trong tháng đầu tiên năm 2025 Pyn Elite Fund dự phóng lợi nhuận của một công ty chứng khoán tăng mạnh trong 3 năm tới

Tăng giảm đan xen trên Phố Wall trước nhiều bất ổn thị trường

Phiên 11/2, chứng khoán Mỹ diễn biến trái chiều, khi đà tăng của giá cổ phiếu Coca-Cola và Apple bù đắp cho sự sụt giảm của Tesla. Giới đầu tư cũng đang phân tích những bình luận của Chủ tịch Fed.

Phố Wall ghi nhận tuần tăng điểm thứ hai liên tiếp Sau màn "chào sân" của DeepSeek, chỉ số Nasdaq dẫn đầu đà tăng trên Phố Wall

Việt Nam hướng tới mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, nhóm cổ phiếu nào được kỳ vọng hưởng lợi?

Chuyên gia dự báo xu hướng tăng trưởng mạnh sẽ rơi vào nửa cuối năm, có thể là sau quý II. Giai đoạn tăng tốc tín dụng sau quý II sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ các ngành nghề, nền kinh tế phục hồi mạnh mẽ.

Tăng trưởng GDP Việt Nam 2025: Nắm bắt những cơ hội "GDP tăng 8%, tín dụng phải tăng 16%, còn GDP đến 10% thì tăng trưởng tín dụng cần ở mức 18-20%"

Ngân hàng "lội ngược dòng", thị trường đóng cửa cao nhất phiên

Sau một phiên bộc lộ tâm lý bất ổn, thị trường chứng khoán Việt Nam đã gỡ được một nửa số điểm đánh rơi. Các cổ phiếu Ngân hàng đã kết hợp cùng với một số Bluechips để kéo VN-Index đóng cửa cao nhất phiên.

Thị trường sẽ rung lắc thế nào sau 3 tuần tăng liên tiếp? Thanh khoản tăng vọt, cổ phiếu ngành Thép biến động kém tích cực

Chứng khoán Trung Quốc dứt chuỗi ba phiên tăng điểm liên tiếp

Phần lớn các TTCK châu Á giảm điểm phiên 11/2, khi các nhà giao dịch đang lo lắng theo dõi động thái tiếp theo của Tổng thống Mỹ, sau khi ông ký quyết định áp thuế đối với thép và nhôm nhập khẩu.

Pyn Elite Fund dự phóng lợi nhuận của một công ty chứng khoán tăng mạnh trong 3 năm tới Chứng khoán châu Á lao đao trước lo ngại về chính sách thuế quan